Sa sút trí tuệ là căn bệnh có nhiều triệu chứng khác nhau. Ở mỗi giai đoạn, bệnh thể hiện một khác. Do đó, việc thực hiện các bài test đánh giá sa sút trí tuệ là rất cần thiết để xác định chính xác tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số bài test điển hình được giới chuyên gia áp dụng nhiều nhất. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
I – Các bài test đánh giá sa sút trí tuệ
Các bài test đánh giá sa sút trí tuệ được các bác sĩ, chuyên gia thực hiện trong quá trình thăm khám lâm sàng. Các bài test thường được thực hiện gồm:
I.1 – Test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua các trắc nghiệm sàng lọc
Trắc nghiệm sàng lọc đánh giá sa sút trí tuệ được thực hiện bao gồm:
- Mini-Mental State Examination (MMSE): Đây là bài trắc nghiệm được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, có nhiều đánh giá chức năng nhận thức khác nhau. Có thể kể đến như đánh giá: định hướng, tính toán, trí nhớ, ngôn ngữ,… Thang điểm của bài trắc nghiệm này là 30 điểm, được thực hiện trong khoảng thời gian 7 phút. Mỗi câu trả lời đúng được tính 1 điểm. Điểm số dưới 24 điểm cho thấy có biểu hiện sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, giải pháp này không phù hợp với người mắc bệnh nhẹ ở giai đoạn khởi phát.
- Montreal Cognitive Assessment (MoCA): MoCA là bài trắc nghiệm giúp phát hiện sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ cũng là 30 điểm, cần được hoàn thành trong khoảng 10 phút. Phương pháp này có độ nhạy cao hơn đối với người mới mắc bệnh nhưng độ đặc hiệu thấp và dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố liên quan (trình độ học vấn,…).
- Mini-Cog: Là trắc nghiệm đơn giản thực hiện bằng việc vẽ đồng hồ và nhắc lại 3 từ không gợi ý. Nếu vẽ được đồng hồ có các số thể hiện đúng thứ tự và kim chỉ đúng số yêu cầu thì được đánh giá là bình thường. Nếu không nhắc được từ nào trong 3 từ thì coi như bị sa sút trí tuệ. Phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại cho hiệu quả đánh giá khá tốt.
I.2 – Test thông qua các trắc nghiệm đánh giá khả năng nhận thức đặc hiệu
Test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua nhận thức đặc hiệu bao gồm những hình thức sau:
- Khả năng tập trung và chú ý: Đánh giá xem cá nhân có khả năng tập trung vào một việc gì đó mà không bị xao nhãng cũng như khả năng duy trì sự chú ý ở trong một khoảng thời gian. Các trắc nghiệm có thể được sử dụng kèm bao gồm: đọc xuôi một dãy số, đọc ngược một dãy số, gạch bỏ chữ, nối điểm phần B,…
- Nhận thức ngôn ngữ: Đánh giá chức năng ngôn ngữ của bệnh nhân có nói được lưu loát hay không. Dựa trên mức độ nói, hoàn toàn có thể đưa ra được những chẩn đoán nhất định về tình trạng bệnh.
- Đánh giá trí nhớ: Thực hiện thông qua các bài trắc nghiệm đánh giá sự chú ý, độ nhớ lời, nhớ hình ảnh,…
- Nhận thức hình ảnh trong không gian: Vẽ lại các hình mẫu lập phương, đa giác lồng vào nhau,…
- Chức năng điều hành: Đánh giá thông qua trắc nghiệm thùy trán.
I.3 – Test thông qua trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần
Thực hiện trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần nhằm xác định biểu hiện tâm thần ở bệnh nhân sa sút trí tuệ. Trắc nghiệm gồm 12 mục: ảo giác, hoang tưởng, trầm cảm, lo âu, kích động, vô cảm, mất kiềm chế, hưng phấn, rối loạn vận động, thay đổi cảm xúc, đại tiểu tiện không tự chủ và hành vi ăn uống bất thường.
Thông qua 12 hạng mục này, những dấu hiệu bất thường sẽ được bộc lộ rõ rệt thông qua những lựa chọn/hành vi của người bệnh. Test thông qua trắc nghiệm đánh giá hành vi tâm thần
I.4 – Test sa sút trí tuệ bằng trắc nghiệm đánh giá hoạt động hằng ngày
Test đánh giá sa sút trí tuệ thông qua hoạt động hàng ngày thường được tập trung chủ yếu vào 2 lĩnh vực là các hoạt động hàng ngày cơ bản (sinh hoạt, vệ sinh cá nhân) và hoạt động có sử dụng công cụ và ứng dụng (mua bán, quản lý,…)
Thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ ở bài trắc nghiệm này có thể xác định và theo dõi được những thay đổi của bệnh nhân.
Tóm lại, dù sử dụng bài test đánh giá sa sút trí tuệ nào thì các bài test đều cho khả năng đánh giá sa sút trí tuệ của bệnh nhân. Thông qua đó, bác sĩ và người thân có thể lên được phương án điều trị phù hợp nhất với mỗi cá nhân người bệnh cụ thể.
II – Thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ
Đối với mỗi bài test đánh giá sa sút trí tuệ sẽ có những thang điểm được đặt ra khác nhau. Dựa trên nhiều khảo sát nhất định, thang điểm đánh giá cố định sẽ được đưa ra, giúp các bác sĩ, chuyên gia có thể dựa vào đó để đưa ra những chẩn đoán, kết luận về tình trạng bệnh.
Nếu test với bài test gồm 30 câu hỏi ở phía trên thì thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ được tính như sau:
- Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm (tối đa 30 điểm)
- Nếu đạt ≥ 24 điểm: Không có tình trạng sa sút trí tuệ
- Nếu đạt từ 20-23 điểm: sa sút trí tuệ nhẹ
- Nếu đạt từ 14-19 điểm: sa sút trí tuệ vừa
- Nếu đạt dưới 14 điểm: sa sút trí tuệ nặng
Dù chỉ là những khảo sát mang tính trắc nghiệm nhưng thông qua thang điểm đánh giá sa sút trí tuệ, kết quả nhận lại có độ chính xác tương đối cao. Vì vậy, nếu bạn hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy mình đang bị sa sút trí tuệ, hoàn toàn có thể tự thực hiện đơn giản tại nhà. Tuy nhiên, nếu được hãy đến các trung tâm y tế, bệnh viện gặp các bác sĩ có chuyên môn để thực hiện sẽ cho độ chính xác cao hơn. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ định hướng được cho bạn giải pháp đẩy lùi bệnh phù hợp, an toàn và hiệu quả.
Với những thông tin liên quan đến test đánh giá sa sút trí tuệ nêu trên, hy vọng có thể giúp ích được cho quý vị trong việc tìm hiểu và xác định mình có đang mắc phải căn bệnh này hay không. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đến gặp bác sĩ, chuyên gia ngay để được hỗ trợ tốt nhất nhé!
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn