Nói trước – quên sau, không khóa cửa khi ra ngoài, quên đồ đạc, quên lịch làm việc… là những biểu hiện của bệnh hay quên. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời bệnh có thể tiến triển thành sa sút trí tuệ và gây ra những hậu quả khó lường cho người bệnh, gia đình và toàn xã hội.
1, Bệnh hay quên là gì?
Bệnh hay quên hay còn gọi là bệnh đãng trí, chỉ hiện tượng con người bỗng dưng không thể nhớ lại một số sự kiện trong quá khứ ở một mức độ đáng kể. Nó có thể được gây ra bởi tổn thương các khu vực của não nơi quan trọng để xử lý bộ nhớ. Tùy vào nguyên nhân mà chứng đãng trí có thể xuất hiện một cách từ từ hoặc dồn dập, có thể tạm thời hoặc kéo dài vĩnh viễn….
2, Triệu chứng nhận biết bệnh hay quên
Những dấu hiệu ban đầu của chứng hay quên thường là quên đồ đạc, quên tên, quên lịch làm việc… Ở giai đoạn nặng hơn, bệnh có thể gây ra những biểu hiện sau:
- Rối loạn về hành vi như hay đi lang thang, lạc đường, quên cách nấu ăn, khó thực hiện các động tác phối hợp…
- Gặp khó khăn về ngôn nhữ như: khó tìm từ ngữ để diễn đạt, nói lặp, hay nhắc lại chuyện đã nói, kể chuyện không có trình tự.
- Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng: Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm; hay nổi cáu, la hét, đôi lúc lại rất nghe lời.
- Tư duy của người mang dấu hiệu bệnh hay quên cũng có vấn đề như tính toán sai, phản ứng chậm, kém sáng tạo…
- Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật; nghe âm thanh. Ít ngủ ban đêm, sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay than phiền, mệt mỏi và ngủ ngày.
Đọc tiếp: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên?
3, Khắc phục bệnh hay quên như thế nào?
Ở mức độ nhẹ, bệnh hay quên không gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng đãng trí sẽ gây ra căn bệnh sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm, bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân và mất khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Dưới đây là một số biện pháp nhằm cải thiện bộ nhớ, khắc phục chứng đãng trí và điều trị bệnh hay quên như:
- Nghỉ ngơi, thư giãn: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, não được cung cấp thêm ôxy giúp chúng khỏe và linh hoạt hơn.
- Vận động thể thao: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời.
- Chế độ dinh dưỡng: Cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn.
Trên đây là những dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh hay quên. Để cải thiện sức khỏe và bảo vệ não bộ, chúng ta nên có một chế độ dinh dưỡng khoa học và chế độ sinh hoạt lành mạnh. Chúng ta cũng nên thường xuyên đến các trung tâm y tế để thăm khám và kiểm tra sức khỏe toàn diện nhằm biết được tình trạng của bản thân và nhận lời khuyên hữu ích từ các bác sĩ, chuyên gia.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn