Các loại thuốc điều trị đột quỵ não

Đột quỵ não nếu không được cấp cứu điều trị kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao, đứng thứ 2 sau tim mạch. Chính vì vậy các loại thuốc dùng trong điều trị đột quỵ não được rất nhiều người và bệnh nhân quan tâm. Có 3 nhóm thuốc đáng lưu ý trong điều trị đột quỵ não là nhóm chống đông máu, nhóm chống tập kết tiểu cầu và nhóm bảo vệ tế bào thần kinh.

Các loại thuốc điều trị đột quỵ não 1

Nhóm thuốc chống đông máu

Là nhóm thuốc làm giảm sự tạo thành thrombin và giảm cục máu đông giàu fibrin trong đột quỵ cấp tính:

Heparin: Thuốc chống đông máu được dùng để dự phòng các bệnh tim mạch, ngăn ngừa hình thành cục máu đông, giảm nguy cơ tắc mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não. Trong thực tế điều trị hiện nay có 2 loại heparin: heparin thường (trọng lượng phân tử trung bình 12.000 – 15.000) và heparin trọng lượng phân tử thấp (trọng lượng trung bình 5.000). Heparin không hấp thu qua đường uống và bị phân hủy ở đường tiêu hóa. Do vậy các heparin phải tiêm dưới da, tiêm tĩnh mạch, không tiêm bắp.

Thuốc kháng vitamin K: Là chất chống đông máu tổng hợp, dẫn xuất của coumarin (Coumadin, Sintrom) và indandion (Pindione, Prerviscan). Thuốc chống đông máu đường uống, thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa nhưng tác động chậm, chỉ có tác động sau khi uống 48 – 120 giờ.

Xem thêm: “Có hay không loại thuốc chuống đột quỵ?”

Các thuốc chống kết tập tiểu cầu

Nhóm thuốc này có tác dụng chống kết tập tiểu cầu và bảo vệ tế bào thần kinh. Là thuốc cơ bản để điều trị dự phòng và điều trị tắc mạch:

Aspirin: với các bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu cao (tiền sử đột quỵ, nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch ngoại vi, đái tháo đường), dùng aspirin giảm được nguy cơ xảy ra đột quỵ não và tim xấp xỉ 19%. Với các bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não trước đó, dùng aspirin giảm được  xấp xỉ 19-23% đột quỵ tái phát trong 3 năm (placebo là 13%). Tác dụng không mong muốn chủ yếu của aspirin là gây biến chứng chảy máu đường tiêu hóa (0,5%/năm).

Dypiridamol: giảm nguy cơ đột quỵ ở các bệnh nhân có tiền sử gia đình có nguy cơ mạch máu khoảng 10% và ở các bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ trước đó xấp xỉ 13%. Dypiridamol không gây biến chứng chảy máu tiêu hóa nhưng gây đau đầu (xấp xỉ 8%), trong một số trường hợp, người bệnh không tiếp tục điều trị thuốc này được.

Aggrenox: Là thuốc kết hợp aspirin + dypiridamol làm giảm tác dụng không mong muốn của aspirin và tăng hiệu quả điều trị dự phòng gấp 2 lần dùng aspirin đơn độc (xấp xỉ 37%). Nghiên cứu dự phòng đột quỵ châu Âu (ESPS-2) cho rằng phác đồ kết hợp giữa aspirin và dypiridamol là sự lựa chọn dược lý hứa hẹn để giảm nguy cơ tái phát đột quỵ.

Clopidogrel: Clopidogrel làm giảm có ý nghĩa nguy cơ tái phát đột quỵ ở các bệnh nhân có tiền sử thiếu máu não thoảng qua hoặc đột quỵ thiếu máu não cục bộ trước đây đạt xấp xỉ 30% và ít gây biến chứng chảy máu tiêu hóa so với aspirin.

Xem thêm: “Cách chăm sóc bệnh nhân đột quỵ não”

Thuốc bảo vệ tế bào thần kinh

Đây là nhóm thuốc có tác dụng kéo dài cửa sổ điều trị giúp cho quá trình dinh dưỡng, chuyển hóa, hồi phục các tế bào thần kinh ở vùng bán ảnh tốt hơn. Một số loại thuốc bao gồm:

  • Nguồn gốc hoá học như duxil, nootropin, cavinton, stugeron.
  • Thuốc có nguồn gốc thực vật:  tanakan, gingko biloba…
  • Thuốc thuộc nhóm citicolin giúp tái tạo tế bào thần kinh thông qua việc tổng hợp photpholipid màng tế bào và tổng hợp acetylcholin (là chất tăng dẫn truyền thần kinh).
  • Chất có nguồn gốc sinh học để tăng trưởng và dinh dưỡng tế bào thần kinh (như Cerebrolysin) có tác dụng tương tự như yếu tố tăng trưởng thần kinh được chỉ định trong các giai đoạn của thiếu máu não cục bộ và chấn thương sọ não càng sớm càng tốt.

Để sử dụng các loại thuốc, người bị đột quỵ não cần được khám chuẩn đoán và dựa trên các chuẩn đoán, kết quả xét nghiệm y bác sĩ sẽ tiến hành lập phác đồ điều trị từ đó chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp nhất.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
Loading...