Bệnh Alzheimer có di truyền không là một trong những câu hỏi được đặt ra nhiều nhất từ phía những người mắc bệnh. Hiểu được nỗi băn khoăn này, trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp đầy đủ thông tin trả lời cho câu hỏi này.
Mục lục
I – Bệnh Alzheimer có di truyền không?
Bệnh alzheimer xuất hiện chủ yếu ở đối tượng là người cao tuổi. Bệnh lý này xảy ra khi hệ thần kinh có biểu hiện bị thoái hóa, các tế bào não dẫn bị chết và không có khả năng tự phục hồi trở lại. Biểu hiện của bệnh này là tình trạng mất trí nhớ, khả năng tư duy bị suy giảm, rối loạn ngôn ngữ.
Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Với những người không phát hiện kịp thời và có biện pháp can thiệp, có thể gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Điển hình như mắc viêm phổi, bị nhiễm trùng, dễ gặp chấn thương do chức năng của hệ cơ bị suy giảm….
Thông thường, người mắc bệnh Alzheimer có thể sống được từ 8 – 10 năm kể từ thời gian mắc bệnh. Một số trường hợp chăm sóc sức khỏe tốt, tuổi thọ có thể được kéo dài hơn con số trên.
Về câu hỏi bệnh alzheimer có di truyền không, hiện nay vẫn chưa có câu trả lời chính xác khẳng định 100% về nguyên nhân này. Theo phân tích, đánh giá từ giới chuyên môn, có hai khả năng như sau:
I.1 – Dự đoán Alzheimer có thể do di truyền
Theo nhiều nghiên cứu, giới chuyên môn nhận định bệnh Alzheimer có khoảng 40 – 50% yếu tố di truyền. Theo khảo sát, tỷ lệ những người có người nhà là bố mẹ, anh chị mắc bệnh thì khả năng người đó mắc bệnh sẽ cao hơn từ khoảng 4 – 10 lần.
Theo tìm hiểu, hiện nay có hai nhóm gen tác động đến việc một người có nguy cơ mắc Alzheimer hay không là: Nhóm gen nguy cơ và gen xác định.
I.1.1. Nhóm gen nguy cơ
Đây là nhóm gen có khả năng làm tăng nguy cơ khiến người mắc bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là những ai có nhóm gen này đều sẽ mắc bệnh.
Các chuyên gia tìm thấy các loại gen trong nhóm này gồm: APOE-e4, APOE-e3, APOE-e2. Trong đó, APOE-e4 là mã gen phổ biến thường thấy nhất ở người mắc Alzheimer. Đặc biệt, mã gen này không chỉ xuất hiện ở người cao tuổi mà tần suất xuất hiện ở người trẻ cũng đang có xu hướng tăng lên.
I.1.2. Nhóm gen xác định
Nhóm gen này chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với nhóm gen nguy cơ nhưng đổi lại, những ai phát hiện nhóm gen này thì có thể khẳng định 100% sẽ mắc bệnh Alzheimer.
Khi người có nhóm gen này thường xuất hiện các triệu chứng của bệnh khá sớm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất ra beta amyloid – nguyên nhân chính làm các tế bào não bị chết.
Qua đây, có thể khẳng định bệnh Alzheimer có di truyền qua các thế hệ trong gia đình nếu như người bệnh có nhóm gen nguy cơ hoặc nhóm gen xác định. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh lại là, tỷ lệ di truyền không phải là tuyệt đối.
I.2 – Quan điểm Alzheimer không do di truyền
Bên cạnh yếu tố di truyền, bệnh Alzheimer còn có thể khởi phát qua nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh được các chuyên gia chỉ ra: như tuổi tác, giới tính (phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nam giới), các chấn thương não, lối sống không lành mạnh,.. Về quan điểm này, cùng tìm hiểu chi tiết hơn ngay bên dưới đây.
II – Những ai có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer?
Thực tế, căn bệnh Alzheimer đang ngày càng trở nên phổ biến và trẻ hóa. Vì vậy, bất cứ ai cũng đều có thể mắc phải căn bệnh này. Tuy nhiên, theo kết quả của nhiều cuộc nghiên cứu của các chuyên gia đã đưa ra kết luận, những nhóm đối tượng dưới đây là những người có nguy cơ cao mắc Alzheimer:
II.1 – Người cao tuổi
Tuổi cao là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến bệnh Alzheimer, đây cũng chính là lý do cho thấy vì sao người cao tuổi thường mắc bệnh này. Các tế bào thần kinh của người cao tuổi thường bị lão hóa nhanh hơn.
Đặc biệt, trong giai đoạn này người già thường xuất hiện nhiều bệnh nền như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, mỡ máu,…
II.2 – Người có tiền sử gia đình mắc bệnh Alzheimer
Như đã phân tích kỹ ở trên, khoảng 40 – 50% những người có người nhà là bố mẹ, anh chị em mắc bệnh Alzheimer có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những người khác. THông thường, trong não những người này có thể sẽ chứa một trong hai mã gen là gen nguy cơ và gen xác định.
II.3 – Phụ nữ thời kỳ mãn kinh
Theo nhiều nghiên cứu, phụ nữ có tỷ lệ mắc bệnh Alzheimer cao hơn nam giới. Sở dĩ vậy bởi nữ giới bước vào thời kỳ tiền mãn kinh thường bị sụt giảm hormone estrogen khiến cho chức năng bảo vệ não khỏi chất độc hại bị suy giảm, khiến não dễ bị tổn thương hơn.
II.4 – Người từng bị chấn thương sọ não
Đối với những trường hợp người từng bị chấn thương sọ não, não sẽ tiết ra một lượng lớn hoạt chất beta amyloid. Từ đó, làm tăng nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn so với những người khác.
II.5 – Người có lối sống không lành mạnh
Việc sử dụng quá nhiều thuốc, các chất kích thích có hại như rượu bia và chế độ sinh hoạt không khoa học, điều độ như ăn nhiều đồ ăn nhanh, ngủ không đủ giấc, hay lo lắng, stress… là những yếu tố khiến cho não bị căng thẳng, thiếu máu não. Do đó, nguy cơ mắc bệnh Alzheimer cao hơn gấp nhiều lần so với những người có lối sống lành mạnh.
III – Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
Hiện nay, có nhiều cách phòng chống bệnh Alzheimer được nhiều người áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Bạn đọc có thể tham khảo một số cách điển hình dưới đây:
III.1 – Cho não bộ hoạt động liên tục, lành mạnh
Nghiên cứu cho thấy, não bộ không được hoạt động thường xuyên có thể khiến cho các tế bào não bị chết và teo lại, dẫn đến hiện tượng trí nhớ bị suy giảm. Do đó, bạn nên rèn luyện những thói quen tốt cho não được vận động, góp phần đẩy lùi bệnh Alzheimer:
- Đẩy mạnh các hoạt động cần tư duy, phân tích logic: Làm việc, tham gia các trò chơi mang tính trí tuệ cao như đố chữ, cờ vua, cờ tướng, đọc sách báo,…
- Học thêm ngoại ngữ
- NGủ đúng giờ để não được nghỉ ngơi, phục hồi.
- Hạn chế suy nghĩ làm cho não bị căng thẳng, stress.
III.2 – Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học
Chế độ ăn quyết định nhiều đến việc hình thành bệnh Alzheimer. Để phòng bệnh Alzheimer, bạn nên xây dựng chế độ ăn như sau:
- Bổ sung nhiều trái cây, rau xanh, các cây họ đậu
- Uống nhiều ngũ cốc nguyên hạt
- Bổ sung thêm cá, thịt gà
- Giảm chất béo, hạn chế rượu bia, cà phê, hút thuốc lá
III.3 – Vận động hàng ngày
Tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga rất tốt cho quá trình vận động, hỗ trợ máu được lưu thông lên não. Nhờ vậy, các tế bào não sẽ được cung cấp đủ oxy cũng như chất dinh dưỡng, tăng khả năng kết nối với nhau.
Như vậy, trên đây là toàn bộ những thông tin chúng tôi đã tìm hiểu, tổng hợp và cập nhật chi tiết nhất cho quý vị bạn đọc để giải đáp cho câu hỏi bệnh alzheimer có di truyền không? Di truyền không phải là nguyên nhân chính và duy nhất hình thành bệnh Alzheimer. Vì vậy, mọi người cần nhận thức đúng về vấn đề này, có kế hoạch phòng, chống bệnh để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn