Vui chơi, giải trí cùng các hoạt động lành mạnh là “phương thuốc” mà bất kỳ người cao tuổi nào cũng phải “uống” để dự phòng và hỗ trợ điều trị căn bệnh sa sút trí tuệ, Alzheimer, theo GS.TS. Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương.
Đi chơi nhiều nơi là cách chống lại bệnh Alzheimer hiệu quả
Đối với người cao tuổi, đáng sợ nhất không phải là cái chết mà đó là căn bệnh sa sút trí tuệ, khiến họ sống mà phải quên dần tất cả mọi thứ. Thoái hóa thần kinh do bệnh Alzheimer là căn bệnh hiện vẫn không có phương pháp nào điều trị khỏi. Các nghiên cứu nhằm tìm ra cách điều trị đặc hiệu cho căn bệnh này đều đã thất bại nên các chuyên gia thần kinh tập trung vào làm thế nào để ngăn ngừa các triệu chứng của bệnh phát triển.
GS.TS. Phạm Thắng – Giám đốc Bệnh viện Lão khoa Trung ương chia sẻ về bệnh Alzheimer
Theo GS.TS. Phạm Thắng, những điều mà người cao tuổi cần chú ý thực hiện để tuổi già luôn khỏe và minh mẫn là:
Đi chơi nhiều: Các nghiên cứu về Alzheimer và người cao tuổi trên thế giới đã chứng minh rằng, giao tiếp xã hội, karaoke, nhậu nhẹt nhẹ nhàng vui vẻ, gặp gỡ những người bạn mới, những địa điểm mới sẽ giúp người cao tuổi dự phòng căn bệnh sa sút trí tuệ hiệu quả. Ngược lại, những người chỉ suốt ngày quanh quẩn trong nhà, ngoài sân, khả năng mắc Alzheimer là rất cao, thậm chí là nặng hơn so với những bệnh nhân khác.
Hoạt động trí óc: Ép não phải “vận động” là điều cốt lõi trong học thuyết Dự trữ trí nhớ. Theo thuyết này, não bộ con người có khả năng dự trữ thông tin nếu con người không ngừng nạp vào đầu mình những tri thức mới và suy nghĩ về nhiều vấn đề khác nhau. Người cao tuổi nên tham gia vào câu lạc bộ văn thơ, đố chữ, đọc sách báo, nghe truyền hình… thậm chí là chơi tá lả, tổ tôm vui vẻ cũng là cách khiến cho não bộ khỏe hơn. Với những người tích cực động não, họ sẽ có các biểu hiện bệnh lâm sàng nhẹ hơn là những người lười suy nghĩ.
Kiểm soát các bệnh về mạch máu: Các bệnh liên quan đến mạch máu như tim mạch đái tháo đường, mỡ máu cao, tăng huyết áp… không chỉ gây ra sa sút trí tuệ mạch máu, nó cũng là một tác nhân xúc tác cho các triệu chứng của thoái hóa thần kinh do sa sút trí tuệ Alzheimer nặng hơn nhiều so với những bệnh nhân khác. Người cao tuổi cần thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, đồng thời, đo huyết áp thường xuyên. Những người giữ được huyết áp dưới 150/90 và uống ít hơn hai cốc rượu nhỏ mỗi ngày có thể kiểm soát bệnh Alzheimer tốt hơn.
Ngoài ra, dự phòng bệnh bằng những loại thực phẩm chức năng có chứa thành phần Huperzine A chiết xuất từ cây thạch tùng – một loại thảo dược quý hiếm cũng là một phương pháp tốt để kiểm soát bệnh lý về sa sút trí tuệ, Alzheimer. Hoạt chất huperzine A là một trong số ít những loại hoạt chất có khả năng tác động trực tiếp tới các tế bào thần kinh, bảo vệ bộ não, phục hồi các chức năng bị suy giảm của não bộ.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn