Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
Suy giảm trí nhớ là hội chứng có thể gặp được ở mọi đối tượng, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống về lâu dài. Vì vậy, việc tìm hiểu nguyên nhân suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh là vô cùng cần thiết. Trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cập nhật đầy đủ và chi tiết về chứng bệnh này. Mời bạn đọc cùng theo dõi.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
I – Các nguyên nhân suy giảm trí nhớ phổ biến nhất
Suy giảm trí nhớ có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình được các chuyên gia chỉ ra:
I.1 – Do sự thoái hoá các tế bào thần kinh
Tế bào thần kinh là yếu tố then chốt duy trì sự vận hành của não bộ. Sau 25 tuổi, ở một người bình thường, có khoảng 3.000 tế bào thần kinh chết đi mỗi ngày và không có sự sản sinh mới. Đây chính là nguyên nhân lý giải cho việc càng lớn tuổi, trí nhớ càng giảm sút.
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, người già ở trên 85 tuổi sẽ mắc phải hội chứng suy giảm trí nhớ này. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, độ tuổi mắc đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa, báo động sự nguy hiểm.
I.2 – Do sự tăng sinh các gốc tự do trong quá trình chuyển hóa
Các gốc tự do xuất hiện trong quá trình chuyển hóa của cơ thể. Chúng thường là những gốc tự do không có lợi, phá hủy tế bào, các mô tổ chức của cơ thể, nổi bật nhất là não bộ. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này thường xuất phát từ các axit béo dễ bị oxy hóa và khả năng chống lại gốc tự do của não bộ kém.
Các yếu tố như sự chuyển hóa, môi trường, căng thẳng, chế độ ăn uống không khoa học,… là những yếu tố tăng khả năng sinh ra gốc tự do trong cơ thể. Các gốc này không chỉ là nguyên nhân giảm trí nhớ mà còn dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác như đột quỵ, alzheimer,…
I.3 – Do căng thẳng, trầm cảm
Do căng thẳng quá độ cũng là nguyên nhân khiến các gốc tự do tăng sinh và phá hủy não bộ. Chính vì vậy, hiện nay, ở đối tượng người trẻ như học sinh hay dân văn phòng rất dễ gặp phải hiện tượng này. Lâu dần, xuất hiện chứng suy giảm trí nhớ.
I.4 – Do rối loạn giấc ngủ
Thời gian đi ngủ là lúc não bộ hoạt động và phục hồi chức năng. Đồng thời, trong lúc này, não bộ cũng sẽ tiến hành lưu trữ những thông tin mà cơ thể tiếp nhận được trong ngày hôm đó sang vỏ não. Do đó, nếu bạn ngủ ít hoặc bị mất ngủ thường xuyên cũng có thể khiến cho tình trạng hay quên, mất trí nhớ ngắn hạn xảy ra.
I.5 – Do công việc quá tải
Công việc quá tải thường tạo ra những áp lực vô hình và khiến bản thân con người cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng. Tình trạng này kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ.
I.6 – Do thiếu hụt dinh dưỡng
Các tế bào thần kinh và chất truyền dẫn được duy trì hoạt động là nhờ được nuôi dưỡng đúng, đủ. Một khi thiếu hụt dinh dưỡng, các chất này sẽ bị thiếu hụt, chức năng giảm sút, dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Một số chất dinh dưỡng quan trọng đối với não bộ bao gồm:
- Sắt: Sắt hỗ trợ duy trì tuần hoàn máu, khi thiếu sắt sẽ khiến cơ thể mệt mỏi và chóng mặt, giảm trí nhớ.
- Nhóm Vitamin B: Vitamin B1 là một trong những loại vitamin nhóm B quan trọng, tác động trực tiếp đến quá trình sản xuất chất truyền dẫn thần kinh và quyết định đến cảm xúc, trí nhớ của con người. Thiếu hụt Vitamin B1 có thể gây ra hội chứng mất trí nhớ ngắn hạn hoặc dài hạn, vô cùng nguy hiểm.
I.7 – Do một số bệnh lý
Không chỉ do tuần hoàn máu hay sự thoái hóa của các tế bào thần kinh, những bệnh lý về xương khớp, tim mạch cũng có thể khiến cho não bộ bị ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến trí nhớ. Cụ thể, những bệnh này khiến cho lượng máu cần thiết để nuôi dưỡng não bộ bị gián đoạn.
Bên cạnh đó, các bệnh về gan, thận bị suy giảm cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ.
II – Cách phòng tránh hội chứng suy giảm trí nhớ
Trí nhớ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên, đối với những trường hợp mắc hội chứng suy giảm trí nhớ, chưa có bất kỳ loại thuốc nào có thể điều trị tuyệt đối chứng bệnh này. Dù vậy, mọi người hoàn toàn vẫn có thể áp dụng những cách phòng tránh để hạn chế nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Đặc biệt là trong việc điều chỉnh lối sống, cụ thể như:
-
- Thể dục thể thao thường xuyên: Thể dục thể thao giúp tăng cường sức khỏe và sức đề kháng, phòng chống được nhiều bệnh tật. Đặc biệt, có nhiều bộ môn có thể giúp bạn thoát khỏi căng thẳng, mệt mỏi như thiền, yoga,… từ đó hạn chế tình trạng suy giảm trí nhớ.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Ăn uống lành mạnh, bổ sung nhiều nhóm vitamin B, đặc biệt là B1 và hạn chế các chất kích thích là cách phòng tránh hội chứng suy giảm trí nhớ hữu hiệu.
- Ngủ đủ giấc: Hãy đảm bảo, mỗi ngày bạn ngủ đủ từ 6 – 8 tiếng để cho não bộ được nghỉ ngơi và thực hiện chức năng lưu trữ thông tin của mình. Thiếu ngủ quá nhiều rất dễ khiến cơ thể bị mệt mỏi và tình trạng hay quên có thể xuất hiện.
- Rèn luyện trí nhớ thường xuyên: Rèn luyện bằng cách tham gia trò chơi trí tuệ như đánh cờ, giải ô chữ,… khiến cho não bộ phải hoạt động, kích thích khả năng tư duy cũng là cách đẩy lùi chứng suy giảm trí nhớ rất tốt.
Nguyên nhân suy giảm trí nhớ có rất nhiều nên mọi người tuyệt đối không được chủ quan với hội chứng này. Việc nắm vững các nguyên nhân cũng như cách phòng tránh là cách giúp bạn hạn chế tối đa việc mắc phải chứng bệnh này bởi cho đến nay, vẫn chưa có thuốc chữa khỏi chứng suy giảm trí nhớ.
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị