Nhiều người quan niệm “bệnh hay quên ở người già là điều bình thường, không cần chữa trị”. Đó là một quan niệm sai lầm và gây ra những hệ lụy sau này. Bởi nếu đi sâu vào những câu hỏi: Bệnh hay quên ở người già do đâu? Lão hóa thần kinh có thể phục hồi được không? Hay liệu bệnh hay quên ở người già có tự khỏi? Chúng ta sẽ thấy được sự nguy hiểm của căn bệnh này.
Ảnh minh họa: Bệnh hay quên ở người già có tự khỏi?
Mục lục
Bệnh hay quên ở người già do đâu?
Có thể thấy nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh hay quên ở người già là do lão hóa thần kinh. Theo mức độ già đi của cơ thể, các quá trình teo và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Trong khoảng thời gian từ 20-80 tuổi, trọng lượng của não giảm 10 – 20% làm cho não bị teo dần, có thể thấy rõ nhất tại các vùng trán, đỉnh và thái dương. Khối lượng não bị giảm đi phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít và teo đi, có thể giảm tới 50% ở một số khu vực của não, đặc biệt ở vỏ não. Các nghiên cứu cho thấy ở nhóm người trên 65 tuổi chỉ còn khoảng 20 – 40% là còn duy trì được một khả năng trí nhớ, nhận thức linh hoạt và chính xác, phần lớn họ đều có ít nhiều sút giảm trí nhớ chủ quan khi so với 5 – 10 năm trước đó.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh hay quên ở người già
Lão hóa thần kinh có phục hồi hoàn toàn được không?
Như vậy, quá trình lão hóa thần kinh gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người già. Chúng ta có thể khẳng định não bộ không thể phục hồi toàn vẹn như tuổi 20 bằng các liệu pháp y tế. Với những trường hợp hay quên, đãng trí ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể đưa ra biện pháp tăng cường trí nhớ và làm giảm những ảnh hưởng xấu của thoái hóa não gây ra, đồng thời ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ ở người già. Tuy nhiên, khi bệnh hay quên ở người già đã trở thành một bệnh lý thì não bộ rất khó có thể trở lại như bình thường. Trong đó nặng nề nhất là bệnh Alzheimer vì nó sẽ từng bước đưa bệnh nhân vào giai đoạn sa sút bất hồi phục. Bệnh nhân dần mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết.
Liệu bệnh hay quên ở người già có tự khỏi
Nếu có phương pháp điều trị kịp thời và biện pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả, bệnh hay quên ở người già có thể được ngăn chặn và cải thiện. Còn theo quan niệm: “người lớn tuổi hay quên, đãng trí là điều bình thường, không cần chữa trị” thì không những bệnh hay quên ở người già không khỏi mà còn có nguy cơ đối mặt với những căn bệnh teo não, alzheimer, mất trí nhớ… vô cùng nguy hiểm sau này.
Tùy vào nguyên nhân, diễn tiến của tình trạng hay quên, đãng trí mà chúng ta có phương pháp chăm sóc não bộ. Dưới đây là một số phương pháp trị bệnh hay quên ở người già:
Chế độ sinh hoạt:
- Thường xuyên rèn luyện thân thể với những động tác vừa sức như đi bộ, tập dưỡng sinh, yoga, thậm chí cả bơi lội. Chính vận động cơ thể đúng đắn sẽ điều hòa, tăng cường hiệu lực hoạt động của hệ thần kinh.
- Không nên làm việc trí óc liên tục 2-3 giờ liền. Trong khoảng thời gian ấy người già có thể thư giãn hoặc làm công việc khác vừa vận động cơ thể nhẹ nhàng vừa hít thở không khí để tư duy và trí nhớ được nghỉ ngơi (ví dụ như tưới hoa, chăm sóc cây cảnh, nuôi chim…)
- Giảm bớt áp lực nên não bằng cách ghi chép những việc cần làm vào sổ tay, lịch để bàn để khi cần chỉ xem là nhớ lại.
- Rèn luyện trí não là một trong những cách thức có thể cải thiện trí nhớ. Người già nên thường xuyên đọc báo, xem tivi, chơi cờ tường, học đàn… và tham gia các hoạt động kết nối xã hội để đầu óc minh mẫn, năng động hơn.
- Ngủ đủ giấc, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, tránh stress, căng thẳng.
Chế độ dinh dưỡng:
- Không nên ăn uống quá kiêng khem cũng như không nên ăn uống quá thừa năng lượng. Giữ hệ tiêu hóa ổn định, răng miệng tốt để cơ thể không bị chán ăn, kém hấp thu.
- Hạn chế ăn đồ ngọt như kẹo, đường, thay vào đó là đường fructoze có trong các loại hoa quả như cam, táo, lê…
- Chuyển dùng chất béo dạng mỡ động vật sang dầu thực vật.
- Ăn nhiều rau cải tươi, trái cây chín. Đặc biệt, khẩu phần ăn hàng ngày phải có đầy đủ chất đạm (thí dụ: thịt, cá, trứng, sữa hoặc các loại đậu), vì nếu thiếu chất đạm cơ thể không đủ nguyên liệu để tái tạo các chất cần cho hoạt động thần kinh.
Tóm lại, bệnh hay quên ở người già có thể được cải thiện nếu biết cách chăm sóc và điều trị kịp thời. Bởi khi về già các chức năng sinh lý của cơ thể như tiêu hóa, tim mạch, răng xương…đều trở nên suy yếu, tác động trực tiếp, gián tiếp không nhỏ đến não bộ của chúng ta. Vì vậy, ngay từ bây giờ hãy giữ cho bộ não khỏe mạnh và sáng suốt nhé!
Xem thêm: Bệnh hay quên ở người trẻ tuổi có nguy hiểm không?
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn