Nguyên nhân và cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ làm bạn trở nên đãng trí, nhớ nhớ quên quên gây nhiều bất tiện và phiền toái trong cuộc sống. Nếu tình trạng này mãi kéo dài mà không có biện pháp chữa trị phù hợp sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng dẫn đến mất trí nhớ hoàn toàn. Vậy chứng suy giảm trí nhớ có nguy hiểm và làm thế nào để phòng ngừa chứng bệnh này.

Nguyên nhân và cách khắc phục chứng suy giảm trí nhớ 1

Nguyên nhân nào dẫn đến suy giảm trí nhớ?

Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ là bệnh lý thoái hóa thần kinh thường gặp ở lứa tuổi trung niên với các biểu hiện như kém tập trung, giảm khả năng tư duy, đãng trí, hay quên. Thường nói chuyện nọ xọ chuyện kia, nhắc đi nhắc lại một câu nói, có thể mất rất nhiều thời gian để tìm một đồ đạc nào đó vì không nhớ đã để chúng ở đâu, hay quên từ ngữ làm diễn đạt vòng vo, nhân cách thay đổi, rối loạn cảm xúc, giảm khả năng đánh giá và nhận xét. Quá trình suy giảm trí nhớ diễn ra âm thầm và nặng dần theo tuổi tác. Nhiều người cho rằng chỉ khi già trí nhớ mới kém đi nhưng hiện nay với sự phát triển của xã hội, áp lực cuộc sống ngày càng gia tăng nên tình trạng người trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ cũng gia tăng. Hiện nay có khoảng 30% người trẻ mắc chứng suy giảm trí nhớ khiến họ dễ nổi nóng, căng thẳng và gặp khó khăn trong công việc.

Nguyên nhân gây nên chứng suy giảm trí nhớ

Do yếu tố tuổi tác

Tuổi tác ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình suy giảm trí nhớ, càng lớn tuổi các tế bào thần kinh ngày càng lão hóa gây hiện tượng suy giảm trí nhớ.

Do bị trầm cảm

Khi tâm trạng chán nản sẽ rất khó tập trung làm việc và nhớ lại các thứ, ai cũng có nguy cơ mắc trầm cảm. Trầm cảm có thể xảy với cả trẻ con khi phải tiếp xúc với các tình huống căng thẳng. Một số trường hợp có thể làm ta bị trầm cảm như cái chết của người thân yêu, thiếu sự quan tâm từ gia đình… Lúc này cảm giác tiêu cực có thể xuất phát như giận dữ, sợ hãi, lo âu làm bạn mau quên, khó tập trung.

Do làm việc quá tải

Nguyên nhân gây nên chứng suy giảm trí nhớ 1

Làm nhiều việc một lúc dẫn đến suy giảm trí nhớ

Chúng ta rất hay làm nhiều việc một lúc để hoàn thành sớm nhưng lại không hề biết cứ tiếp tục làm việc như vậy bộ não sẽ bị quá tải gây suy giảm trí nhớ, nặng hơn có thể dẫn đến rối loạn tâm thần. Để khắc phục tình trạng này thì cần học cách tập trung làm vào một việc duy nhất và làm lần lượt xong việc này đến việc khác.

Do sử dụng quá nhiều chất gây nghiện

Các chất kích thích, chất gây nghiện, đặc biệt là ma túy có thể hủy hoại thần kinh, gây ảo giác và làm sức khỏe ngày bị giảm sút. Nếu lạm dụng các chất này sẽ ảnh hưởng không tốt đến phần não đảm nhận chức năng nhận thức gây nên chứng suy giảm trí nhớ làm trí nhớ ngày càng kém đi.

Do che dấu, không dám bộc lộ cảm xúc thật

Trong xã hội ngày nay, có rất nhiều người vì mặc cảm, tự ti hoặc một lý do nào đó mà luôn che giấu đi con người, cảm xúc thật của mình, luôn sống trong vỏ bọc của người khác và gồng mình để đỡ cái vỏ bọc đó. Lâu dần họ sẽ cảm thấy mệt mỏi, bế tắc dẫn đến trầm cảm, suy giảm trí nhớ.

Do bị thiếu ngủ

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng, nó giúp các cơ quan của cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi, ngoài ra trong quá trình ngủ sóng não được hình thành để lưu trữ những ký ức. Nếu ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ sẽ cản trở sự ghi nhớ của não bộ gây nên tình trạng suy giảm trí nhớ, hay quên hoặc mất trí nhớ tạm thời.

Do thiếu sinh tố B1

Sinh tố B1 là chất thiết yếu giúp chuyển hóa thức ăn thành năng lượng, đồng thời có trách nhiệm đảm bảo các chức năng bình thường của hệ thống thần kinh, duy trì việc sản xuất các dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ… Nếu thiếu sinh tố B1 này sẽ dẫn đến rối loạn thần kinh, mất trí nhớ ngắn hạn.

Khắc phục chứng suy giảm trí nhớ

Để khắc phục và hạn chế chứng suy giảm trí nhớ cần phải khắc phục ngay những yếu tố là nguyên nhân gây nên chứng bệnh:

Khắc phục chứng suy giảm trí nhớ 1

Tập thể dục thường xuyên là biện pháp hạn chế suy giảm trí nhớ

  • Cần hạn chế sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đặc biệt là các chất gây nghiện
  • Kết hợp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, luôn giữ cho tinh thần lạc quan, vui vẻ, tránh các căng thẳng.
  • Sắp xếp công việc, đồ đạc trật tự, ngăn nắp, dễ tìm..
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất và các sinh tố nhóm B1 giúp tăng cường trí nhớ
  • Rèn luyện, nâng cao sức khỏe bằng các tập thể dục thường xuyên giúp đầu óc sáng suốt, tiếp thu, học hỏi nhanh hơn.
  • Đảm bảo giấc ngủ sâu, ngủ đủ giấc để não bộ được nghỉ ngơi, hạn chế suy giảm trí nhớ.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
Loading...