Bệnh hay quên thường xuất hiện ở người cao tuổi khi mà tuổi tác cao khiến các cơ quan dần lão hóa và suy giảm trí nhớ. Nhưng chứng hay quên hiện nay còn gặp ở cả những người trẻ tuổi, thậm chí là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Vậy bệnh hay quên là gì? Dấu hiệu của bệnh hay quên ra sao? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về căn bệnh này nhé!
Ảnh minh họa: Bênh hay quên, đãng trí ở người trẻ.
Mục lục
1, Bệnh hay quên là gì?
Bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ dẫn đến hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do suy thoái không ngừng của não bộ.
2, Triệu chứng của bệnh hay quên
Những dấu hiệu của bệnh đãng trí ban đầu thường là quên đồ đạc, quên tên, quên lịch làm việc… Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra những biểu hiện sau:
- Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp…
- Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự.
- Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời.
- Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo…
- Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày.
3, Nguyên nhân mắc bệnh hay quên?
Bệnh hay quên là căn bệnh thường gặp ở người có tuổi. Tuy nhiên hiện nay do áp lực công việc, học tập, cuộc sống… độ tuổi mắc bệnh hay quên ngày càng trẻ hoá. Theo thống kê mới nhất, có đến 20-30% trường hợp gặp vấn đề về trí nhớ ở độ tuổi rất trẻ chỉ dưới 30 tuổi. Ở người trẻ, não bộ bình thường, nhưng mắc chứng hay quên có thể là do trạng thái tâm lý không ổn, lo âu, buồn rầu, mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, làm nhiều việc cùng một lúc… khiến họ không thể tập trung, chú ý, không ghi nhớ hết sự việc cần phải nhớ dẫn đến những ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, nguyên nhân chính dẫn đến chứng hay quên ở một người là do đang mắc phải hoặc chịu ảnh hưởng từ di chứng của một bệnh lý nào đó như đột quỵ não, thoái hóa não, viêm não hoặc khối u trong não… Các chấn thương não, tai biến mạch máu não, viêm não, thiếu ôxy não sẽ gây suy giảm trí nhớ. Khi có tổn thương não, tế bào não bị hư tổn khiến thông tin tiếp nhận không thể thu nạp, bảo lưu.
Một nguyên nhân khác cũng dẫn đến hiện tượng đãng trí, hay quên thường xuất hiện ở những người thiếu vitamin B1, người nghiện rượu, nghiện ma túy… Đặc biệt, một số thành phần trong thuốc có thể gây ra hiện tượng đãng trí ở người uống như thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần, thuốc chống dị ứng, thuốc giãn cơ, thuốc ngủ, và vài loại thuốc giảm đau, móc phin khác…
Đọc tiếp: Bệnh hay quên: Nguyên nhân và cách điều trị
4, Bệnh hay quên có nguy hiểm không?
Dấu hiệu của bệnh hay quên bước đầu chỉ là nói trước, quên sau, quên đồ đạc, quên việc cần làm… và không gây trở ngại lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đây có thể là những dấu hiệu lành tính chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn một thời gian mọi thứ sẽ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ… vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết.
Trên đây là những tìm hiểu chung về bệnh hay quên, đãng trí. Chứng hay quên ở giai đoạn sớm có khả năng điều trị khỏi hoặc ít ra cũng làm quá trình tiến triển bệnh chậm lại, giúp cho bộ não phục hồi và người bệnh có cuộc sống tốt hơn. Vì vậy, khi thấy có biểu hiện hay quên, khó ghi nhớ chúng ta nên đến các trung tâm y tế để được kiểm tra mức độ quên và nhận lời khuyên bổ ích từ các bác sĩ.
Xem thêm: Phòng tránh bệnh hay quên như thế nào?
Theo teonao.vn
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn