Tại sao huyết áp cao gây tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là căn bệnh phổ biến trên thế giới hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu, những người bị cao huyết áp có nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 4 lần so với người huyết áp bình thường. Mặt khác, những di chứng mà tai biến để lại thường rất nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội. Do đó việc kiểm soát tốt bệnh huyết áp cao chính là biện pháp ngăn ngừa tai biến mạch máu não hàng đầu.

Tại sao huyết áp cao gây tai biến mạch máu não? 1

1, Huyết áp cao là gì?

Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Đơn vị đo của huyết áp là mmHg (đọc là milimét thuỷ ngân­­). Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số:

  • Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm: Đây là áp lực được tạo ra khi tim bóp. Nó phản ánh áp lực của dòng máu kháng lại sức cản của thành động mạch, bình thường từ 100 – 120 mm Hg.
  • Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương: Nó phản ánh áp lực bên trong các động mạch khi tim đang đầy và nghỉ ngơi giữa 2 lần đập, bình thường từ 60 – 80 mm Hg.

Những người có huyết áp thường xuyên cao hơn mức độ bình thường được gọi là cao huyết áp. Cao huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên là khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau:

  • HA tối đa ≥ 140 mm Hg
  • HA tối thiểu ≥ 90 mm Hg.

Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/90, 130/100 hoặc 150/80 mm Hg sau nhiều lần đo thì gọi là cao huyết áp.

2, Tại sao huyết áp cao lại gây ra tai biến mạch máu não?

Cao huyết áp là sự tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương nhất định. Theo thống kê hơn 80% các ca tai biến mạch máu não có nguyên nhân do cao huyết áp. Cùng với đó, khi áp lực dòng máu đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây vỡ mạch máu não. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, với những người huyết áp cao có rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, làm chít hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông dòng máu đến nuôi dưỡng tế bào não gây tai biến nhồi máu não.

3, Huyết áp thấp cũng dễ gây tai biến mạch máu não

Không chỉ cao huyết áp mới gây tai biến mạch máu não, ngay cả huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì huyết áp cao. Nhiều người nghĩ rằng, những triệu chứng này là do ăn uống không tốt, thể trạng yếu… mà không coi đó là bệnh và chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi. Vấn đề cốt lõi của bệnh huyết áp thấp là vấn đề liên quan đến tim mạch thì ít người biết đến. Và nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng huyết áp thấp kéo dài có thể dẫn đến tai biến mạch máu não (tỉ lệ này chiếm 10-15%). Do đó theo lời khuyên của bác sĩ, chúng ta cần biết lắng nghe cơ thể một cách kịp thời, không nên chủ quan, coi thường các dấu hiệu bất thường của sức khỏe để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp cao hay huyết áp thấp gây ra.

3, Huyết áp thấp cũng dễ gây tai biến mạch máu não 1

4, Cần làm gì để kiểm soát huyết áp cao?

Các nhà khoa học cho biết việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu, tức đạt đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Theo khuyến cáo, nếu bệnh nhân hạ huyết áp được 5mmHg thì sẽ giảm được 10% nguy cơ tai biến mạch máu não. Vì vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não, trước hết, cần kiểm soát huyết áp ổn định ở ngưỡng cho phép và hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông. Có nhiều cách để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp nhưng nhìn chung lại cần phải thực hiện các biện pháp có lợi cho sức khỏe như:

  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cần ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày. Không nên ăn nhiều chất béo cũng như để cơ thể ở tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Hạn chế ăn muối, tối đa 5g muối/ngày (khoảng 1 thìa cà phê)
  • Thường xuyên vận động cơ thể mỗi ngày.
  • Loại bỏ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích
  • Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà để kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân bằng máy đo huyết áp.
  • Có thể sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định của bác sỹ.
  • Đi khám định kỳ để dự phòng các biến chứng của tăng huyết áp cũng như tác dụng phụ của các loại thuốc hạ áp gây ra.

Tóm lại, huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do đó việc điều trị triệt để bệnh cao huyết áp là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và tránh các tổn thương đáng tiếc xảy ra với sức khỏe con người.

Cập nhật lúc: 30/10/2024
*ƯU ĐÃI* Freeship từ 3 hộp 20 viên hoặc 1 lọ 80 viên trở lên. Chi tiết vui lòng liên hệ 1800.1265
Loading...