Suy giảm trí nhớ là tình trạng phổ biến ở người già nhưng cũng không hề hiếm gặp ở người trẻ tuổi. Đây là căn bệnh hiện chưa có thuốc điều trị dứt điểm. Các biện pháp điều trị chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Vậy suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện bệnh hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu nhé!
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
I – Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?
Cho tới thời điểm hiện tại, chưa có bất kỳ loại thuốc suy giảm trí nhớ nào có thể chữa dứt điểm căn bệnh này. Thay vào đó, chỉ có những loại thuốc điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây ra bệnh. Dưới đây là một số loại điển hình được các bác sĩ chuyên khoa kê đơn nhiều nhất cho bệnh nhân:
I.1 – Suy giảm trí nhớ uống thuốc chống trầm cảm
Suy giảm trí nhớ là hiện tượng mạch máu não hoặc các tế bào thần kinh bị tổn thương. Trong đó, có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị suy giảm trí nhớ xuất phát từ nguyên nhân trầm cảm. Biểu hiện là họ thường hay cáu gắt, thay đổi tính tình và hành vi rõ rệt. Đối với trường hợp này, có thể sử dụng thuốc chống trầm cảm để hạn chế tình trạng tiêu cực trong suy nghĩ.
Hiện có 2 loại thuốc chống trầm cảm phổ biến thường được kê toa cho người suy giảm trí nhớ là sertraline và paroxetine. Những thuốc này khá an toàn và lành tính, ít gây ra tác dụng phụ. Cụ thể:
- Thuốc sertraline: Được kê trong các trường hợp có biểu hiện trầm cảm, rối loạn ám ảnh cưỡng chế, rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu,…
- Thuốc paroxetine: Hỗ trợ làm tăng serotonin – một chất dẫn truyền thần kinh điều trị rối loạn tâm thần như trầm cảm và lo lắng. Thuốc có dạng viên nén hoặc dung dịch uống.
I.2 – Thuốc điều trị suy giảm trí nhớ – Thuốc giải lo âu
Người bệnh suy giảm trí nhớ nếu có các biểu hiện lo lắng, hoảng sợ, có thể uống thuốc giải lo âu để điều trị. Có hai loại thuốc phổ biến được sử dụng là:
- Clonazepam: Giúp người bệnh giảm lo lắng và dễ ngủ hơn. Đây cũng là một loại thuốc giãn cơ, gây cảm giác buồn ngủ được sử dụng nhiều trước khi phẫu thuật.
- Bromazepam: Thuốc có tác dụng tăng hoạt động não của axit gamma aminobutyric, giúp an thần, giải lo âu, chống động kinh và đãng trí. Thuốc được kê chủ yếu trong trường hợp người bệnh cảm thấy hoảng sợ, đau khổ,…
I.3 – Suy giảm trí nhớ uống thuốc cải thiện tuần hoàn não
Nhóm thuốc cải thiện tuần hoàn não cũng là một trong những lựa chọn giúp người bệnh điều trị suy giảm trí nhớ. Nhóm này gồm có các loại thuốc điển hình dưới đây:
- Ginkgo biloba: Đây là thuốc giúp lưu thông máu ở động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. Từ đó, giúp tối ưu quá trình oxy hóa ở não, làm chậm quá trình lão hóa tế bào não và giảm bớt các triệu chứng của suy giảm trí nhớ. Người cao tuổi là đối tượng thích hợp nhất để sử dụng sản phẩm này.
- Piracetam: Người bị suy giảm trí nhớ thường xuyên bị mất thăng bằng, rối loạn hành vi và trí nhớ có thể sử dụng thuốc này.
Những loại thuốc kể trên chỉ mang tính chất tham khảo. Bất kể khi nào bạn cần sử dụng thuốc chống suy giảm trí nhớ đều phải tiến hành thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa và được kê bởi họ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng có thể gây nên những tác dụng phụ nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
I.4 – Lohha Trí Não – Hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ
Lohha Trí Não là thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ do bác sĩ Hoàng Sầm – viện trưởng viện y học bản địa Việt Nam nghiên cứu và phát triển. Sản phẩm có thành phần chủ yếu là các loại thảo dược quý như thông đất, thành ngạnh, cao bạch quả,… nên rất an toàn và lành tính. ? Tham khảo chi tiết: Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ Lohha trí não.
II – Cách điều trị suy giảm trí nhớ không dùng thuốc
Bên cạnh sử dụng thuốc điều trị suy giảm trí nhớ, các chuyên gia cho biết người bệnh cũng có thể áp dụng các biện pháp không dùng thuốc. Nếu làm đúng, có thể ngăn chặn quá trình tiến triển của bệnh rất tốt. Một vài phương pháp hỗ trợ điều trị suy giảm trí nhớ cụ thể như sau:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học. Hạn chế thu nạp chất béo, thực phẩm chế biến sẵn, không uống rượu bia, hút thuốc lá. Đồng thời, bổ sung nhiều cá và omega 3.
- Ngủ đủ giấc, cải thiện chất lượng giấc ngủ
- Tập thói quen rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày 15 – 30 phút để cơ thể vận động, dẻo dai hơn, tránh hiện tượng bị chây ì.
- Tránh để bản thân rơi vào cảm giác mệt mỏi, căng thẳng bằng cách suy nghĩ tích cực. Thường xuyên tham gia các hoạt động giải trí, thư giãn và kích thích não phải suy nghĩ như tham gia các trò chơi: chơi cờ, giải ô chữ,…
- Kiểm soát huyết áp và lượng cholesterol, lượng đường trong máu.
- Tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để sớm phát hiện bệnh và có biện pháp can thiệp kịp thời ở mỗi giai đoạn.
Như vậy, thuốc điều trị suy giảm trí nhớ có nhiều loại, mỗi loại được sử dụng để điều trị những triệu chứng hay nguyên nhân gây bệnh khác nhau. Tuy nhiên, không có loại thuốc nào có thể chữa trị dứt điểm chứng suy giảm trí nhớ mà chỉ chủ yếu làm hạn chế các tác động xấu của bệnh. Do đó, mọi người không nên phụ thuộc vào thuốc quá nhiều mà nên xây dựng chế độ sống, ăn uống lành mạnh, khoa học nhất để nâng cao sức khoẻ.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn