Chế độ dinh dưỡng sau tai biến mạch máu não là rất quan trọng và có ảnh hưởng đến quá trình phục hồi của bệnh nhân. Dưới đây là tổng hợp 15 món ăn người bị tai biến có thể tham khảo:
1, Hoàng kỳ nấu đại táo
Tác dụng: Bài thuốc này có tác dụng bổ hư trợ dương, tăng cường khí huyết, sinh huyết. Thích hợp với người bị di chứng sau tai biến mạch máu não như teo chân tay, tê liệt, bán thân bất toại… Chú ý những người mắc chứng ngoại cảm nóng, gan dương đều thịnh thì không được dùng bài thuốc này.
Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, táo tàu, đương quy, kỷ tử, thịt lợn nạc
Cách làm: Hoàng kỳ 10g, táo tầu 10 quả, đương qui 10g, kỷ tử 10g, thịt lợn nạc 100g thái lát. Tất cả cho vào ninh nhừ, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, có thể dùng liên tục trong 1 tháng.
2, Thiên ma hấp óc lợn
Tác dụng: Món ăn này có tác dụng trừ phong khai huyết, thông kinh lạc, sinh huyết. Bài thuốc này thường dùng để bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực rất tốt cho những người sau tai biến mạch máu não.
Nguyên liệu gồm: Óc lợn và thiên ma
Cách làm: 1 bộ óc lợn cùng với 100g thiên ma cho vào bát, đổ 1 ít nước sau đó hấp cách thủy cho chín. Bệnh nhân nên ăn 3-4 lần một liệu trình, ăn cách ngày một lần.
3, Cháo trai, sò
Tác dụng: điều trị có hiệu quả chứng tăng huyết áp tai biến mạch máu não, nhức đầu chóng mặt, gan dương thịnh.
Nguyên liệu gồm: 50g trai, 50g con hàu (sò), 100g gạo tẻ
Cách nấu: gạo 100g, thịt trai 50g, thịt sò 50g. Tất cả làm sạch cho vào cùng gạo nấu cháo, chia 2 lần ăn trong ngày. Lưu ý: những người mắc chứng hư hàn không được dùng.
4, Vừng đen hòa đường
Tác dụng: Kinh nghiệm dân gian dùng bài thuốc này chữa bán thân bất toại, có tác dụng sinh huyết, giãn cơ bắp, giúp phục hồi những di chứng của bệnh nhân sau tai biến. Tuy nhiên không được dùng bài thuốc này cho người bị xuất huyết não.
Nguyên liệu gồm: Vừng đen rang chín, đường trắng
Cách làm: Vừng đen 2 thìa, rang chín, hòa với ít đường trắng quấy đều, cho thêm nước sôi vào để uống.
5, Cháo hoa cúc
Tác dụng: Món cháo này phù hợp với những người mắc chứng trúng phong, huyết áp tăng, nhức đầu, chóng mặt. Chú ý những người cao tuổi, tỳ hư, đái đường không được dùng.
Nguyên liệu gồm: Hoa cúc, gạo tẻ.
Cách làm: Hoa cúc bỏ cuống, sấy khô, tán nhỏ. Mỗi lần dùng 100g gạo tẻ nấu cháo, khi cháo chín, cho 15g bột hoa cúc vào quấy đều, đun sôi vài phút là được, ăn vào hai bữa sáng, chiều. Hoặc có thể lấy mầm cây cúc tươi rửa sạch, thái nhỏ, cho vào 100g gạo tẻ, nấu thành cháo để ăn cũng được.
6, Tôm nõn nấu hoàng kỳ
Tác dụng: ích khí, thông kinh, hoạt lạc.
Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, tôm nõn
Cách làm: Tôm nõn 200g, hoàng kỳ 50g. Hoàng kỳ sắc kỹ lấy nước rồi dùng nước này cho tôm nõn vào nấu canh, thêm các gia vị.
7, Cháo hoàng kỳ, bạch thược
Tác dụng: Ngoài tôm nõn, hoàng kỳ có thể được kết hợp với thực phẩm khác như bạch thược dùng liên tục sẽ có hiệu quả chữa những di chứng sau khi trúng phong như tay chân tê liệt. Những người huyết áp cao, xuất huyết não đã từng khám chẩn đoán bị tắc mạch máu não có thể dùng bài thuốc này.
Nguyên liệu: Hoàng kỳ, bạch thược, quế, gừng tươi, gạo tẻ, táo tàu.
Cách làm: Lấy hoàng kỳ 15g, bạch thược 15g sao vàng và quế 15g, gừng tươi 15g. Đem sắc (nấu) kỹ nguyên liệu trên để lấy nước, bỏ bã. Rồi cho 100g gạo tẻ, và 4 quả táo tàu, cùng lượng nước vừa đủ để nấu thành cháo. Khi cháo chín cho nước thuốc trên vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 1 lần…
8, Thịt thỏ nấu hoàng kỳ
Tác dụng: ích khí hoạt huyết, thông kinh lạc
Nguyên liệu: Thịt thỏ, hoàng kỳ, xuyên khung, gừng tươi.
Cách làm: Thịt thỏ 250g, hoàng kỳ 60g, xuyên khung 10g, gừng tươi 4 lát. Thịt thỏ rửa sạch, loại bỏ mỡ, thái miếng, xuyên khung và hoàng kỳ rửa sạch. Tất cả cho vào nồi hầm chừng 2 giờ cho thật nhừ, nêm nếm gia vị, chia ăn vài lần trong ngày, thường 2 ngày dùng 1 lần.
Xem thêm: Cách phục hồi sau tai biến khoa học
9, Hoàng kỳ nấu địa long
Tác dụng: ích khí hoạt huyết, thông lạc.
Nguyên liệu gồm: Hoàng kỳ, địa long khô, hoa hồng, đương quy, xích thược, xuyên khung đào nhân, bột ngô, bột mì và đường trắng.
Cách làm: Hoàng kỳ 100g, địa long khô (tẩm rượu) 30g, hồng hoa 20g, xích nhược 20g, đương quy 50g, xuyên khung 10g, đào nhân (bỏ vỏ và đầu nhọn, sao qua) 15g, bột ngô 400g, bột mì 100g, đường trắng lượng vừa đủ. Hoàng kỳ, hoa hồng, đương quy, xích thược và xuyên khung đem sắc kỹ lấy nước.
Địa long tán thành bột, trộn đều với đường trắng, bột ngô và bột mì rồi cho vào nước thuốc trên nhào kỹ, nặn thành những chiếc bánh nhỏ, đặt đào nhân lên trên, bỏ vào lò nướng chín, mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 2 cái.
10, Móng giò lợn, sơn tra
Tác dụng: Móng giò bổ thận tinh, mạnh gân cốt, sơn tra không chỉ tiêu hóa thịt (tiêu thực), còn tán ứ huyết. 2 vị hợp lại tác dụng trị huyết áp cao, di chứng tai biến mạch máu não và bán thân bất toại.
Nguyên liệu gồm: móng giò lợn 3 cái, sơn tra 5 quả, gia vị vừa đủ.
Cách làm: Móng giò rửa sạch, thái nhỏ xào cùng gia vị, đổ ngập nước cho sơn tra vào hầm 2 giờ, chín nhừ, chia vài lần ăn trong ngày.
11, Xương sống heo nấu đỗ trọng
Tác dụng: bổ can thận, làm mạnh gân cốt.
Nguyên liệu gồm: Đỗ trọng 30g, ngưu tất 15g, xương sống heo nửa ký, đại táo 4 quả.
Cách làm: Đại táo bỏ hạt, đỗ trọng và ngưu tất rửa sạch, xương sống heo chặt miếng, chần qua nước sôi cho hết huyết dịch. Tất cả cho vào nồi hầm kỹ chừng 2 – 3 giờ, nêm nếm gia vị, dùng làm canh ăn hằng ngày.
Ngoài những món ăn trên, bệnh nhân có thể dùng trà hoặc một số loại nước ép có tác dụng phục hồi cơ thể sau các di chứng của bệnh tai biến mạch máu não như:
12, Trà đảng sâm
Đảng sâm 15g, đào nhân 15g, trà mạn 15g. Các vị sấy khô, tán vụn, trộn đều, mỗi lần lấy 3g bột thuốc này hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.
Tác dụng: bổ khí, hoạt huyết, hóa ứ, thông kinh mạch.
13, Trà kỳ tử, mạch môn đông
Tác dụng: Đây là một loại trà có thể dùng để uống thay nước hằng ngày, được kết hợp từ kỷ tử và mạch đông môn. Nó có tác dụng trị chứng nhức đầu, chóng mặt, nhìn không rõ, tăng huyết áp, đỏ mặt. Tuy nhiên cần lưu ý không sử dụng loại trà này cho những người mắc chứng hư hàn, đi ngoài phân lỏng.
Nguyên liệu gồm: 30g kỳ tử, 30g mạch môn.
Cách làm: Dùng 30g kỳ tử, 30g mạch môn đông sắc lấy nước uống hằng ngày.
14, Nước ép trái lê
Tác dụng: Với kinh nghiệm của dân gian thì bài thuốc này có tác dụng chữa trị di chứng của bệnh tai biến mạch máu não, giúp sinh huyết, khai thông đường mạch.
Nguyên liệu: nước ép lê và sữa tươi.
Cách làm: Bài thuốc này rất dễ chế biến, chỉ cần dùng 100ml nước ép lê trộn với 100ml sữa tươi hấp cách thủy cho bệnh nhân uống hàng ngày.
15, Trà cúc hoa, kỷ tử
Tác dụng: Trị di chứng trúng phong rất tốt.
Nguyên liệu: Kỷ tử 30g, cúc hoa 10g.
Cách làm: Hai thứ hãm nước sôi trong bình kín, sau chừng 15 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Dùng làm nước uống hằng ngày cho bệnh nhân dụ di chứng trúng phong rất tốt.
Trên đây là tổng hợp 15 món ăn cho người bị tai biến mạch máu não. Tùy vào tình trạng sức khỏe của bản thân mà người bệnh lựa chọn món ăn phù hợp, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi bồi bổ cho cơ thể. Ngoài việc dùng các mòn ăn – bài thuốc để giúp điều trị tai biến mạch máu não thì bệnh nhân cũng cần có các biện pháp đề phòng ngừa tai biến mạch máu não có thể tái phát xảy ra.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn