Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer giai đoạn cuối thường mất hầu hết khả năng sinh hoạt hằng ngày như đi lại, vệ sinh, ăn uống… Vì thế, việc chăm sóc cũng khó khăn hơn bình thường. Vậy cần làm gì để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, người thân cũng không quá mệt mỏi? Cùng tham khảo bài viết dưới đây để có kiến thức cơ bản về hội chứng này.
Giống như tên gọi, “kẻ đánh cắp ký ức”, Alzheimer khiến trí nhớ con người giảm sút. Không chỉ vậy, nó còn ảnh hưởng rất lớn đến suy nghĩ, hành động của bệnh nhân. Hiện chưa có cách nào để đảo ngược quá trình diễn biến của bệnh, đặc biệt khi bệnh đang ở giai đoạn cuối. Tuy nhiên, nắm được những thông tin cần thiết sẽ giúp cuộc sống người bệnh nhẹ nhàng hơn.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
I – Các giai đoạn bệnh
1, Giai đoạn mất trí nhớ nhẹ – Giai đoạn hay quên
Giai đoạn này thường kéo dài khoảng từ 2 đến 4 năm. Người bệnh có thể bị các triệu chứng như sau:
- Đờ đẫn, ít lanh lợi.
- Ít ham thích các hoạt động và các thú tiêu khiển.
- Không sẵn sàng làm những điếu gì mới.
- Không thích nghi được với những thay đổi.
- Giảm khả năng quyết định và đặt kế hoạch.
- Chậm hiểu những khái niệm phức tạp.
- Đổ thừa ngay là người khác “ăn cắp” khi đồ đạc bị thất lạc.
- Nghĩ tới bản thân mình nhiều hơn, ít quan tâm đến người khác và cảm xúc của người khác.
- Thường hay quên chi tiết về những sự kiện vừa mới xảy ra.
- Thường hay lặp đi lặp lại hay nửa chừng quên mất điều mình đang nghĩ.
- Dễ cáu kỉnh hay buồn bực khi không làm được việc nào đó.
- Tìm kiếm những gì quen thuộc, lẩn tránh những điều xa lạ.
2, Giai đoạn mất trí nhớ vừa phải – Giai đoạn lẫn lộn
Thường giai đoạn này là giai đoạn dài nhất của bệnh và có thể kéo dài từ 2 đến 10 năm. Người bệnh có thể:
- Cần người khác giúp đỡ hay giám sát khi phải làm việc gì.
- Rất hay quên các sự kiện vừa xảy ra gần đây – những việc xảy ra đã lâu thì bệnh nhân nhớ rõ hơn là việc vừa mới xảy ra, nhưng bệnh nhân có thể quên bớt hay lẫn lộn một số chi tiết.
- Bị lẫn không nhớ rõ thời gian và địa điểm hay giờ giấc – có thể đi mua đồ(shop) vào ban đêm.
- Bị lạc đường ngay nếu đi tới chỗ lạ.
- Quên tên bạn bè hay người thân trong gia đình hoặc lẫn lộn giữa người này với người kia trong gia đình.
- Quên tắt bếp đun nồi, ấm nước.
- Đi lang thang ngoài đường, có khi lang thang vào ban đêm và nhiều khi bị lạc hoàn toàn.
- Có hành động khác thường như bận đồ ngủ ra đường.
- Nhìn hoặc nghe thấy những điều không thấy trước mắt.
- Hay lặp đi lặp lại.
- Cảm thấy an toàn hơn khi ở nhà và tránh không muốn đi chơi.
- Sao lãng việc ăn uống và giữ gìn vệ sinh (có thể họ nói là đã tắm rửa hay đã ăn xong nhưng thực ra họ chưa tắm, chưa ăn.)
- Trở nên giận dữ, bực bội hay buồn rầu rất nhanh.
II – Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối – Những điều cần lưu ý
Bởi đây là giai đoạn cuối nên người nhà cần hết sức lưu ý cũng như chăm sóc người bệnh cẩn thận, tránh những tình huống không may xảy ra.
II.1 – Dấu hiệu nhận biết giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer
Cùng điểm qua một số triệu chứng thường gặp khi bệnh đã trong giai đoạn tiến triển nặng. Cụ thể như sau:
- Giờ giấc ngủ, nghỉ bị đảo lộn
- Không thể di chuyển mà phải dùng xe lăn
- Không thể tự ăn uống, cảm thấy khó nuốt
- Không nhận thức được về thế giới xung quanh
- Dễ kích động vào một số thời điểm cố định trong ngày
- Dễ mắc các bệnh nhiễm trùng
- Vệ sinh không tự chủ hoặc gặp khó khăn trong vấn đề này
- Tính cách thay đổi: nóng giận, bất hợp tác
- Cơ bắp dần cứng lại…
II.2 – Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Chăm sóc người bệnh Alzheimer, đặc biệt khi họ ở giai đoạn cuối không phải công việc dễ dàng. Bởi lẽ, người chăm sóc không chỉ cần có tình yêu thương, sự cẩn thận mà phải có tâm lý thật vững vàng. Giai đoạn cuối, bệnh nhân sẽ mất đi hoàn toàn khả năng đáp ứng nhu cầu của chính mình. Cùng với đó, nhiều căn bệnh cũng kéo theo: nhiễm trùng, suy dinh dưỡng…
Một số công việc phổ biến và lưu ý khi bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối gồm:
-
- Chia nhỏ bữa ăn, làm thức ăn dễ nuốt (cắt nhỏ, nghiền nát)… Đồng thời, không bật ti vi hay thiết bị điện tử có phát ra âm thanh khi ăn để có không gian ăn uống yên tĩnh.
- Tránh để vật dụng nguy hiểm gần người bệnh
- Động viên người bệnh
- Báo ngay bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Bên cạnh việc người thân chăm sóc tại nhà, hiện nay nhiều gia đình chọn đưa người bệnh vào các cơ sở y tế để có người chăm sóc chuyên nghiệp. Đây cũng là một giải pháp phù hợp giúp giảm đau đớn cho người bệnh và giảm gánh nặng cho người thân.
II.3 – Những vấn đề cần lưu ý khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer
Do ở giai đoạn cuối, bệnh nhân không hoàn toàn minh mẫn nên nếu lập di chúc thì đó cũng không phải là tài liệu hợp lệ. Vì thế, mọi tài sản hiện có, các thành viên trong gia đình hưởng thế nào đều do pháp luật quy định.
Kết luận: Rõ ràng, hội chứng Alzheimer có rất nhiều triệu chứng khác nhau, và không phải lúc nào cũng xác định được bệnh một cách rõ ràng, đặc biệt khi bệnh mới nhen nhóm. Do đó, việc thăm khám tại các cơ sở y tế định kỳ để có hướng can thiệp kịp thời là điều nên làm. Đặc biệt, nếu bệnh nhân đang ở giai đoạn cuối, gia đình cần tham khảo lời khuyên của bác sĩ. Cùng với đó, cần có kế hoạch cụ thể để việc chăm sóc người thân diễn ra một cách hiệu quả và nhẹ nhàng hơn.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn