Chớ coi thường bệnh suy giảm trí nhớ!
Bệnh suy giảm trí nhớ sẽ trở lên nguy hiểm nếu chúng ta không biết quan tâm và chăm sóc tốt cho bộ não của mình. Bởi nhiều người chủ quan mà không biết rằng, có đến 50% trường hợp bệnh suy giảm trí nhớ sẽ trở thành bệnh sa sút trí tuệ trong vài năm sau đó, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe con người!
Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ. Trong đó những biểu hiện như quên tên, quên đồ, quên lịch làm việc, phản ứng chậm, giao tiếp khó khăn… là những triệu chứng bước đầu và phổ biến nhất của bệnh suy giảm trí nhớ. Sau đó bệnh diễn tiến âm thầm cho đến khi xuất hiện những biến chứng nặng nề như không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc… dẫn đến người bệnh mất khả năng sinh hoạt hằng ngày, không thể làm chủ được cuộc sống, thậm chí nặng nhất là sớm tử vong.
Bệnh suy giảm trí nhớ để lại hậu quả gì?
Việc suy giảm trí nhớ tưởng như đơn giản nhưng đang trở nên rất báo động. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của bệnh suy giảm trí nhớ gây ra:
- Stress kéo dài dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải và ảnh hưởng nhiều tới tất cả các hoạt động thường ngày.
- Mất tập trung, khả năng nhận thức kém, con người càng trở lên thụ động, ít nhanh nhạy.
- Giảm khả năng tư duy và sáng tạo.
- Ảnh hưởng đến người khác bởi họ đều cảm thấy khó chịu, phiền phức vì không thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
- Đặc biệt, việc bỏ sót các thông tin, dữ liệu lớn trong công việc dẫn tới nguy cơ gây tổn thất kinh tế không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn có hại cho cả doanh nghiệp.
Các biến chứng của bệnh suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ cực kỳ nguy hiểm và không hề đơn giản như suy nghĩ của chúng ta. Khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm. Trong quá trình này, các tế bào não bị tấn công và tổn hại nghiêm trọng, rất khó có thể phục hồi lại được. Những tổn thương não có thể gặp phải ở khi bệnh chuyển sang sa sút trí tuệ bao gồm triệu chứng như teo não, chết tế bào não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu. Khi não bị teo, khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp trục trặc thì việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị chệch choạc, gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động. Cuối cùng bệnh nhân có thể bị tử vong.
Bệnh suy giảm trí nhớ có chữa được không?
Các chuyên gia y tế cho biết, đa số người mắc bệnh suy giảm trí nhớ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện từ sớm. Biểu hiện của suy giảm trí nhớ rất đa dạng, có thể liên quan đến bệnh lý hoặc do tâm lý. Vì vậy, việc điều trị suy giảm trí nhớ sẽ dựa vào nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ như nguyên nhân chủ quan: thức khuya, thiếu ngủ, stress kéo dài… và nguyên nhân khách quan: di chứng của bệnh đột quỵ não, bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm…. Đối với nhóm suy giảm trí nhớ do bệnh thực thể, người bệnh thường đối mặt với các vấn đề như: tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chuyển hóa, trầm cảm, thiếu dinh dưỡng. Ở trường hợp này, bệnh nhân có khả năng hồi phục trí nhớ nếu được điều trị đúng nguyên nhân. Còn những đối tượng suy giảm trí nhớ do tâm lý, người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên do và nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh. Ngược lại, nếu không điều trị sớm, quá trình suy giảm trí nhớ sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi cho não. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh sa sút trí tuệ này.
Ngoài ra, để điều trị bệnh suy giảm trí nhớ, người bệnh cần phát huy những thói quen tốt cho bộ não như: thường xuyên thực hiện những hoạt động giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, đọc sách. Các hình thức nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng… cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não. Bên cạnh đó, để dự phòng và điều trị chứng suy giảm trí nhớ, chúng ta cũng nên bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho não. Nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung cho não bộ bằng các thảo dược thiên nhiên vừa an toàn lại có tác dụng bảo vệ tế bào não, giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não.
Tóm lại, hậu quả của việc suy giảm trí nhớ không đơn thuần là đãng trí, hay quên mà nghiêm trọng hơn người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng tư duy và dễ bị tử vong sớm nếu bệnh chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ. Việc phát hiện sớm và điều trị suy giảm trí nhớ kịp thời là biện pháp đầu tiên để ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ căn bệnh gây ra.
Bài viêt liên quan
- Nguyên nhân teo não & Những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh
- Bệnh teo não nên ăn gì? Top những thực phẩm gây teo não cần tránh
- Dấu hiệu teo não - Những triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý
- Bệnh teo não ở người trẻ tuổi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh
- Teo não tuổi già - Nguyên nhân, hiện tượng, cách chữa bệnh
- Bệnh thoái hoá tiểu não - Dấu hiệu và cách điều trị
- Cây thành ngạnh| Cây thuốc quý chữa teo & tăng trí nhớ