Chấn thương sọ não được chia ra làm dạng chấn thương nặng và chấn thương nhẹ. Vậy chấn thương sọ não nhẹ là gì? và có nguy hiểm không?
Mục lục
Chấn thương sọ não
Chấn thương sọ não là một thuật ngữ y học dùng để chỉ chung cho những người bệnh bị sang chấn ở đầu gây tổn thương tới hộp sọ hay cấu trúc bên trong hộp sọ. Với các trường hợp chấn thương sọ não nặng sẽ gây nguy cơ tử vong cao và để lại di chứng nặng nề.
Các dạng tổn thương nguyên phát bao gồm:
- Tổn thương da đầu và hộp sọ
- Tổn thương tại màng não
- Tổn thương mạch máu và tổ chức não (tổn thương mạch máu gây máu tụ ngoài màng cứng hay dưới màng cứng. Tổ chức não bị dập và chẩy máu trong não).
Chấn thương sọ não chia theo tính chất thì bao gồm chấn thương kín và hở. Chia theo loại chấn thương thì bao gồm:
- Chấn động não hay còn gọi là chấn thương sọ não nhẹ, não không bị tổn thương, phục hồi sau chấn thương nhanh chóng và ít để lại di chứng
- Dập não: sự tổn thương tại hộp sọ và não, đây thuộc dạng chấn thương sọ não nặng
- Máu tụ: tụ máy ngoài màng cứng dưới màng cứng sọ não. Trường hợp này cần được phẫu thuật loại bỏ máu tụ và cầm máu ngay, nếu chậm có thể tử vong.
Chấn thương sọ não nhẹ
Chấn thương sọ não nhẹ hay còn gọi là chấn thương não gặp ở những bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu. Hiện chưa có con số chính thức bao nhiêu phần trăm những bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ sẽ hồi phục nhanh chóng các triệu chứng. Tuy nhiên, các chuyên gia y tế cho rằng những triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ ở các bệnh nhân sẽ hết hoàn toàn trong một vài tháng; nếu chúng kéo dài trên 6 tháng thì sẽ biến mất hoặc giảm rất nhiều trong vòng 1 năm sau chấng thương.
Chấn thương sọ não nhẹ thường không để lại di chứng sau chấn thương về hành vi và khả năng nhận thức của bệnh nhân.
Chẩn đoán chấn thương sọ não nhẹ đôi khi khá phức tạp vì những triệu chứng thần kinh hoàn toàn có thể do những chấn thương tại cơ quan khác gây ra. Ví dụ triệu chứng đau đầu của một người bị chấn thương sọ não nhẹ do tai nạn ô tô có thể kéo dài vài tháng. Họ có thể phải tìm đến bác sĩ và phát hiện ra rằng nguyên nhân gây đau đầu là do chấn thương vùng cổ mà không phải do tổn thương trực tiếp tại vùng đầu, do vậy họ cần được phát hiện đúng để có phương pháp điều trị phù hợp.
Nguyên nhân gây chấn thương sọ não nhẹ.
Chấn thương sọ não nhẹ có thể do các nguyên nhân sau gây ra:
- Chấn thương trực tiếp vào đầu, mặt, cổ hoặc bất kỳ vị trí nào trong cơ thể với hiệu ứng “thúc” lên đầu.
- Tổn thương chức năng thần kinh diễn ra nhanh chóng và tự khỏi. Tuy nhiên, có một số trường hợp, các triệu chứng và dấu hiệu có thể kéo dài từ một vài phút cho đến vài giờ.
- Thay đổi về sinh lý bệnh thần kinh, song các triệu chứng lâm sàng cấp tính thường phản ảnh một tổn thương chức năng thần kinh hơn là tổn thương cấu trúc thần kinh và vì vậy, không quan sát được bất kỳ biểu hiện bất thường nào trên các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh thần kinh cơ bản.
- Do hội chứng lâm sàng, trong đó có hoặc không kèm theo mất tri giác. Sự cản thiện các triệu chứng lâm sàng và triệu chứng tri giác trong cơn chấn động não điển hình là tiến trình tự nhiên. Tuy nhiên, điều quan trọng cần phải lưu ý rằng trong một số trường hợp, các triệu chứng này có thể kéo dài.
Triệu chứng chấn thương sọ não nhẹ
Triệu chứng điển hình của chấn thương sọ não nhẹ chính là lẫn, mất trí nhớ tạm thời, hay quên. Các triệu chứng này có thể gặp ngay sau chấn thương hay sau một thời gian ngắn nhất định.
Chứng hay quên thường là tình trạng mất trí nhớ về lúc xảy ra chấn thương song thường mất khả năng nhớ về cả hiện tượng trước và sau chấn thương vùng đầu. Chứng hay quên quên cũng có thể được đánh giá bằng cách đề nghị bệnh nhân lặp lại các câu hỏi đã được trả lời. Chi tiết về sự tồn tại, thời gian mất tri giác, lẫn lộn và quên được cho là quan trọng tương đối trong việc hiểu về mức độ nặng của tổn thương cũng như nguy cơ của các biến chứng có thể xảy ra của chấn thương sọ não.
Các triệu chứng chấn thương sọ não xuất hiện sớm bao gồm đau đầu, chóng mặt, mất nhận thức xung quanh, buồn nôn và nôn. Sau đó một vài giờ hoặc vài ngày, bệnh nhân có thể phàn nàn về những thay đổi về tâm trạng, và tinh thần, nhạy cảm với ánh sáng và tiếng động, và rối loạn giấc ngủ.
Một số chấn thương sọ não có thể xuất hiện mà không có các dấu hiệu trên. Các dấu hiệu quan sát được ở một số bệnh nhân chấn thương sọ não nhẹ bao gồm:
- Nhìn chằm chằm vô định
- Phản ứng trả lời các câu hỏi chậm hoặc phản xạ chậm khi theo dõi các tình huống
- Mất khả năng tập trung
- Mất định hướng
- Rối loạn ngôn ngữ, nói lắp, lí nhí hoặc không mạch lạc.
- Mất phối hợp đồng vận: đi vấp, không thể đi theo đường thẳng
- Mất khả năng kiểm soát cảm xúc trước các tình huống cụ thể
- Mất trí nhớ tạm thời
Điều trị và chăm sóc người bị chấn thương sọ não nhẹ
Nếu điều trị tại bệnh viện, người bị chấn thương sẽ được theo dõi sát và có thể:
- Dùng các thuốc giảm đau nhẹ để điều trị đau đầu hoặc đau
- Không ăn hay uống gì cho tới khi được hướng dẫn tiếp
- Dùng các thuốc viên chống nôn ói để điều trị buồn nôn hay nôn ói
- Kiểm tra chụp cắt lớp não, cổ hoặc các xương (nếu cần)
- Kiểm tra chụp x-quang cổ nếu bị đau cổ hoặc bị nghi là có chấn thương cổ
Đa số với chấn thương sọ não nhẹ người bệnh sẽ được cho ra viện về nhà chăm sóc. Chăm sóc bệnh nhân chấn thương sọ não tại nhà bao gồm:
- Nghỉ ngơi tĩnh tại trong ngày hôm đó.
- Dùng ‘các bọc đá’ trên các vùng bị sưng hoặc đau. Để làm việc này, hãy bọc các viên đá, các hạt đậu đông lạnh hay một gói đá thể thao trong một khăn bông. Không đặt đá trực tiếp lên da.
- Dùng các thuốc giảm đau đơn giản (như paracetamol) để điều trị đau đầu. Hãy kiểm tra gói thuốc để dùng đúng liều và chỉ dùng như được chỉ định mà thôi. Aspirin nên được tránh.
Với trường hợp bệnh nhân bị lú lẫn, hay quên thì cần được gia đình chăm sóc và giám sát trong 24 tiếng đồng hồ sau chấn thương.
Nếu người bị chấn thương được xuất viện vào buổi tối, hãy đảm bảo là trong đêm đó họ được đánh thức vài lần. Hãy đặt chuông đồng hồ. Hãy đảm bảo là người bị chấn thương đi bộ tới toilet hay thực hiện một hoạt động nào đó, cho phép quý vị đánh giá được khả năng phối hợp của người này.
- Không cho người bị chấn thương lái xe về nhà.
- Không để họ một mình trong 24 giờ đồng hồ sau đó.
- Không cho họ uống rượu trong ít nhất là 24 giờ đồng hồ.
- Không cho họ ăn hay uống trong sáu tới 12 giờ đầu (trừ khi được bác sĩ khuyên khác đi). Sau đó cho họ ăn và uống vừa phải.
- Không cho họ dùng các thuốc an thần hay thuốc nào khác trừ khi được hướng dẫn.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn