Bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer’s ở các giai đoạn khác nhau có những triệu chứng và mức độ tiến triển khác nhau. Nhưng nói chung một điều chắc chắn là tình trạng của những người mắc bệnh Alzheimer hay các hình thức bệnh mất trí nhớ khác đều ngày càng tệ hơn. Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối là giai đoạn quan trọng nhất, cần được chăm sóc cẩn thận nhất.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
- ? Tổng quan về bệnh Alzheimer
- ? Các giai đoạn phát triển của bệnh
- ? Giai đoạn 1: Không có triệu chứng nào rõ ràng
- ? Giai đoạn 2: Biểu hiện rất nhẹ
- ? Giai đoạn 3: Bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức
- ? Giai đoạn 4: Suy giảm nhận thức ở mức độ vừa phải
- ? Giai đoạn 5: Giai đoạn giữa – Suy giảm nhận thức khá trầm trọng
- ? Giai đoạn 6: Thay đổi lớn về tính cách, suy giảm nhận thức trầm trọng
- ? Giai đoạn 7: Rất nghiêm trọng – Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
- ? Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
? Tổng quan về bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là gì? Alzheimer là một dạng bệnh thoái hóa các tế bào thần kinh thuộc não bộ. Bệnh gây hiện tượng suy giảm trí nhớ, khả năng phán đoán, nhận thức và các rối loạn về tác phong.
Cho tới nay, nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được biết rõ. Rất có thể bệnh không phải do một nguyên nhân gây ra mà có thể do nhiều yếu tố tác động tới con người khiến họ mắc bệnh ví dụ như tuổi tác, tiền sử gia đình, chế độ dinh dưỡng, môi trường, sự bất thường của hệ miễn dịch…
? Các giai đoạn phát triển của bệnh
Các giai đoạn của bệnh Alzheimer bao gồm:
- Giai đoạn 1: Không có triệu chứng nào rõ ràng
- Giai đoạn 2: Biểu hiện rất nhẹ
- Giai đoạn 3: Bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức
- Giai đoạn 4: Suy giảm nhận thức ở mức độ vừa phải
- Giai đoạn 5: Suy giảm nhận thức khá trầm trọng
- Giai đoạn 6: Suy giảm nhận thức trầm trọng, thay đổi tính cách
- Giai đoạn 7: Giai đoạn rất nghiêm trọng (Giai đoạn cuối)
Cơ cấu 7 giai đoạn này được phát triển bởi Tiến sĩ Y khoa Barry Reisberg – Giám đốc lâm sàng tại New York. Sau đây là những biểu hiện của bệnh nhân bị bệnh Alzheimer’s ở các mức độ khác nhau và các chứng mất trí nhớ khác. Không phải bệnh nhân nào cũng có những triệu chứng đề cập dưới đây. Ngoài ra, không phải ở bệnh nhân nào bệnh cũng tiến triển theo từng giai đoạn như vậy.
? Giai đoạn 1: Không có triệu chứng nào rõ ràng
Ở giai đoạn đầu này, không có một triệu chứng nào ở người bệnh. Bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh cũng như không có dấu hiệu suy giảm trí nhớ.
? Giai đoạn 2: Biểu hiện rất nhẹ
Trí nhớ ở giai đoạn này có thể suy giảm đôi chút. Một số biểu hiện nhẹ thường gặp bao gồm quên chìa khóa, quên một số từ ngữ… Các triệu chứng “tinh tế” này không ảnh hưởng quá nhiều đến cuộc sống thường ngày của bệnh nhân. Tuy nhiên, đây không phải hoàn toàn là triệu chứng của Alzhimer. Có thể đó là những biểu hiện bình thường trong quá trình lão hóa.
? Giai đoạn 3: Bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức
Ở giai đoạn 3, bệnh nhân có nhiều dấu hiệu để người thân có thể dễ dàng nhận biết hơn như:
- Làm việc kém tập trung
- Ghi nhớ được rất ít thông tin
- Hay làm mất đồ đạc
- Không thể nhớ tên của người lạ
- Gặp khó khăn khi bày tỏ suy nghĩ, thiếu vốn từ ngữ
- Hỏi lại nhiều lần cùng một câu hỏi…
Khi có những dấu hiệu nói trên, người thân có thể đưa ngay bệnh nhận đến xét nghiệm lâm sàng để được bác sĩ thăm khám tổng quát và cụ thể nhất.
? Giai đoạn 4: Suy giảm nhận thức ở mức độ vừa phải
Khi bước đến giai đoạn 4, những dấu hiệu ở giai đoạn 3 sẽ trở nên rõ ràng hơn. Đồng thời, sẽ có thêm nhiều dấu hiệu mới. Cụ thể, người bệnh sẽ:
- Không thể nhớ toàn bộ thông tin về bản thân
- Tỏ ra lãnh cảm với mọi thứ xung quanh
- Gặp khó khăn trong quá trình tư duy, tính toán
- Không thể nhớ các sự kiện gần đây đã diễn ra
Rơi vào trường hợp này, người thân nên có cách biện pháp để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Một số hành động có thể làm như không để họ một mình lái xe, không để họ quản lý tài sản vì dễ bị lợi dụng…
? Giai đoạn 5: Giai đoạn giữa – Suy giảm nhận thức khá trầm trọng
Bước vào giai đoạn 5, người nhà cần thực sự kiên nhẫn. Người bệnh rất cần sự giúp đỡ trong sinh hoạt hằng ngày. Bởi, giai đoạn này, họ sẽ có biểu hiện như:
- Không nhớ thông tin quan trọng như trường từng học, số điện thoại, địa chỉ nơi ở hiện tại…
- Nhầm lẫn về các thứ trong ngày, các mùa trong năm.
- Khó khăn trong việc lựa chọn trang phục…
? Giai đoạn 6: Thay đổi lớn về tính cách, suy giảm nhận thức trầm trọng
Ảo tưởng là biểu hiện rõ ràng nhất khi bệnh nhân đang ở giai đoạn này. Do đó, người nhà cần rất kiên nhẫn và nhẹ nhàng khi nói chuyện với bệnh nhân. Họ có thể có các biểu hiện như:
- Dễ đi lạc, đi lang thang
- Đôi lúc quên tên vợ/chồng, người thân
- Có thể nhận ra mặt nhưng quên tên người
- Hay lặp đi lặp lại các hành động như xé giấy, bứt tai…
? Giai đoạn 7: Rất nghiêm trọng – Bệnh Alzheimer giai đoạn cuối
Đây là giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer và đưa đến tử vong. Giai đoạn này thường kéo dài từ 3 năm trở lên. Trong giai đoạn này, bệnh nhân trở nên bất lực trầm trọng và hoàn toàn dựa vào sự chăm sóc của người khác.
Bệnh nhân có thể có những triệu chứng như sau:
- Không nhớ được việc vừa xảy ra dù chỉ trong vòng vài phút ví dụ như vừa mới ăn xong là quên ngay.
- Không còn hiểu được hay diễn đạt được bằng lời nói.
- Không kiểm soát được việc tiêu tiểu.
- Không nhận ra bạn bè hay người thân.
- Cần người đút ăn, tắm rửa, tiêu tiểu, bận quần áo.
- Cởi quần áo không đúng lúc.
- Không nhận ra những đồ vật thường dùng hàng ngày.
- Đêm ngủ không yên giấc.
- Thái độ bồn chồn có thể do cố gắng tìm kiếm một người thân nào đó đã qua đời từ lâu.
- Có thái độ hung hăng nhất là khi cảm thấy bị đe dọa hay tù túng.
- Đi lại khó khăn và cuối cùng có thể phải ngồi xe lăn.
- Không kiểm soát được cử động.
- Cuối cùng bệnh nhân vĩnh viễn không thể cử động được và trong những tuần cuối hay trong vòng vài tháng cuối bệnh nhân phải nằm liệt giường.
- Cuối cùng bệnh nhân bất tỉnh, có thể lúc đầu bệnh nhân ở trong tình trạng bất tỉnh nhẹ nhưng sau đó thì hôn mê sâu.
? Có thể bạn quan tâm:
- Bệnh Alzheimer có di truyền không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Bệnh Alzheimer có chết không? Người bị bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
✔️ Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer giai đoạn cuối:
Một số công việc cần lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân giai đoạn cuối, bao gồm:
-
- Chia nhỏ bữa ăn, làm thức ăn dễ nuốt (cắt nhỏ, nghiền nát)…
- Không bật ti vi hay thiết bị điện tử có phát ra âm thanh khi ăn để bệnh nhân có không gian ăn uống yên tĩnh.
- Tránh để vật dụng nguy hiểm gần người bệnh
- Động viên người bệnh
- Báo ngay bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
Bên cạnh việc người thân chăm sóc tại nhà, hiện nay nhiều gia đình chọn đưa người bệnh vào các cơ sở y tế để có người chăm sóc chuyên nghiệp. Đây cũng là một giải pháp phù hợp giúp giảm đau đớn cho người bệnh và giảm gánh nặng cho người thân.
✔️ Chuẩn bị các vấn đề giai đoạn cuối đời
Khi bệnh nhân bước vào giai đoạn cuối thì khả năng hiểu biết và đánh giá cũng bị suy giảm, vì thế cần có một thành viên trong gia đình, người giám hộ hoặc luật sư để giám sát tài chính. Nếu lập di chúc trong giai đoạn này thì đó cũng không phải là tài liệu hợp lệ. Vì thế, mọi tài sản hiện có, các thành viên trong gia đình hưởng thế nào đều do pháp luật quy định.
? Sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer
Phòng ngừa và “chặn đứng” các biểu hiện suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và tránh các diễn tiến xấu, biến chứng nguy hiểm của bệnh Alzheimer sau này. Các chuyên gia khuyên chúng ta nên sử dụng các sản phẩm có công dụng giúp tăng cường tuần hoàn não, hạn chế lão hóa và bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh.
Lohha Trí Não là thực phẩm chức năng giúp tăng cường hoạt động của trí não, hỗ trợ điều trị bệnh Alzheimer. Sản phẩm được bào chế từ các loại thảo dược như thông đất, thành ngạnh,… nên rất an toàn và lành tính.
Tóm lại, bệnh Alzheimer nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh tiến triển nhanh và gây ra những hậy quả nặng nề. Bệnh nhân không thể thực hiện ngay cả những công việc đơn giản nhất mà không cần trợ giúp. Việc thoái hóa các khối cơ và cử động dẫn đến việc người bệnh phải nằm liệt giường và mất khả năng tự ăn uống. Người bệnh Alzheimer sau đó thường sẽ chết bởi các tác nhân bên ngoài như nhiễm trùng các vết loét do nằm lâu ngày, viêm phổi… chứ không phải do bản thân bệnh. Bài viết trên đây cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về bệnh Alzheimer để có cách phòng tránh kịp thời và chính xác. Hy vọng trong tương lai, công nghệ khoa học kỹ thuật phát triển, căn bệnh Alzheimer sẽ có thuốc chữa và không còn là nỗi lo cho bản thân người bệnh, gia đình và toàn xã hội.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn