Teo não

Nguyên nhân teo não & Những nguy cơ tiềm ẩn của bệnh

   Teo não là bệnh lý gây nên do sự thoái hóa, chết và gián đoạn dẫn truyền giữa những tế bào thần kinh. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm có thể đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Vậy nguyên nhân teo não là gì? Làm thế nào để ngăn ngừa và phòng chống teo não? (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lụcI – Nguyên nhân teo não là gì?1 – Nguyên nhân teo não do bệnh tật2 – Nguyên nhân do chấn thương3 – Teo não do bệnh truyền nhiễmII – Những nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh teo não:III – Làm thế nào để ngăn ngừa và phòng chống bệnh teo não? I – Nguyên nhân teo não là gì?    Nguyên nhân teo não có thể do bệnh tật (bị bệnh Alzheimer, bại não,…), do chấn thương hoặc do bệnh truyền nhiễm. Mặt khác, nhiễm trùng não cũng có thể là 1 nguyên nhân gây chết các tế bào não và teo não. Cụ thể: 1 – Nguyên nhân teo não do bệnh tật    Nguyên nhân của bệnh teo não chủ yếu và phổ biến nhất hiện nay là do bệnh tật. Cụ thể: Bệnh Alzheimer (mất trí nhớ): Bệnh này thường xảy ra ở người từ 55 tuổi trở lên và chiếm tới 60 – 80% trường hợp mất trí nhớ. Bệnh bại não: Là tình trạng tổn thương não bộ không tiến triển theo thời gian. Nó khiến não bị teo dần, và khiến cơ bắp không có liên kết với nhau và dẫn đến tình trạng rối loạn vận động.  Bệnh Huntington: Là loại bệnh lý di truyền gen trội đặc trưng, làm suy giảm nhận thức, tinh thần và các hoạt động thể chất. Bệnh thường gặp ở người độ tuổi từ 30 – 45, và lâu dài sẽ gây ra tình trạng teo não và ảnh hưởng tới các cử động của cơ thể. Các nguyên nhân gây teo não phổ biến nhất 2 – Nguyên nhân do chấn thương    Chấn thương là một trong những nguyên nhân bị teo não khá phổ biến. Việc chấn thương nặng có thể khiến máu lưu thông lên não bị gián đoạn, tế bào thần kinh trong khu sẽ thiếu oxy. Và tình trạng này để trong thời gian dài thì sẽ gây ra bệnh teo não khá nghiêm trọng. 3 – Teo não do bệnh truyền nhiễm    Có thể bạn chưa biết, nguyên nhân trẻ bị teo não chủ yếu là do bệnh truyền nhiễm. Cụ thể như: Bệnh AIDS: Do virus HIV gây ra, nó sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể. Dù không tấn công vào tế bào thần kinh trực tiếp, nhưng nó lại gián tiếp làm hỏng các kết nối. Sự phá hỏng này gây ra sự thiếu hụt tế bào thần kinh và cuối cùng dẫn đến chứng teo não. Nhiễm virus zika: Loại virus này sẽ làm tổn thương các tế bào thần kinh và gây ra triệu chứng co giật, nhầm lẫn, tê liệt não. Từ đó, làm não bị tổn thương và teo lại. II – Những nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh teo não:    Có nhiều nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh teo não, bao gồm Tuổi tác: Tuổi càng cao càng có nguy cơ mắc bệnh teo não. Chấn thương não Tiền sử gia đình có người mắc bệnh teo não, Alzheimer hoặc các bệnh tương tự Chấn thương đầu Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đa xơ cứng Trên đây là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh teo não. Điều đó không có nghĩa là tất cả những ai có một trong các yếu tố trên đều sẽ bị teo não mà chỉ là có nguy cơ mắc cao hơn những người khác. III – Làm thế nào để ngăn ngừa và phòng chống bệnh teo não?    Bệnh teo não đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì thế việc nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh từ sớm là việc nên làm. Từ nguyên nhân gây teo não và các yếu tố nguy cơ ở trên, mọi người có thể ngăn ngừa, phòng chống bệnh teo não bằng cách: Phát hiện, điều trị sớm các bệnh lý nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, xơ vữa động mạch,… Đây là những bệnh lý thúc đẩy tình trạng thiếu máu lên não cục bộ, và gây ra teo não. Rèn luyện trí não thường xuyên cũng là cách làm chậm teo não khá hiệu quả. Chẳng hạn như học ngoại ngữ, nghiên cứu lịch sử, non bộ, cây kiểng,…  Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh: Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, bia rượu,… Tập thể dục thường xuyên: Lựa chọn bài tập thể dục phù hợp với từng lứa tuổi để lưu thông máu và đưa dưỡng chất tới não tốt hơn. Từ đó, giúp mô não khỏe mạnh, tăng khả năng chống lại bệnh tật. Giảm stress: Áp lực, căng thẳng kéo dài khiến não trở nên mệt mỏi, rối loạn và làm trí nhớ suy giảm. Chế độ dinh dưỡng: Sử dụng nhiều thực phẩm giàu vitamin, canxi và kết hợp thêm các loại thực phẩm chức năng bổ não để tăng cường sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng giúp phòng ngừa teo não Trên đây chúng tôi đã tổng hợp những nguyên nhân teo não phổ biến nhất cùng với đó là các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hi vọng qua đó có thể giúp bạn đọc hiểu hơn về căn bệnh này cũng như có cách phòng bệnh hay chăm sóc người bệnh tốt nhất. Chia sẻ

Bệnh teo não nên ăn gì? Top những thực phẩm gây teo não cần tránh

Chế độ ăn tác động trực tiếp đến não bộ. Vì vậy, đối với những bệnh nhân mắc bệnh hoặc có nguy cơ bị bệnh teo não cần thiết phải xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh. Bệnh teo não nên ăn gì hay ăn gì để chống teo não là những câu hỏi đặc biệt được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Hiểu được vấn đề này, trong bài viết dưới đây chuyên trang chúng tôi sẽ tổng hợp chi tiết thông tin gửi đến bạn đọc. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) ? Bệnh teo não nên ăn gì?    Có rất nhiều loại thực phẩm khác nhau giúp ta có thể bổ sung được chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tuy nhiên, đối với những người bệnh teo não cần thiết phải tìm hiểu bệnh teo não nên ăn gì tốt nhất. Điều này giúp bạn có thể hạn chế được tối đa nguy cơ khiến bệnh trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời hạn chế các triệu chứng của bệnh. ? Tham khảo: Bệnh teo não là gì?    Người bị bệnh teo não nên ăn các loại thực phẩm sau: Trứng: Nên ăn từ 1 – 2 quả trứng/ngày. Loại thực phẩm này có khả năng tăng cường trí nhớ bởi chứa nhiều vitamin B12. Táo: Loại quả này chứa rất nhiều chất chống oxy hóa quercetin, hỗ trợ tăng cường trí nhớ cho các bệnh nhân bị teo não.  Sữa bò: Trong sữa bò có lượng vitamin B12 dồi dào, giúp thúc đẩy tái tạo hồng cầu, tăng cường chức năng cho não bộ. Mỗi ngày nên uống một ly 250ml sữa bò sẽ rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, sữa bò còn chứa nhiều axit amin như tyrosine và tryptophan, B1 giúp điều hòa và duy trì các hoạt động của tế bào thần kinh. Thực phẩm tốt cho người bị bệnh teo não ? Ăn gì để chống teo não?    Không chỉ câu hỏi bệnh teo não nên ăn gì được đặt ra nhiều mà việc ăn gì để chống teo não cũng được rất nhiều người quan tâm. Teo não là bệnh nguy hiểm, gây ra nhiều hệ lụy khôn lường đối với não bộ và sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, thay vì để “nước đến chân mới nhảy”, mọi người nên nâng cao tinh thần cảnh giác, có biện pháp phòng chống teo não từ sớm.  Các thực phẩm có thể ăn để chống teo não bao gồm: Cá: Cá là thực phẩm chứa nhiều Omega 3 hàng đầu. Đặc biệt là cá hồi, cá mòi,… Các nghiên cứu cho thấy ăn cá thường xuyên khiến cho lượng chất xám có trong não bộ tăng cao, giúp kiểm soát trí nhớ, cảm xúc và ra các quyết định tốt hơn. Đồng thời, Omega 3 cũng giúp làm chậm quá trình suy giảm tinh thần liên quan đến tuổi tác.  Quả việt quất: Trong quả việt quất chứa nhiều anthocyanin giúp chống oxy hóa và chống viêm, làm giảm quá trình lão hóa não cũng như các bệnh về thần kinh.  Bông cải xanh (súp lơ xanh): Vitamin K có trong bông cải xanh giúp chống viêm và chống oxy hóa, bảo vệ não hiệu quả. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ sản sinh chất béo trong các tế bào não bộ.  ? Có thể bạn quan tâm: Người bị teo não sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ Đi tìm lời giải: Bệnh thoái hóa tiểu não có chữa được không? ? Những thực phẩm gây teo não cần tránh    Top 10 thực phẩm ăn vào teo não, mọi người nên hạn chế sử dụng: Mì chính (bột ngọt): Mì chính là muối của axit glutamic. Chất này gây rối loạn hoạt động não, dẫn đến suy thoái não từ đó dẫn đến bệnh teo não. Gan: Trong gan có chứa nhiều cholesterol, dễ gây ra xơ vữa động mạch, làm giảm các hoạt động trong não bộ. Đặc biệt, nếu xơ vữa động mạch nặng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tắc mạch máu, đột quỵ,…  Dưa chua: Trong dưa chua chứa nhiều natri khiến cơ thể bị tích nước, tăng áp lực lên thành mạch dẫn đến nguy cơ bị bệnh tim mạch. Từ đó, hệ tuần hoàn có thể bị rối loạn, ngăn cản máu lưu thông lên não, làm giảm chức năng của não bộ.  Bia rượu: Các chất kích thích trong bia rượu có thể tăng nguy cơ teo não gấp đôi so với  những tác nhân khác. Chúng kích thích hoạt động GABA – chất ứng chế dẫn truyền thần kinh, làm chậm quá trình truyền thông tin giữa các tế bào não bị đình trệ.  Hạt hướng dương: Có nhiều thông tin cho rằng “ăn hướng dương teo não”. Tuy nhiên trong thực tế hạt hướng dương không có chất gây teo não mà do quá trình chế biến, bảo quản, nhiều thương gia sử dụng các hoá chất, phụ gia độc hại, không được phép sử dụng, làm ảnh hưởng đến não. Vì thế, nên hạn chế sử dụng sản phẩm này, hoặc khi sử dụng thì phải hết sức cẩn thận, lựa chọn cơ sở sản xuất uy tín. Trứng vịt bắc thảo: Trong loại thực phẩm này chứa nhiều chất chì, ăn nhiều có thể khiến cơ thể bị thiếu máu, mất ngủ. Tinh thần không được thoải mái do thiếu ngủ chính là một trong những nguyên nhân khiến cho trí nhớ bị giảm sút, dẫn đến teo não.  Kẹo cao su: Kẹo cao su là thực phẩm chứa rất nhiều chất hoá học, không tốt cho não. Vì thế nếu muốn phòng tránh bệnh teo não thì không nên ăn kẹo cao su, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Bắp rang bơ: Ăn quá nhiều bắp rang bơ có khả năng bị nhiễm chì và ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá. Cà phê: Trong cà phê chứa chủ yếu là caffeine. Chất này sẽ gây kích thích mạch máu và tăng lượng axit trong nước tiểu. Quẩy: Quẩy có chứa hợp chất vô cơ nhôm. Nếu ăn quẩy thường xuyên, cơ thể tích tụ quá nhiều nhôm dẫn đến các tế bào não, dây thần kinh sẽ bị nhiễm độc, có thể mắc các bệnh về thần kinh, mất trí nhớ, thậm chí chứng Alzheimer khi về già.    Trên đây là tất cả những thông tin chuyên trang chúng tôi tổng hợp nhằm giải đáp câu hỏi bệnh teo não nên ăn gì và những thực phẩm gây teo não. Hy vọng có thể giúp cho quý vị nắm bắt tốt hơn và xây dựng được chế độ dinh dưỡng khoa học, giúp phòng và chống bệnh teo não hiệu quả.  Chia sẻ

Dấu hiệu teo não - Những triệu chứng nguy hiểm cần lưu ý

Teo não là bệnh lý nguy hiểm, gây ra nhiều ảnh hưởng tới não bộ. Căn bệnh này thường phát triển âm thầm, khi có những dấu hiệu teo não thể hiện ra cũng là lúc tình trạng có chuyển biến xấu. Vậy làm sao để phát hiện bệnh kịp thời? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây. (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Những dấu hiệu teo não cần lưu ý? Các triệu chứng chung? Các triệu chứng cục bộ? Các triệu chứng teo não nghiêm trọng? Khi nào nên đi khám? Các bác sĩ chẩn đoán teo não bằng cách nào? ? Những dấu hiệu teo não cần lưu ý    Teo não là hiện tượng các tế bào não bị mất dần theo thời gian. Nó có thể xảy ra ở toàn bộ não hoặc chỉ một bộ phận, khiến cho các chức năng thần kinh bị suy giảm. Các triệu chứng teo não xuất hiện ở mỗi người khác nhau, thường xuất phát từ nguyên nhân và vị trí chết của não.    Những dấu hiệu teo não phổ biến: Mất trí nhớ: Bệnh nhân bị teo não thường bị giảm sút trí nhớ bất thường. Đi kèm đó là khả năng tư duy, suy nghĩ và điều hành, lập kế hoạch bị suy giảm theo mà không rõ vì sao.  Rối loạn hành vi: Không kiểm soát được hành vi của mình, thường xuyên lặp đi lặp lại một hành động nào đó trong vô thức.  Người bệnh có thể bị co giật hoặc mất ý thức.  Gặp khó khăn trong nói chuyện, biểu đạt ngôn ngữ và khó tiếp thu ý kiến của người khác nói.  Dấu hiệu teo não cần lưu ý    Ngoài ra, theo các chuyên gia, triệu chứng bệnh teo não được chia theo nhiều cấp độ khác nhau, cụ thể như sau:  ? Các triệu chứng chung    Triệu chứng bệnh teo não phát sinh do mất các tế bào não trên toàn bộ não. Người bệnh có thể gặp các triệu chứng sau:  Tâm lý bất ổn, biến đổi tính tình hoặc hành vi. Khả năng phán đoán, suy nghĩ trừu tượng bị suy giảm. Trí nhớ giảm sút, suy nghĩ không được sâu. Rối loạn ngôn ngữ, gặp khó khăn trong vấn đề nói, hiểu, viết, đọc,…  … ? Các triệu chứng cục bộ    Các triệu chứng của bệnh teo não xuất hiện cục bộ thường do nguyên nhân mất tế bào não ở một vùng cụ thể.  Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng ở thị giác như mắt bị mờ, khó nhìn, thị lực giảm sút dần thậm chí bệnh nặng sẽ gây ra hậu quả bị mất khả năng thị giác.  Mắt bị mờ, khó nhìn, thị lực giảm sút  Mất ngôn ngữ như bị khó nói, khó nhận biết và hiểu giọng nói Khả năng tự điều chỉnh cơ thể hoặc các vận động bị giảm sút Mất cảm giác hoặc bị tê liệt.  ? Các triệu chứng teo não nghiêm trọng    Thông thường, các triệu chứng của giai đoạn sau khá giống với giai đoạn trước. Tuy nhiên, khi bệnh trở nặng, các triệu chứng sẽ rõ ràng hơn. Thậm chí, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh.     Nếu bệnh nhân bị teo não xuất hiện những triệu chứng dưới đây, cần liên hệ ngay với đội ngũ cấp cứu nếu bất ngờ có các triệu chứng sau đây xuất hiện:  Mất kiểm soát về hành vi, có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác (đe dọa, tự tử,…)  Rối loạn ý thức, không làm chủ được cảm xúc. Đột ngột bị co giật Mất thị lực: thị lực giảm mạnh, người bệnh không nhìn thấy rõ, thậm chí là mù tạm thời hoặc mù vĩnh viễn. Co giật: Người bệnh khi bị teo não ở mức độ nặng có thể gặp các triệu chứng như cơ bắp co thắt, giật mắt, chảy nước dãi hoặc sùi bọt mép, nghiến răng,…  Triệu chứng nguy hiểm của bệnh teo não   Nhìn chung, dấu hiệu bị teo não thường được thể hiện khá rõ. Tuy nhiên, không phải lúc nào những dấu hiệu đó xuất hiện cũng là do bệnh teo não gây ra. Dù vậy, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe, mọi người vẫn cần nâng cao cảnh giác, tiến hành thăm khám và chẩn đoán nhanh chóng để phát hiện bệnh kịp thời (nếu có).  ? Có thể bạn quan tâm: Cảnh báo tình trạng thoái hóa não ở người trẻ ngày càng gia tăng Giải đáp thắc mắc: Bệnh teo não có chữa được không? ? Khi nào nên đi khám? Các bác sĩ chẩn đoán teo não bằng cách nào?    Ngay khi phát hiện những dấu hiệu teo não, người bệnh cần đi đến cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện kịp thời. Các bác sĩ thông qua các thao tác kiểm tra thể chất, các đo lường về khả năng hoạt động của hệ thần kinh và làm thủ tục quét hình ảnh não để chẩn đoán như sau:  Chụp cắt lớp vi tính (CT): Sử dụng hình ảnh X-quang ở nhiều góc khác nhau để tạo ra hình ảnh chi tiết của não bộ. Chụp MRI: giúp phát hiện những bất thường của não và hệ thống dây thần kinh.  Chẩn đoán teo não bằng chụp cắt lớp vi tính    Theo các bác sĩ chuyên khoa, thông qua việc quét hình ảnh sẽ có thể đưa ra được những chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh. Căn bệnh này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, thậm chí là tử vong. Vì vậy, mọi người nên có những biện pháp phòng ngừa bệnh từ sớm để hạn chế nguy cơ bệnh bùng phát như xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp khoa học.    Trong trường hợp phát hiện bệnh, tùy theo thể trạng và mức độ bệnh, các bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị riêng biệt với mỗi người. Theo đó, mọi người cần tuân thủ nghiêm ngặt để đạt được hiệu quả tốt nhất nhằm hạn chế tối đa những di chứng nguy hiểm có thể xuất hiện.     Teo não là căn bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến và có xu hướng trẻ hóa dần. Dù hiện nay chưa có biện pháp ngăn ngừa triệt để nhưng vẫn có nhiều giải pháp để giảm nhẹ triệu chứng cũng như ngăn chặn tiến triển của bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu teo não nào, nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay để được hỗ trợ tốt nhất.  Chia sẻ

Bệnh teo não ở người trẻ tuổi - Nguyên nhân và cách phòng bệnh

   Teo não hay thoái hoá não là một trong những căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, độ tuổi mắc bệnh này đang dần được trẻ hóa. Số ca mắc bệnh teo não ở người trẻ tuổi đang ngày càng tăng cao. Trẻ em, trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh,… cũng không phải là ngoại lệ. Vậy nguyên nhân là gì và cách phòng bệnh ra sao? Chúng ta cùng theo dõi nhé! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Bệnh thoái hóa não ở người trẻ? Nguyên nhân gây teo não ở người trẻ? Nguy cơ dẫn đến thoái hoá não ở người trẻ? Bệnh teo não ở trẻ em? Nguyên nhân gây teo não ở trẻ sơ sinh là gì?? Bệnh teo não ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?? Cách phòng ngừa bệnh teo não ở người trẻ tuổi? Đối với người trẻ tuổi? Đối với trẻ sơ sinh ? Bệnh thoái hóa não ở người trẻ    Não teo hay não bị thoái hóa là hiện tượng thần kinh trung ương có biểu hiện bị thoái hóa, các tế bào não chết dần hoặc mất liên kết với nhau. Đây vốn là căn bệnh của tuổi già nhưng ngày nay có rất nhiều người trẻ đang mắc phải. Hình ảnh thoái hoá não ở người trẻ trên CT ? Nguyên nhân gây teo não ở người trẻ Do di truyền Từng bị chấn thương hoặc viêm nhiễm ở vùng thần kinh Thường xuyên sử dụng steroid Mắc một trong các bệnh như: bại não, động kinh, bệnh đa xơ cứng, bệnh tiểu đường loại II, viêm não, viêm cấp tính ở não, AIDS và bệnh của hệ thống miễn dịch,…. Bị suy dinh dưỡng do thiếu hoặc dư thừa dinh dưỡng.  ? Nguy cơ dẫn đến thoái hoá não ở người trẻ Các yếu tố làm tăng nguy cơ thoái hoá não ở người trẻ là: Căng thẳng, stress kéo dài: Các gốc tự do sinh ra bên trong cơ thể khi chủ nhân thường xuyên bị căng thẳng, stress sẽ tiến triển nhanh hơn, chúng tiêu diệt và phá hủy các liên kết của tế bào thần kinh. Từ đó, não bộ sẽ nhanh bị lão hóa hơn người bình thường.  Môi trường sống bị ô nhiễm: Sống trong môi trường có nhiều bụi bẩn, khí thải, chất độc hại,… cũng là nguyên nhân khiến cho não bộ của con người bị thoái hóa, dẫn đến khả năng tư duy bị suy giảm. Hệ thống các sợi thần kinh có nguy cơ bị teo cao hơn.  Các thói quen không lành mạnh: Theo nhiều nghiên cứu, 1 điếu thuốc lá có thể tạo ra 250 triệu gốc tự do phá hủy liên kế của tế bào thần kinh. Vì vậy, hút thuốc lá, uống rượu bia là những tác nhân khiến cho phần vỏ não của con người nhanh bị bào mòn đi.  Chế độ dinh dưỡng: Ăn nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn có chứa nhiều dầu mỡ, ăn ít chất hữu cơ… là nguyên nhân khiến cho hệ thống phòng vệ của não bộ bị kém đi. Chính vì vậy, các yếu tố độc hại dễ dàng tấn công vào và làm ảnh hưởng đến não bộ.  ? Bệnh teo não ở trẻ em    Thực tế, không chỉ ở người trẻ tuổi mà trước nay trong ngành Y tế còn từng ghi nhận rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị teo não. ? Nguyên nhân gây teo não ở trẻ sơ sinh là gì? Các nguyên nhân teo não chính ở trẻ là: Bị dị tật ngay từ khi còn trong bụng mẹ Do virus Zika truyền vào người mẹ trong thời kỳ mang thai thông qua muỗi Aedes dẫn truyền trung gian Teo não ở trẻ em do virus Zika Các yếu tố làm tăng nguy cơ teo não ở trẻ nhỏ: Sinh non Thời gian mang thai, mẹ làm việc nhiều trong môi trường ô nhiễm, có hóa chất độc hại Yếu tố di truyền: Trong gia đình có ông, bà, bố, mẹ,.. mắc các bệnh về thần kinh, điển hình là trầm cảm.  ? Bệnh teo não ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không? Bệnh teo não ở trẻ nhỏ hết sức nguy hiểm. Bởi trẻ mắc bệnh có thể có các triệu chứng teo não sau đây: Khó khăn trong việc giao tiếp, tiếp thu kiến thức. Hoạt động, phản ứng chậm Bị co giật Khó kiểm soát hành vi của mình Liệt nửa người    Đa số, teo não ở trẻ thường đi kèm với nhiều dị tật khác như mất thính giác, thị giác,… làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Một số trường hợp nặng, trẻ có nguy cơ bị tử vong cao vì khi não bị teo dẫn đến chức năng của não dừng hoạt động.  Bệnh teo não ở trẻ nhỏ ? Cách phòng ngừa bệnh teo não ở người trẻ tuổi    Như chúng ta đã biết, teo não ở người trẻ hết sức nguy hiểm. Vì thế không nên chủ quan, cần có các biện pháp phòng ngừa từ sớm, trước khi bệnh ập đến. ? Đối với người trẻ tuổi Hãy cố gắng ngủ và thức dậy đúng giờ để não bộ được thực hiện chức năng một cách chuẩn chỉnh nhất. Xây dựng chế độ ăn uống lành – xanh – sạch bằng cách giảm thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, bổ sung rau củ quả và các loại vitamin….  Bỏ thuốc lá, rượu bia và hạn chế tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.  Hạn chế sự tác động của các gốc tự do có thể gây hại cho não bộ.  … ? Đối với trẻ sơ sinh    Việc phòng ngừa teo não ở trẻ sơ sinh cần được thực hiện ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các bà mẹ khi mang thai cần lưu ý: Bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ.  Vận động nhẹ nhàng những bài tập dành cho phụ nữ có thai để tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch. Luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái  Tiêm phòng đầy đủ. Hạn chế tiếp xúc với các hoá chất độc hại. Hạn chế tiếp xúc với các hoá chất độc hại khi mang thai    Trên đây là tổng hợp đầy đủ, chi tiết những thông tin liên quan đến bệnh teo não ở người trẻ mà chuyên trang chúng tôi muốn gửi đến quý vị bạn đọc. Nếu bạn đang có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy não có vấn đề, đừng chủ quan mà hãy đến ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để thăm khám và phát hiện kịp thời bệnh (nếu có).  ? Có thể bạn quan tâm: Bệnh teo não ở người già có nguy hiểm không? -> Dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị Chia sẻ

Teo não tuổi già - Nguyên nhân, hiện tượng, cách chữa bệnh

  Teo não tuổi già là một trong những bệnh mà người cao tuổi thường hay gặp phải. Đây là bệnh lý khá nguy hiểm, tác động trực tiếp đến chức năng của não bộ. Chính vì thế, việc sớm phát hiện ra bệnh để có hướng điều trị kịp thời là điều quan trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, hiện tượng cũng như cách chữa bệnh teo não ở người già chi tiết trong bài viết sau đây! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Tổng quan bệnh teo não tuổi già1 – Nguyên nhân gây ra bệnh teo não ở người già2 – Hiện tượng teo não ở người già3 – Những biến chứng nguy hiểm của bệnh teo não người già? Chẩn đoán teo não tuổi già trên CT? Chữa bệnh teo não ở người già1 – Chế độ dinh dưỡng2 – Chế độ vận động3 – Thói quen sinh hoạt4 – Bài tập cho não bộ5 – Sử dụng thuốc chống teo não? Cách phòng ngừa bệnh teo não tuổi già ? Tổng quan bệnh teo não tuổi già Teo não tuổi già là hiện tượng thoái hoá não tự nhiên ở người cao tuổi, làm mất dần các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa các tế bào trong hệ thần kinh, khiến cho não bộ giảm dần kích thước và khối lượng. Não bị teo sẽ gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ, lú lẫn, thiếu tập trung. Người bệnh dần mất đi khả năng tư duy, nhận thức đồng thời ảnh hưởng đến khả năng vận động của cơ thể. Bệnh teo não ở người già 1 – Nguyên nhân gây ra bệnh teo não ở người già    Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh teo não ở người già. Đó là: Quá trình lão hóa tự nhiên: Người từ 55 tuổi trở lên có nguy cơ mắc cao hơn những người khác. Mức độ nặng, nhẹ khác nhau tùy từng người bệnh. Khi bước vào giai đoạn lão hóa, các tế bào thần kinh sẽ bị thoái hóa, yếu dần đi và suy giảm chức năng, dẫn đến tình trạng teo não. Chấn thương sọ não: Những người bị chấn thương ở vùng đầu hoặc bị các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh (như Alzheimer, parkinson, tăng huyết áp, đột quỵ não,…) sẽ dễ dẫn tới bệnh teo não tuổi già. Ngoài ra còn có các yếu tố khác cũng làm tăng nguy cơ teo não ở người già như: di truyền, chế độ sinh hoạt không lành mạnh, chế độ dinh dưỡng thiếu hụt hay thường xuyên sử dụng rượu bia, chất kích thích. ? Có thể bạn quan tâm: Bệnh thoái hóa tiểu não – Tác nhân gây rối loạn chức năng vận động 2 – Hiện tượng teo não ở người già    Teo não ở người già là hiện tượng mất dần các tế bào thần kinh, hoặc mất liên kết giữa các tế bào trong hệ thần kinh. Triệu chứng phổ biến của bệnh teo não tuổi già là mất trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn vận động,… Cụ thể: Mất trí nhớ: Ban đầu sẽ là mất trí nhớ gần (quên những sự việc vừa mới xảy ra), sau đó mất trí nhớ xa, nặng hơn là quên ngày tháng, tên người thân, cách chăm sóc bản thân cơ bản như cài cúc áo, đánh răng, rửa mặt,.. Rối loạn ngôn ngữ: Không tìm được từ ngữ để diễn đạt, khó khăn trong việc phát âm, sau đó từ từ mất khả năng ngôn ngữ. Rối loạn vận động: Yếu cơ, run, hay bị chuột rút, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt cá nhân như tắm, rửa, thay quần áo,… Rối loạn nhận thức: Mất đi khả năng định hướng không gian, thời gian, ngay cả những phép toán đơn giản cũng không tính được. Trầm cảm không ổn định: Sẽ có lúc người bệnh muốn tự sát, sau đó lại xuất hiện khoái cảm. Loạn thần: hoang tưởng bị hại, xuất hiện ảo giác. Cụ bà bị teo não, không thể tự chăm sóc bản thân 3 – Những biến chứng nguy hiểm của bệnh teo não người già    Bệnh teo não người già có thể gây ra các biến chứng sau: Bị sặc hoặc khó trong việc ăn uống, làm tăng nguy cơ bị viêm phổi do dị vật thức ăn đi vào đường hô hấp. Không thể tự chăm sóc bản thân hoặc quên cách tự chăm sóc bản thân. Nguy cơ bị các bệnh lý nhiễm trùng như: viêm phổi, viêm đường tiết niệu, loét do tỳ đè,… vì phải nằm thường xuyên. Tăng nguy cơ chấn thương do mất/ giảm khả năng phối hợp vận động, đi đứng loạng choạng, mất định hướng. Sự nguy hiểm của bệnh teo não tuổi già    Bệnh teo não tuổi già là một loại bệnh cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng của não bộ, khiến người bệnh bị tàn phế, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nguy cơ người già bị teo não tử vong cũng rất cao do suy dinh dưỡng, mắc các bệnh lý biến chứng nguy hiểm khác. ? Chẩn đoán teo não tuổi già trên CT Hình ảnh teo não tuổi già trên CT    Để phát hiện bệnh teo não có thể kiểm tra bằng kỹ thuật quét thông thường, chẳng hạn như chụp cộng hưởng từ hoặc chụp cắt lớp vi tính (CT). Trong mô não, teo não có thể được tổng quát là tất cả các bộ não đã bị thu hẹp; hoặc nó có thể là chỉ ảnh hưởng đến một khu vực hạn chế của não.    Nếu các bán cầu não bị ảnh hưởng, suy nghĩ có ý thức và quá trình tự nguyện có thể bị giảm sút. CT và MR (cộng hưởng từ) kiểm tra hình ảnh có thể được tìm thấy trong mô não giảm thể tích, tâm thất mở rộng. Nếu bộ não teo vỏ não có thể nhìn thấy khoảng cách tăng lên cùng với hộp sọ, não tăng mương sâu mở rộng, phẳng gyri co tâm thất mở rộng bên và não thất ba, góc bên xung quanh phía trước và phía sau để giảm mật độ.    Teo tiểu não của tiểu não có thể được hiển thị khi kết cấu nặng, giảm thể tích hình ảnh cho thấy nhánh lá hình, mật độ lỗ khuyết đã được tăng lên xung quanh tiểu não, não thất thứ tư để mở rộng. Cầu não teo nhìn thấy trong hình ảnh trên hẹp thon, bao quanh bởi lỗ khuyết nhỏ. ? Chữa bệnh teo não ở người già    Bệnh teo não ở người già là bệnh không thể chữa được, do quá trình thoái hóa và chết đi của các tế bào thần kinh não là tiến trình 1 chiều, không thể phục hồi. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế sự phát triển của bệnh, đồng thời cải thiện làm giảm triệu chứng bệnh bằng các biện pháp sau đây: 1 – Chế độ dinh dưỡng    Người bệnh nên tăng cường đầy đủ các chế độ ăn uống, cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là omega-3, vitamin B12, acid folic, vitamin E, vitamin C,… Chế độ dinh dưỡng tốt cho người già bị teo não    Nói không với các thức ăn nhanh, đồ chế biến sẵn, rượu bia, thuốc lá,.. bởi chúng có chứa các chất làm đẩy nhanh quá trình lão hóa của não. 2 – Chế độ vận động    Khi mắc bệnh này, người bệnh nên tập thể dục đều đặn hằng ngày để nhằm duy trì máu lưu thông đến não. Việc này giúp tăng sức mạnh liên kết giữa các mô, cũng như tế bào thần kinh.    Vì là người già nên chỉ cần áp dụng những bài tập thể dục nhẹ nhàng như: đạp xe, đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang,… Tập thể dục tốt cho người bị teo não tuổi già 3 – Thói quen sinh hoạt    Để ngăn ngừa, hạn chế sự phát triển của bệnh teo não tuổi già, người bệnh nên thay đổi thói quen sinh hoạt, đi ngủ sớm và ngủ đủ giấc. Việc ngủ, nghỉ ngơi giúp đầu óc thư giãn.    Nếu thường xuyên mất ngủ, người bệnh sẽ mất khả năng tập trung, cũng như việc xử lý thông tin sẽ giảm sút. Nhưng nếu có giấc ngủ chất lượng, bạn sẽ luôn thấy khỏe khoắn, tươi tỉnh, tăng mức độ tập trung và sự nhanh nhạy khi xử lý vấn đề. 4 – Bài tập cho não bộ    Thực hiện các bài tập cho trí não dưới các hình thức học tập như học ngoại ngữ, đánh cờ tướng, chơi rubik, hay nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử,.. sẽ là cách để giúp não bộ được hoạt động thường xuyên, từ đó giúp làm chậm đi quá trình teo não. 5 – Sử dụng thuốc chống teo não    Để làm chậm quá trình phát triển của bệnh, cũng như phòng bệnh hiệu quả thì việc sử dụng thuốc chống teo não là rất cần thiết. Tuy nhiên, trước khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.     Bên cạnh đó, hãy thực hiện khám sức khỏe thường xuyên để tầm soát kịp thời các nguy cơ có thể tác động đến sức khỏe não bộ, từ đó có những phương án chữa trị kịp thời. Lohha trí não – thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh teo não ở người già ? Tìm hiểu: Lohha Trí Não giá bao nhiêu 1 hộp? ? Cách phòng ngừa bệnh teo não tuổi già    Như chúng ta đã biết, teo não là quá trình lão hóa tự nhiên, không thể phục hồi được. Chính vì thế việc phòng chống bệnh từ sớm là điều rất cần thiết. Đặc biệt ngày nay, căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa. Bệnh teo não ở người trẻ tuổi đang ngày càng trở nên phổ biến. Để phòng ngừa bệnh, ngay từ khi còn trẻ, hãy: Tập cho mình thói quen sinh hoạt điều độ, chế độ dinh dưỡng hợp lý nhằm giúp cho não bộ luôn được khỏe mạnh. Thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm sớm phát hiện bệnh, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời. Hạn chế sử dụng bia rượu, thuốc lá, luôn duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ để sức khỏe được tốt nhất.  Chủ động giúp cho cơ thể trung hòa và chống gốc tự do từ sớm.    Có thể thấy, teo não tuổi già là căn bệnh hết sức nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh. Để cải thiện và ngăn chặn loại bệnh này, ngay từ hôm nay, mỗi người nên tự nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe của mình. Chia sẻ

Bệnh thoái hoá tiểu não - Dấu hiệu và cách điều trị

Thoái hóa tiểu não là căn bệnh nguy hiểm, không chữa được mà chủ yếu chỉ điều trị triệu chứng. Nguyên nhân dẫn đến bệnh chủ yếu là do di truyền. Vậy biểu hiện, dấu hiệu nhận biết bệnh là gì? Bệnh nhân thoái hoá tiểu não có thể sống được bao lâu? Mời các bạn cùng theo dõi trong bài viết dưới đây! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Thoái hóa tiểu não là gì?? Triệu chứng, dấu hiệu bệnh thoái hóa tiểu não? Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ? Thoái hóa tiểu não có chữa được không? Cách điều trị teo tiểu não1 – Áp dụng châm cứu2 – Bấm huyệt điều trị thoái hóa tiểu não 3 – Sử dụng thuốc điều trị ? Thoái hóa tiểu não sống được bao lâu ? Thoái hóa tiểu não là gì?    Tiểu não là bộ phận nằm ở hố sọ sau, gồm thùy nhộng ở giữa và 2 bán cầu tiểu não trái, phải. Tiểu não có chức năng điều phối và điều hòa các hoạt động của cơ thể sống, nắm giữ vai trò quan trọng. Khi có bất kỳ tổn thương nào ở vùng tiểu não đều gây ra những nguy hiểm đối với tính mạng. Thoái hóa tiểu não là gì? Thoái hoá tiểu não là hiện tượng các tế bào thần kinh trong tiểu não bị suy giảm và chết. Triệu chứng bệnh đặc trưng nhất là đi đứng loạng choạng, thân người run lên. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do di truyền và gen. Thông qua chụp cắt lớp MRI và CT, có thể nhận biết chính xác tình trạng bệnh.     Trẻ em là một trong những đối tượng phát hiện bệnh teo tiểu não điển hình. Teo tiểu não ở trẻ em là tình trạng các mô não bị co rút lại do tế bào não bị mất đi hoặc các liên kết thần kinh bị phá hủy. Nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này có thể xuất phát từ một số bệnh như: Do di truyền Bại não  Đột quỵ Chứng mất trí nhớ Bệnh đa xơ cứng Bệnh Zika (viêm não Nhật Bản) Ảnh chụp CT bệnh thoái hoá tiểu não    Ngoài ra, bệnh teo tiểu não ở trẻ em cũng có thể xuất hiện do một số nguyên nhân khác như: di truyền, trẻ bị hóa trị toàn thân, trẻ mắc hội chứng Cushing… ? Có thể bạn quan tâm: Thoái hóa não có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị Phòng ngừa bệnh teo não tuổi già trước khi quá muộn ? Triệu chứng, dấu hiệu bệnh thoái hóa tiểu não Triệu chứng bệnh thoái hoá tiểu não phổ biến nhất là đi đứng loạng choạng, thân người run lên. Có thể có các triệu chứng khác đi kèm như nói chậm, khó nói, rung giật nhãn cầu, cử động chậm, không vững. Triệu chứng bệnh thoái hoá tiểu não   Thông thường, mỗi người bệnh sẽ có những triệu chứng riêng. Theo các chuyên gia, dưới đây là những biểu hiện thường gặp nhất:  Bệnh nhân bị mất thăng bằng khi đứng Cơ thể thường bị run khiến cho dáng đi có hình ziczac Run tay chân khiến cho các cử động thiếu độ chính xác, viết chữ nguệch ngoạc là dấu hiệu bệnh thoái hóa tiểu não. Nhãn cầu bị giật Khó khăn trong việc giao tiếp: nói chậm, nói lắp, khó phát âm. …  ? Xem chi tiết biểu hiện của bệnh thoái hoá tiểu não trong video dưới đây: ? Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hoá tiểu não như: Đột quỵ: Làm thiếu máu và oxy đến tiểu não Teo vỏ tiểu não; teo đa hệ thống hoặc rối loạn thoái hoá tiến triển Chứng mất điều hòa Friedreich và các chứng mất điều hòa tiểu cầu khác: Làm cho các tế bào thần kinh trong tiểu não, thân não và tủy sống liên tục bị mất đi. Bệnh não xốp có thể truyền nhiễm: Làm viêm não, trong đó có cả tiểu não Bệnh đa xơ cứng Nghiện rượu: Làm tăng nguy cơ bị thoái hóa tiểu não Rối loạn paraneoplastic: Khối u ác tính tạo ra các chất khiến cho tế bào hệ miễn dịch tấn công các tế bào thần kinh trong tiểu não ? Thoái hóa tiểu não có chữa được không Hiện tại, bệnh thoái hoá tiểu não không chữa được đối với các dạng di truyền. Các biện pháp điều trị chủ yếu là hỗ trợ và dựa vào các triệu chứng của bệnh.    Thực tế, căn bệnh teo tiểu não xuất phát do di truyền chiếm đại đa số. Vì vậy, đây là căn bệnh nguy hiểm cần  được phát hiện sớm để có giải pháp điều trị, can thiệp kịp thời.  Bệnh thoái hóa tiểu não có chữa được không    Người bệnh cần đến các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để tiến hành thăm khám và có phác đồ điều trị phù hợp. Mỗi người có mức độ bệnh riêng nên các bác sĩ sẽ có những tiên lượng riêng. Tuyệt đối không được chủ quan, xem nhẹ căn bệnh này bởi bệnh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đến tính mạng.  ? Xem thêm: 10 thực phẩm ăn vào teo não cần tránh xa ? Cách điều trị teo tiểu não    Như chúng ta đã biết, bệnh teo tiểu não là bệnh không chữa được. Tuy nhiên nếu có những biện pháp điều trị, can thiệp kịp thời thì hoàn toàn có thể duy trì sức khỏe ổn định cho bệnh nhân, đồng thời hạn chế những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Để kéo dài tuổi thọ và phục hồi sức khỏe cho người bệnh, hiện nay có nhiều cách điều trị thoái hóa tiểu não mang lại hiệu quả tích cực sau đây: 1 – Áp dụng châm cứu    Châm cứu có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu, giải quyết tình trạng khí huyết bị tắc nghẽn. Giải pháp này giúp điều hòa tuần hoàn máu, cung cấp dưỡng chất cho các tế bào não hiệu quả. Đồng thời, kích hoạt khả năng phản xạ của tế bào tiểu não, hạn chế các tình trạng bị run chân tay. Áp dụng thủ thuật châm cứu 2 – Bấm huyệt điều trị thoái hóa tiểu não     Bấm huyệt chủ yếu hỗ trợ phục hồi khả năng vận động của người bệnh bị teo tiểu não. Các huyệt được tác động sẽ kéo lên các tế bào thần kinh cảm giác dưới da và kích thích các cơ vận động. Nhờ vậy, khả năng giữ thăng bằng của người bệnh được cải thiện.  Bấm huyệt hỗ trợ điều trị thoái hóa tiểu não 3 – Sử dụng thuốc điều trị     Mặc dù không thể chữa tận gốc nhưng với sự phát triển của ngành y học, hiện có nhiều loại thuốc và thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị thoái hóa tiểu não. Sản phẩm giúp bảo vệ tế bào não và tăng chất dẫn truyền thần kinh, từ đó làm giảm các triệu chứng của thoái hoá tiểu não. Lohha trí não – Hỗ trợ điều trị teo não Lohha Trí Não – sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh teo não với các thành phần từ thảo dược, đã được chứng minh công dụng. Tìm hiểu Lohha Trí Não giá bao nhiêu?    Bên cạnh những cách điều trị bệnh nêu trên, người bệnh cần thay đổi chế độ sinh hoạt, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao nhẹ nhàng.  ? Thoái hóa tiểu não sống được bao lâu    Theo các chuyên gia, hầu hết người mắc bệnh thoái hóa tiểu não chỉ sống được khoảng 5 – 10 năm khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Một số ít có thể sống thêm khoảng 15 năm.     Tuy nhiên, nếu giữ được tinh thần lạc quan, xây dựng chế độ ăn uống, ngủ nghỉ và chăm sóc sức khỏe điều độ có thể làm chậm quá trình bệnh tiến triển. Như vậy, thời gian sống của người bệnh cũng được kéo dài thêm.     Khó tránh khỏi tình trạng người bệnh bị suy sụp tinh thần khi phát hiện bệnh thoái hóa tiểu não. Theo y học, tinh thần là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh và khiến bệnh tiến triển xấu. Do đó, hãy cố gắng giữ tinh thần lạc quan, thường xuyên thăm khám và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp.  Chia sẻ

Loading...