Biểu hiện của sa sút trí tuệ ở người cao tuổi giai đoạn đầu thường là suy giảm trí nhớ ngắn hạn, giảm khả năng nhận thức về không gian và thời gian, khó tìm từ ngữ để diễn đạt khi nói. Nguyên nhân chủ yếu do mắc bệnh Alzheimer hoặc từng bị đột quỵ. Vậy chứng bệnh sa sút trí tuệ ở người già cụ thể là gì? Bệnh nhân và người nhà cần lưu ý những gì? Cùng tìm hiểu nhé!
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
I – Bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi là bệnh gì?
Sa sút trí tuệ không phải là một căn bệnh cụ thể nào, mà là một thuật ngữ chung để chỉ sự suy giảm khả năng ghi nhớ, suy nghĩ hoặc giải quyết vấn đề. Từ đó gây trở ngại cho cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Mặc dù chứng sa sút trí tuệ chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi, nhưng nó không phải là một phần của quá trình lão hóa bình thường .
Người mắc bệnh Alzheimer là một trong những đối tượng chính gặp phải tình trạng sa sút trí tuệ. Theo thống kê, bệnh này chiếm 60% – 80% tổng số các ca sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
II – Nguyên nhân gây ra bệnh sa sút trí tuệ ở người già
Các nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ ở người già bao gồm:
- Do bệnh Alzheimer: Chiếm từ 60-80%
- Rối loạn thần kinh và chấn thương: Chấn thương sọ não, thiếu máu não, phù não,…
- Các bệnh lý về não: Bệnh nhồi máu cơ tim, viêm não, xuất huyết não….
- Rối loạn nội tiết: Người bị đái tháo đường, suy giáp…
- Lạm dụng các chất kích thích: rượu bia, thuốc lá, chất gây nghiện khác,…
- Sử dụng thuốc không hợp lý: Dùng thuốc quá liều hoặc không đúng thuốc đều có thể gây nên những ảnh hưởng tiêu cực cho não bộ.
Dù sa sút trí tuệ hình thành do bất kỳ nguyên nhân nào đều gây ra những hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe người cao tuổi. Những biến chứng có thể xảy ra nếu bạn không nhận biết được và có các biện pháp can thiệp kịp thời.
III – Triệu chứng, dấu hiệu sa sút trí tuệ ở người cao tuổi
Sa sút trí tuệ ở người già có nhiều triệu chứng, dấu hiệu khác nhau. Thông thường, ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện riêng biệt để nhận biết. Bạn có thể bám sát theo những dấu hiệu dưới đây:
- Giai đoạn đầu: Lúc này, các triệu chứng thường nhẹ nên dẫn đến việc bị chủ quan và bỏ qua. Cụ thể, người bệnh thường sẽ gặp khó khăn về trí nhớ, dễ quên những việc vừa mới xảy ra, khó tập trung, bị mất phương hướng và khi giao tiếp không được trôi chảy…
- Giai đoạn giữa: Mức độ suy giảm trí nhớ nặng hơn, có sự thay đổi trong hành vi thường ngày, thậm chí nhiều người còn có thể bị lạc ngay cả khi đang sống trong chính căn nhà của mình.
- Giai đoạn cuối: Gần như mất sạch ký ức, không nhận ra cả người thân, bị trầm cảm, hoang tưởng, dễ kích động, mất ngủ, khó ăn dẫn đến suy giảm sức đề kháng.
Tóm lại, người già khi bị sa sút trí tuệ thường gặp những triệu chứng như: suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng ngôn ngữ, rối loạn hành vi. Việc phát hiện triệu chứng bệnh sa sút trí tuệ ở người cao tuổi sớm giúp ích rất nhiều trong quá trình hỗ trợ điều trị, đẩy lùi bệnh. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu bất thường, nghi ngờ bị sa sút trí tuệ, đừng chần chừ mà hãy đến gặp ngay các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ thăm khám tốt nhất.
IV – Chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ ở người già
Để chẩn đoán bệnh sa sút trí tuệ ở người già, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xác định dựa trên 2 tiêu chuẩn, gồm: rối loạn nhận thức và suy giảm nhận thức. Cụ thể:
- Rối loạn nhận thức: Đây giống như một bài test đánh giá sa sút trí tuệ, người bệnh sẽ được yêu cầu nói càng nhiều tên con vật vàng tốt. Thông thường, người bị sa sút trí tuệ sẽ rất khó khăn trong việc kể tên được hơn 10 con vật. Đặc biệt, trong câu trả lời của họ thường sẽ bị trùng lặp tương đối nhiều.
- Suy giảm nhận thức: Bài trắc nghiệm đọc xuôi, đọc ngược dãy số tự nhiên sẽ được thực hiện để đánh giá mức độ sa sút trí tuệ. Hoặc, các bác sĩ sẽ kiểm tra bằng cách đánh giá khả năng ghi nhớ bằng cách yêu cầu người bệnh nhắc lại câu trả lời sau khoảng 5 phút….
Bên cạnh đó, thông qua tiền sử bệnh án, tham khảo những thông tin từ phía người nhà cung cấp, các bác sĩ cũng hoàn toàn có thể xác định và đưa ra được những chẩn đoán liên quan đến bệnh sa sút trí tuệ.
V – Cách phòng ngừa bệnh
Sa sút trí tuệ là căn bệnh nguy hiểm và không ai mong muốn sẽ gặp phải. Vì vậy, thay vì “chờ bệnh tới”, mọi người hoàn toàn có thể chủ động có những biện pháp phòng ngừa. Dưới đây là một số việc mà người cao tuổi nói riêng và tất cả mọi người nói chung nên áp dụng để phòng tránh sự xuất hiện của sa sút trí tuệ:
- Tăng tần suất cho não hoạt động bằng các hoạt động mang tính chất tư duy nhiều như đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ, tham gia các buổi sinh hoạt cộng đồng,….
- Tạo thói quen tập luyện thể dục thể thao điều độ. Những bài tập nhẹ nhàng nên được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo phù hợp với sức khỏe.
- Tinh thần lạc quan, vui vẻ là yếu tố rất quan trọng và cần thiết mà mọi người cần có để phòng sa sút trí tuệ.
- Không sử dụng các chất kích thích và gây nghiện như thuốc lá, rượu bia, ma túy,…
- Không tự ý sử dụng thuốc hay thực phẩm chức năng dành cho não bộ nếu chưa nhận được sự đồng ý từ bác sĩ. Tốt nhất, cần tham khảo ý kiến và để bác sĩ lên đơn.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh
VI – Cách chăm sóc người già bị sa sút trí tuệ
Có thể nói, chăm sóc người già bị sa sút trí tuệ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Người bệnh có nhiều biểu hiện bệnh gây ra nhiều khó khăn và áp lực cho người chăm sóc. Do đó, việc nắm bắt được cách chăm sóc sao cho phù hợp là rất cần thiết. Bạn đọc có thể tham khảo cách sau đây:
- Xây dựng chế độ ăn lành mạnh cho người bệnh: Hạn chế thu nạp cholesterol và đường vào cơ thể để kiểm soát huyết áp tốt hơn. Song song với đó, tăng lượng rau quả tươi cho cơ thể.
- Tuyệt đối tránh chất kích thích như rượu bia, thuốc lá
- Động viên, khuyến khích và đồng hành cùng người bệnh trong những buổi tập luyện thể dục thể thao.
- Nên đề cao tính tự lập ở người bệnh ở những công việc mà họ vẫn còn có khả năng tự thực hiện. Điều này giúp họ thỏa mãn được tính cách, ít cáu gắt hơn và cũng là cách để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh rất tốt.
- Giúp người bệnh giữ tinh thần thoải mái, tránh để họ kích động
- Nhắc nhở và cho người bệnh sử dụng thuốc bác sĩ đã kê đơn đầy đủ để phòng ngừa bệnh tiến triển.
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt để tránh những hệ lụy, biến chứng nguy hiểm về sau này. Hy vọng những thông tin bên trên có thể giúp ích cho quý vị đang tìm hiểu về căn bệnh này. Chúc bạn và người thân luôn khỏe!
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn