Teo não

Cây thành ngạnh| Cây thuốc quý chữa teo & tăng trí nhớ

Theo đông y, cây thành ngạnh có vị ngọt vừa, hơi đắng, chua và chát. Khi ăn sống nhai nhỏ cảm thấy dễ chịu và thường được ăn hàng ngày giúp tiêu hóa tốt hoặc khi yếu đau, sau khi đẻ. Vậy cây thành ngạnh có đặc điểm, công dụng cụ thể như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 1, Mô tả về cây thành ngạnh. Thành ngạnh (Cratoxylum cochinchinense) hay còn có tên là thành ngạnh nam, lành ngạnh, hoàng ngưu mộc, hoàng ngưu trà, cây đỏ ngọn. Là loài cây thuộc họ Bứa hay họ Măng cụt –Clusiaceae. Cây gỗ cao 10-15m, có gai ở gốc, cành non có lông tơ, sau đó trở nên nhẵn nhụi và có màu xám tro. Thân cây có màu vàng như da bò, nên gọi là hoàng ngưu mộc. Lá hình mác, dài 12–15 cm, rộng 3–5 cm, khi non có nhiều lông tơ màu đỏ nên có tên đỏ ngọn. Lá non dùng thay trà nên gọi là hoàng ngưu trà. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía, chiều dài từ 1-4 cm có màu đỏ điều, không lông; cuống dài bằng cuống lá, cánh hoa hẹp, dài, không vẩy tiết; nhị hợp thành 3 bó, vòi nhụy 3, bầu hình nón. Quả nang hình trứng nhỏ, hạt nhiều và dài 15mm, rộng 3mm. Cây thành ngạnh là cây mọc hoang ở nhièu tỉnh phía Bắc nước ta, hay gặp nhất trên các đồi trọc vùng trung du. Ở Singapore, cây thành ngạnh được đặt trên các tuyến đường để làm đẹp mỹ quan đô thị và giảm hệ quả tiêu cực của quá trình đô thị hóa, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống. Cây còn mọc nhiều ở Nam Trung Quốc, Malayxia, Singapore và các nước khác. 2, Thành phần của cây thành ngạnh Năm 1995, TS Nguyễn Liêm – nguyên Chủ nhiệm khoa Dược học, Học viện Quân y và cộng sự đã xác định sự có mặt của tanin và flavonoid trong lá thành ngạnh. Tiến sĩ đã xác định được dịch nước chiết của lá đỏ ngọn (1/16) có tác dụng chống oxy hóa mạnh, hoạt tính chống oxy hóa (HTCO) đạt 69% so đối chứng với P. 3, Công dụng của cây thành ngạnh Trong những năm gần đây một số tác giả đã nghiên cứu tác dụng chữa bệnh của dịch chiết toàn phần lá và thân cây đỏ ngọn. Nhóm nghiên cứu của Học viện Quân Y – Hà Nội cho biết cây đỏ ngọn ít độc, dịnh chiết toàn phần của lá và thân cây đỏ ngọn có tác dụng chống ôxi hoá tốt, hoạt tính đạt 69% trong khi tanakan chỉ đạt 48% và có tác dụng hoạt huyết, làm lưu thông máu, giảm đông ở những trường hợp tăng đông. Theo một đề tài nghiên cứu “Cô lập và nhận dạng các hợp chất phenol từ cây thành ngạnh nam” do sinh viên Nguyễn Khoa Nam, ngành hóa hữu cơ, trường Đại Học Khoa học Tự nhiên TP.HCM thực hiện. Một số hợp chất thu được từ cây thành ngạnh này còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư, kháng oxy hóa và kháng sốt rét. Bộ môn Dược học quân sự – Học Viện Quân Y trên cơ sở nghiên cứu lâm sàng dịnh chiết của lá đỏ ngọn Cratoxylum prunifolium trên chuột nhắt trắng và thỏ có so sánh với thuốc tanakan do hãng Beaufour Ipsen của Pháp sản xuất đã đưa ra kết luận: Dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn và dịch chiết etylaxetat lá đỏ ngọn đều có ảnh hưởng lên hoạt động của hệ thần kinh ở các mức độ khác nhau: Dịch chiết etyl axetat và dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn, Tanakan đều có tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh thực vật, thể hiện ở sự tăng rõ hàm lượng Catecholamin trong máu động vật thí nghiệm sau khi uống các thuốc này. Dịch chiết etylaxetat lá đỏ ngọn có tác dụng tương đương Tanakan gây hoạt hoá đồng bộ các tế bào não ở thỏ thực nghiệm, thể hiện làm giảm thành phần sóng chậm delta, tăng thành phần sóng alpha trên điện não đồ, còn dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn không thể hiện rõ tác dụng hoạt hoá hệ thần kinh trung ương. Dịch chiết etyl axetat lá đỏ ngọn có tác dụng làm tốt cả hai quá trình hưng phấn và ức chế có điều kiện ở não bộ động vật thí nghiệm (thông qua hoạt động phản xạ có điều kiện), tương đương với Tanakan và tốt hơn tác dụng này của dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn. Mức độ ảnh hưởng làm tăng cường chức năng hệ thần kinh trung ương của  các chất theo thứ tự giảm dần: dịch chiết etyl axetat lá đỏ ngọn, Tanakan, dịch chiết toàn phần lá đỏ ngọn. Ở Singapo dịch chiết cây Cratoxylum được sử dụng trong nhân dân có tác dụng chống các gốc tự do để chữa các bệnh liên quan đến sự căng thẳng, mệt mỏi. Tại Nhật Bản, từ rễ cây của một số loài thuộc chi Cratoxylum người ta bào chế thành thuốc làm tăng trí nhớ, chữa bệnh hay quên, phòng tránh bệnh lú lẫn, mất ngủ ở người già. Ở Trung Quốc, lá của cây đỏ ngọn người ta chế biến thành trà pha nước uống  hàng ngày và sử  dụng một cách rộng rãi. Từ phần dịch chiết etylaxetat của lá cây đỏ ngọn đã tách được các xanthone có tác dụng kháng ấu trùng của muỗi gây sốt da vàng hơn cả chất rotenon, không những thế các chất này còn có nhiều triển vọng làm thuốc chống mối. 4, Sản phẩm được điều chế từ cây thành ngạnh Tại cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc thành phẩm, thực phẩm chức năng Y học cổ truyền Thái Nguyên, Bác sĩ Hoàng Sầm đã sử dụng dịch chiết của lá đỏ ngọn để làm thực phẩm chức năng, thay chè làm nước uống, chữa các bệnh nan y như: ngứa, ghẻ lở, zona thần  kinh, mất ngủ, miệng đắng ăn không ngon, giảm trí nhớ… Từ những kết quả nghiên cứu trên đã cho thấy rằng, thành ngạnh là một loại dược liệu quý mà thiên nhiên dành tặng cho những người mắc bệnh hay quên, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ… Mỗi bước tiến của khoa học kỹ thuật lại cho chúng ta thêm một cơ hội điều trị những căn bệnh nan y, phức tạp. Hy vọng trong tương lai, các nhà khoa học sẽ phát hiện thêm được nhiều công dụng mới và có ích từ chính cây thành ngạnh để chữa bệnh cho muôn người. Chia sẻ

Bệnh về não| Tổng hợp các bệnh thường gặp nhất & dấu hiệu

Bệnh não bao gồm nhiều dạng khác nhau. Nhiễm trùng, chấn thương,  đột quỵ hay tai biến mạch máu não, co giật, và u bướu là một số loại bệnh chính của những bệnh não. Dưới đây là một cái nhìn tổng quát về các căn bệnh khác nhau thuộc về bộ não. Mục lụcI, Những bệnh não: Nhiễm trùng (brain diseases)II, Những bệnh não: Co giật/động kinh (brain diseases: seizures)III, Những bệnh não: Chấn thương (brain diseases: trauma)IV, Những bệnh não: Những u bướu, những khối u và sự gia tăng áp lực hộp sọ (brain diseases: tumors, masses, and increased pressure)V, Những bệnh não: Những tình trạng thuộc về mạch máu (brain diseases: vascular (blood vessels condition)VI, Những bệnh não: Tình trạng tự miễn dịch (brain diseases: autoimmune conditions)VII, Những bệnh não: Tình trạng thoái hóa thần kinh (brain diseases: neurodegenerative conditions) I, Những bệnh não: Nhiễm trùng (brain diseases) Những bệnh não trong phân loại về nhiễm trùng bao gồm: Bệnh Viêm Màng Não (Meningitis): Một tình trạng viêm tại màng bao phủ não bộ hoặc tủy sống, thường là do nhiễm trùng. Đau cổ, nhức đầu, và  lú lẫn / nhầm lẫn là những triệu chứng phổ biến. Bệnh Viêm Não (Encephalitis): Một tình trạng viêm tại mô não (brain tissue), thường là do nhiễm trùng. Viêm màng não (Meningitis) và viêm não (Encephalitis) thường xuất hiện cùng một lúc, được gọi là viêm não màng não (meningoencephalitis) . Áp-xe Não (Brain abscess): Một tình trạng nhiễm trùng có bọc mủ nằm trong hộp sọ ở vị trí ngoài màng cứng, dưới màng cứng và trong não mà thường gây ra bởi vi khuẩn. Thuốc kháng sinh và phẫu thuật giải thoát dịch mủ ở khu vực này thường là cần thiết. II, Những bệnh não: Co giật/động kinh (brain diseases: seizures) Động Kinh Rối Loạn (Epilepsy = Seizure Disorder ) được gom chung vào trong các loại động kinh thuộc về bệnh não. Những kiểu chấn thương đầu và các kiểu đột quỵ có thể gây ra động kinh / co giật, nhưng nguyên nhân thường không được xác định. III, Những bệnh não: Chấn thương (brain diseases: trauma) Chấn thương bao gồm những tình trạng sau đây: Chấn Động (Concussion): Một thương tích não bộ gây ra một sự xáo trộn tạm thời trong chức năng hoạt động của não, đôi khi kèm theo sự bất tỉnh và lú lẫn.  Các tổn thuơng não do chấn thuơng mà gây ra bởi những chấn động (concussions). Tổn Thương Não Do Chấn Thương (Traumatic Brain Injury): Não bị hư hại vĩnh viễn từ 1 vết thương ở đầu do chấn thương.  Sự suy giảm tinh thần rõ ràng hoặc có thể xảy ra biến đối tinh tế hơn về nhân cách và tính khí / tâm trạng (mood) . Xuất Huyết Nội Sọ (Intracerebral hemorrhage): Bất kỳ tình trạng chảy máu thế nào ở bên trong não mà có thể xảy ra sau một tổn thương do chấn thương hoặc do bị cao huyết áp. IV, Những bệnh não: Những u bướu, những khối u và sự gia tăng áp lực hộp sọ (brain diseases: tumors, masses, and increased pressure) Các loại bệnh não này bao gồm: Bướu Não (Brain tumor): Bất kỳ sự phát triển mô bất thường ở bên trong não. Cho dù những khối u não ác tính (ung thư) hoặc lành tính, thường gây ra những vấn đề bởi áp lực mà tác động lên một bộ não bình thường (normal brain). U Nguyên Bào Đệm (Glioblastoma): Một khối u não ác tính hung hẵn. U nguyên bào đệm não (Brain glioblastomas) tiến triển rất nhanh chóng và thường rất khó chữa trị. Não úng thủy (Hydrocephalus): Một số lượng dịch não(cerebrospinal fluid) gia tăng bất thường bên trong hộp sọ. Thông thường, tình trạng này là do các chất dịch lỏng không được lưu hành thỏa đáng. Não Úng Thuỷ Áp Lực Bình Thường (Normal pressure hydrocephalus): Một dạng não úng thủy thường gây ra những vấn đề về đi đứng, cùng với sự sa sút trí tuệ (dementia) và chứng đi tiểu không tự chủ / chứng són tiểu(urinary incontinence). Những áp lực bên trong não vẫn bình thường, mặc dù chất dịch gia tăng. U Giả Não Bộ (pseudotumor cerebri): hay còn gọi là Tăng Áp Lực Nội Sọ Hiền Tính (Benign Intracranialhypertension) :  Áp lực bên trong hộp sọ gia tăng mà không có nguyên nhân rõ ràng. Những thay đổi thị lực, đau đầu, chóng mặt, và buồn nôn là những triệu chứng phổ biến. V, Những bệnh não: Những tình trạng thuộc về mạch máu (brain diseases: vascular (blood vessels condition) Những bệnh não liên kết đến những tình trạng thuộc về mạch máu bao gồm: Đột Quỵ (Stroke): lưu lượng máu và oxygen đột nhiên bị gián đoạn khi đi đến một vùng mô não, rồi thì vùng mô não đó chết đi. Một phần cơ thể được điều khiển bởi các vùng não bị hư hỏng đó (chẳng hạn như một cánh tay hoặc một chân) có thể không còn hoạt động thỏa đáng nữa. Đột Qụy Do Thiếu Máu Cục Bộ (ischemic stroke): Một cục máu đông đột nhiên phát triến trong một động mạch(artery), ngăn chặn dòng máu chảy và gây ra một cơn đột quỵ. Đột Quỵ Do Xuất Huyết (Hemorrhagic stroke): Sự chảy máu trong não tạo ra sự ùn tắc(congestion) và áp lực lên mô não, làm suy yếu việc vận chuyển máu và gây ra một cơn đột quỵ. Tai Biến Mạch Máu Não (Cerebrovascular accident = CVA): Một tên gọi khác về đột quỵ. Cơn Thiếu Máu Não Thoáng Qua (Transient ischemic attack = TIA ): Một gián đoạn tạm thời về lưu lượng máu và oxygen đến một vùng não bộ. Những triệu chứng tương tự như triệu chứng  một cơn đột quỵ, nhưng chúng tan biến hoàn toàn không có sự thiệt hại đến mô não. Chứng phình động mạch não (Brain aneurysm): Một động mạch trong não phát triển một khu vực suy nhược mà phồng như bong bóng. Sụ vỡ động mạch não tại nơi phình ra đó gây ra đột quỵ do chảy máu. Máu Tụ Dưới Màng Cứng (Subdural Hematoma): Sự chảy máu ở bề mặt của não bộ.  Máu Tụ Dưới Màng Cứng có thể gây áp lực lên não, gây ra các vấn đề về thần kinh. Máu Tụ Ngoài Màng Cứng (Epidural Hematoma = extradural hematoma): Sự chảy máu ở giữa hộp sọ và màng cứng của não bộ. Sự chảy máu thường là từ động mạch, thông thường là ngay sau khi bị chấn thương đầu. Những triệu chứng ban đầu nhè nhẹ có thể tiến triển nhanh chóng đến bất tỉnh và tử vong nếu không được điều trị. Xuất Huyết trong Não Bộ  (IntraCerebral Hemorrhage): Sự chảy máu ở bên trong não bộ . Phù não (Cerebral edema): Sự sưng mô não có thể là do những nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả sự phản hồi của 1 thương tích hoặc sự mất cân bằng chất điện phân (electrolyte imbalances). VI, Những bệnh não: Tình trạng tự miễn dịch (brain diseases: autoimmune conditions) Những bệnh não liên quan đến tình trạng tự miễn dịch bao gồm: Viêm Mạch Máu (Vasculitis): Sự viêm các mạch máu của não bộ. Lú lẫn/ lầm lẫn, co giật, nhức đầu, và bất tỉnh có thể là kết quả. Đa xơ cứng (Multiple sclerosis = MS): Hệ thống miễn dịch tấn công một cách nhầm lẫn và làm hư hại các dây thần kinh của cơ thể. Bắp thịt bị co thắt (chuột rút = vọp bẻ), mệt mỏi, và suy nhược là những triệu chứng. MS có thể xảy ra ở những cuộc tấn công bởi hệ thống miễn dịnh một cách định kỳ hoặc liên tục không gián đoạn. VII, Những bệnh não: Tình trạng thoái hóa thần kinh (brain diseases: neurodegenerative conditions) Những bệnh não liên quan đến tình trạng thần kinh thoái hóa bao gồm: Bệnh Parkinson (Parkinson’s disease): Những dây thần kinh trong một khu vực trung tâm não bộ bị thoái hóa chầm chậm, gây ra các vấn đề về cử động và khả năng phối hợp. Run rẩy/run lẩy bẩy bàn tay là một dấu hiệu phổ biến ở thời kỳ khởi đầu của căn bệnh . Bệnh Huntington: Một chứng rối loạn thần kinh do di truyền có ảnh hưởng đến não bộ. Chứng sa sút trí tuệ (dementia) và khó khăn trong việc kiểm soát các cử động là những triệu chứng của căn bệnh . Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối thì người bệnh bị mất hoàn toàn các kỹ năng vận động ngay cả cử động nhai nuốt hay nói năng. Bệnh Pick (Pick’s Disease): còn gọi là Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương (Frontotemporal Dementia) : Qua nhiều năm, khu vực rộng lớn của các dây thần kinh ở phía trước (trán) và  hai bên não (thái dương) bị phá hủy do sự tích tụ một protein bất thường. Những thay đổi nhân cách, những hành vi không phù hợp, và mất trí nhớ cùng mất khả năng trí tuệ là những triệu chứng. Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương còn gọi là bệnh Pick thì tiến triển liên tục một cách kiên định . Bệnh Xơ Cứng Cột Bên Teo Cơ còn gọi là Bệnh Thoái Hóa Thần Kinh Vận Động Một Bên (Amyotrophic lateral sclerosis = ALS): Bệnh này còn được gọi là bệnh Lou Gehrig . Trong căn bệnh này, các dây thần kinh kiểm soát chức năng bắp thịt bị phá hủy liên tục thật đều đặn. Bệnh ALS tiến triển liên tục đến mức bại liệt và mất khả năng hô hấp khi không có máy hỗ trợ hô hấp. Chức năng nhận thức nói chung thì không bị ảnh hưởng. Bệnh Sa Sút Trí Tuệ (Dementia): Sự suy giảm chức năng nhận thức, do các tế bào thần kinh trong não chết đi hoặc không vận động. Những tình trạng mà trong đó các dây thần kinh trong não thoái hóa, cũng tương tự như sự lạm dụng rượu và đột quỵ có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ . Bệnh Mất Trí Nhớ còn gọi là Bệnh Alzheimer (Alzheimer): Đối với những lý do không rõ ràng, các dây thần kinh trong vùng não nhất định bị thoái hóa đi, gây ra sự mất dần trí nhớ và kỹ năng thuộc về tâm thần. Sự tích tụ những mô bất thường ở những khu vực não bộ – thường được gọi là những tảo bẹ (tangles) và những mảng bợn (plaques) – được cho là góp phần gây ra căn bệnh này. Bệnh Alzheimer là dạng phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ. Bệnh teo não: Bệnh teo não là một bệnh nặng của các tế bào thần kinh trung ương. Một đặc điểm chung của bệnh này là sự mất dần của các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não. Bạn đọc tham khảo bài viết rất hữu ích: Các bệnh não ở người già và cách phòng tránh Bạn  BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé! Chia sẻ

Người bị bệnh teo não sống được bao lâu? Cách kéo dài tuổi thọ

Hỏi: Bà nội tôi năm nay 70 tuổi, vừa qua bác sĩ khám phát hiện thấy bị bệnh teo não không thể chữa được, gia đình tôi đã đưa bà về nhà. Xin hỏi: Người mắc bệnh teo não có khả năng sống được bao lâu và làm thế nào (vấn đề ăn uống, thuốc men và chăm sóc…?) để bà tôi có thể cải thiện tình trạng sức khỏe hiện tại. Xin cám ơn bác sĩ rất nhiều! (Nguyễn Thúy Loan – nguyenloan9396@gmail.com) Người bị bệnh teo não có thể sống được từ 5-14 năm Trả lời: Chào Thúy Loan! Triệu chứng phổ biến nhất của teo não là hay quên, nhầm lẫn và gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Dần dần người bệnh thờ ơ với các hoạt động xã hội, thay đổi tâm trạng, mất ngôn ngữ, mất trí nhớ dài hạn, suy giảm các giác quan, tiến triển bệnh mất các chức năng sống, cuối cùng tử vong. Hầu hết người bị bệnh teo não chỉ sống được thêm khoảng 5-10 năm kể từ khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng. Rất ít bệnh nhân teo não có thể sống thêm được tới 14 năm (chỉ dưới 3%). Tuy nhiên nếu biết cách chăm sóc và điều trị thì hoàn toàn có thể kéo dài tối đa tuổi thọ cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh. Bệnh teo não sống được khoảng 5-10 năm Cũng như các bệnh lý tổn thương não nói chung, đặc biệt ở người lớn tuổi, với mục đích phòng và điều trị các biến chứng, kéo dài tuổi thọ là chính, bạn cần lưu ý các vấn đề khi chăm sóc bà nội của mình như sau: Bảo đảm lưu thông hô hấp: phòng chống biến chứng viêm phổi, đỡ cụ ngồi dậy, vỗ lưng hàng ngày, hút và lau sạch đờm dãi nếu có, giữ ấm cơ thể. Tư thế nằm: Nếu nằm một chỗ nhiều, người bệnh cần được thay đổi tư thế nằm thường xuyên trong ngày để hỗ trợ cải thiện lưu thông máu. Công tác vệ sinh: Vệ sinh cá nhân cho cụ sạch sẽ, khô thoáng tại các điểm tỳ trên cơ thể để không bị lở loét.   Giấc ngủ: Giấc ngủ đặc biệt quan trọng và quyết định nhiều đến chất lượng não bộ, hệ thần kinh. Việc ngủ đủ giấc từ 6 – 8h mỗi ngày có tác dụng giúp hạn chế tình trạng bị căng thẳng, mệt mỏi. Phòng chống viêm đường tiết niệu: bằng cách cho uống đủ nước, vệ sinh sạch sẽ sau khi đi tiểu, bảo đảm vô trùng đối với các phương tiện đưa vào đường tiểu nếu phải đặt sond. Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đủ dinh dưỡng bằng các đường tiêm truyền, đường tiêu hóa, thức ăn dễ tiêu, hạn chế chất béo và đường, chế độ ăn giàu vitamin và omega3.(Tham khảo bài viết: Bệnh teo não nên ăn gì?) Phòng chống loét điểm tỳ: nhất là ở các vùng kheo, lưng xương cùng, 2 bên hông, xoa bóp hàng ngày, tránh để tỳ nén quá lâu một chỗ. Xoa bột tan vào những chỗ nguy cơ đe dọa loét khi phát hiện sớm. Để chống thoái hóa não thì việc thường xuyên hoạt động trí óc như: rèn luyện về trí nhớ, khả năng tổng hợp, phản xạ đáp ứng, khả năng tư duy sáng tạo… là cần thiết. Ngoài ra, bạn nên đưa cụ đi dạo trong công viên, tập thể dục, chơi với thú cưng, tập yoga, thiền, ngủ đủ giấc, duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh… là những liệu pháp xoa dịu thần kinh hiệu quả và giúp lấy lại sự thanh thản, nhẹ nhàng trong tâm trí một cách nhanh chóng. Vì não teo khả năng phục hồi gần như là không thể, ngay cả áp dụng phương pháp tiên tiến nhất nên theo Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học bản địa Việt Nam: Điều chúng ta có thể làm được là ngăn chặn không cho tình trạng teo não diễn biến nặng hơn. Việc nuôi dưỡng chăm sóc những tế bào còn lại giúp não đảm nhiệm tốt hơn vai trò vốn có của mình và kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân. Để làm được điều này bạn có thể cho bà nội dùng các sản phẩm chứa hoạt chất Huperzin A. Huperzin A giúp ức chế men Cholinesterase và bảo vệ Acetylcholine giúp tăng khả năng dẫn truyền, đánh thức hàng tỉ tế bào thần kinh. Từ đó giúp tăng khả năng ghi nhớ, tăng cường tư duy, ngăn ngừa bệnh tiến triển, đồng thời kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Hiện nay, Huperzin A được tìm thấy rất nhiều trong cây thông đất, đã được nghiên cứu, chứng minh và hàng nghìn người đã sử dụng hiệu quả. ? Tham khảo thêm thông tin trong video:    Bên cạnh đó bạn cũng nên đưa bà đi thăm khám định kỳ tại các cơ sở khám chữa bệnh, bệnh viện để nắm bắt được tiến triển của bệnh. Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ có những phác đồ điều trị phù hợp nhất với tình trạng bệnh, hạn chế những trường hợp xấu có thể xảy ra.   Trên đây là toàn bộ những thông tin hữu ích liên quan tới câu hỏi bệnh teo não sống được bao lâu mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Chúc bà nội của bạn sức khỏe nhanh chóng cải thiện! ? Xem thêm: Bị teo não có nguy hiểm không? Có di truyền không? Chia sẻ

Bí quyết giúp ngăn ngừa Teo não, sa sút trí tuệ khi về già…

Từ hay mê sảng giữa ban ngày, ăn rồi nói chưa ăn, không nhận ra con cháu đến liệt vận động, mất hoàn toàn trí nhớ… đều là biểu hiện của chứng Lẫn tuổi già do Teo não gây nên. Triệu chứng sớm của bệnh teo não, Lẫn tuổi già Nguyên nhân gây bệnh là sự thoái hóa khiến tế bào não giảm “nói chuyện”, trao đổi thông tin nhiều. Vì thế, thông tin từ các khu của não bộ không liên kết được với nhau khiến mọi hoạt động trong cơ thể bị ngưng trệ. Dựa vào triệu chứng lâm sàng có thể chia Teo não thành 3 thể: Thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ:triệu chứng khởi điểm là sự mất tập trung, khó ghi nhớ, khó tư duy, dễ cáu gắt, mất ngủ, đãng trí, hay quên… Tiếp đến là quên những sự kiện, sự việc vừa mới xảy ra, cạn từ, khó khăn trong tìm từ ngữ diễn đạt, khó đưa ra quyết định trước tình huống quan trọng… Cuối cùng họ quên hết tất cả từ con cái, bạn bè, ký ức đến cách ăn uống, vệ sinh, tự chăm sóc. Thể ảnh hưởng đến khả năng vận động:bắt đầu là rối loạn vận động, tay chân run, chóng mặt, khó khăn trong đi đứng, hoạt động… nhưng trí não vẫn rất minh mẫn, tỉnh táo. Rồi dần dần mất hết khả năng đi lại, không còn điều khiển được hoạt động theo ý muốn. Thể phối hợp của 2 thể trên: Đây là trường hợp điển hình của thoái hóa não lan rộng, cả vùng não ghi nhớ và vận động đều bị ảnh hưởng. Nếu nghi ngờ Teo não, bệnh nhân cần phải được đánh giá phối hợp hành vi, tác phong, kiểm tra nhận thức kết hợp với chụp cắt lớp não. Đối tượng nào có nguy cơ cao bị teo não? Bệnh nhân sau tai biến, đột quỵ Người trên 60 tuổi Trường hợp sau chấn thương, phẫu thuật não Người thường xuyên phải làm việc trong môi trường căng thẳng, mệt mỏi, thiếu ngủ kéo dài Bạn  BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé! Teo não: không thể chữa khỏi nhưng hạn chế được Não teo khả năng phục hồi là không thể nhưng lạ kỳ thay, cây Thông Đất (còn gọi là Râu Rồng, Thạch Tùng Thân Gập) – mọc tại cao Nguyên đá Đồng Văn, Hà Giang lại được xem là “cứu tinh” của bệnh này. Hình ảnh cây Thông Đất Hoạt chất chính trong Thông Đất là Huperzine A. Chất này dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh giúp nuôi dưỡng, tăng dẫn truyền, ngăn chặn thoái hóa tế bào. Từ đó, cải thiện đáng kể khả năng ghi nhớ, thiếu hụt nhận thức, khó khăn trong vận động ở người có tuổi, người bị teo não và sa sút trí tuệ.  Theo viện sức khỏe quốc gia Hoa Kỳ : Hiệu lực ức chế men phá hủy chất dẫn truyền thần kinh của Huperzine A tương tự hoặc cao hơn thuốc tây Y điều trị Alzhermer, sa sút trí tuệ như: Physostigmine, Donepezil…  (*) Cây Thông đất kết hợp với Thành Ngạnh, Lá dâu… giúp tăng cường tối đa tương tác thông tin giữa các tế bào não.  Tại Việt Nam, chế phẩm giữa các thảo dược đã được sử dụng hiệu quả cho rất nhiều người đãng trí, hay quên, lũ lẫn, suy giảm nhận thức, vận động… do tổn thương, thoái hóa não. Để được tư vấn và hướng dẫn mua sản phẩm Lohha Trí Não bạn click :  VÀO ĐÂY Vào đây để xem điểm bán gần nhất ở chỗ bạn ở: Hệ thống phân phối Lohha trí não ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Sản phẩm không phải là thuốc không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh Sản xuất: công tư đầu tư và sản xuất Âu Cơ Chia sẻ

Teo não, sa sút trí tuệ - Nguyên nhân, cách phòng ngừa hiệu quả

Khi sự mất minh mẫn không còn là sinh lý bình thường: quên đồ đạc, quên việc cần làm… mà chuyển sang trạng thái bệnh lý: quên tên con cháu, quên đi quá khứ, quên đường về nhà… người bệnh cần hỗ trợ điều trị kịp thời tránh teo não lan rộng và sa sút trí tuệ nặng thêm. Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi Teo não, sa sút trí tuệ là gì? Nguyên nhân gây bệnh Teo não và sa sút trí tuệ là hai nhóm căn bệnh khác. Teo não là hiện tượng thể tích não nhỏ đi trong hộp sọ, biểu hiệu trên X-quang là hộp sọ rỗng, rãnh não thưa, tỷ trọng não giảm đi. Trên cộng hưởng thấy mất chất trắng. Nguyên nhân teo não rất rõ ràng có thể do sau tai biến, sau viêm não, teo não sơ sinh, do nhiễm độc, do tích lũy tuổi… Sa sút trí tuệ có thể có teo não hoặc không teo não. Sa sút trí tuệ xảy ra khi các tế bào não không còn liên hệ, trao đổi thông tin được với nhau, không nhận định được tình hình. Do đó mất trí nhớ liên hệ, mất trí nhớ ngắn hạn. Nặng hơn là mất trí nhớ dài hạn. Hiện nay nguyên nhân dẫn đến hội chứng sa sút trí tuệ vẫn chưa được xác định rõ và các nhà khoa học vẫn còn tranh cãi. Hỗ trợ điều trị teo não, sa sút trí tuệ hiệu quả Mặc dù nguyên nhân sa sút trí tuệ vẫn còn là ẩn số, nhưng cách điều trị teo não và sa sút trí tuệ tương đối giống nhau. Các biện pháp bao gồm: điều trị cải thiện, điều trị làm dịu, điều trị tăng cường. Hai bệnh có điểm chung giống nhau có liên quan đến Acetylcholine và hủy Cholinesterase để các Si-nap thần kinh liên hệ với nhau tốt hơn. May mắn thay, hoạt chất có thể hủy Cholinesterase, chống tiêu diệt chất dẫn truyền Acetylcholine lại chính là Huperzine A có rất nhiều trong cây Thông đất. Alcaloide này có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não và tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Huperzine A có tác dụng tăng cường dẫn truyền thần kinh, ngăn chặn hình thành các mảng bám, đám rối trong não, nuôi dưỡng tế bào não… Từ đó, có đáp ứng rất tốt với các bệnh Alzheimer, teo não và sa sút trí tuệ và các bệnh có liên quan đến tổn thương tế bào thần kinh não bộ. Thông đất hỗ trợ điều trị Teo não, Sa sút trí tuệ hiệu quả Tình cờ trong một đợt cùng đoàn hành trình tìm kiếm thuốc quý tại Hà Giang, Bác sĩ Hoàng Sầm – Viện trưởng viện Y học bản địa Thái Nguyên vô tình thấy cây thông đất này mọc rất nhiều tại các mỏm đá tại cao nguyên đá Đồng Văn. Là một người trong ngành đã từng được đọc qua rất nhiều thông tin về tác dụng của cây Thông Đất. Vị bác sĩ người Mán này lấy mẫu luôn về nghiên cứu, thử nghiệm. Bác sĩ đã dùng cho rất nhiều bệnh nhân của mình thấy hiệu quả tốt ngoài mong đợi. Đến nay, sau gần 5 năm nghiên cứu và thử nghiệm một bài thuốc hoàn chỉnh với sự phối hợp của cây Thông đất với cây Thành Ngạnh và rất nhiều vị thuốc khác đã ra đời mang tên Lohha Trí Não. Lohha Trí Não được xem như giải pháp mới dành cho người Teo não, sa sút trí tuệ. Sản phẩm giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như: giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm thị giác không gian, giảm chức năng điều hành, giảm rối loạn chức năng và các rối loạn hành vi… TPBVSK Lohha Trí Não hiện có bán tại các Nhà thuốc trên Toàn quốc Danh sách Nhà thuốc bán Lohha Trí Não xem TẠI ĐÂY Tổng đài tư vấn miễn phí cước gọi: 1800 1265 Xem link chi tiết bài viết trên Dantri.com.vn https://dantri.com.vn/suc-khoe/teo-nao-sa-sut-tri-tue-nguyen-nhan-cach-phong-ngua-hieu-qua-20190805141558110.htm Theo Dantri.com.vn Chia sẻ

TRẮC NGHIỆM: THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN MMSE

THANG ĐÁNH GIÁ TRẠNG THÁI TÂM THẦN MMSE Ở BỆNH NHÂN SA SÚT TRÍ TUỆ Mini – Mental State Examination (MMSE) Tên bệnh nhân:………………………………………Tuổi………Giới………Nghề nghiệp………… Địa chỉ:………………………………………………Chẩn đoán……………Ngày làm test………… A: MMSE test đánh giá khả năng định hướng không gian và thời gian (10 câu – nói đúng mỗi câu cho 1 điểm) Hãy nói cho biết hôm nay là thứ mấy?……………………………………………………. □ Hãy nói cho biết hôm nay là ngày mấy?……………………………………………………. □ Hãy nói cho biết tháng này là tháng mấy?………………………………………………………. □ Hãy cho biết mùa này là mùa gì?…………………………………………………………………… □ Hãy cho biết năm nay là năm nào?………………………………………………………………… □  Hãy cho biết đây là buồng nào (khoa nào)?…………………………………………………………… □ Hãy cho biết đây là bệnh viện nào?…………………………………………………………………………….. □ Hãy cho biết đây thuộc quận (huyện) nào?……………………………………………………..  □ Hãy cho biết đây thuộc tỉnh (TP) nào?……………………………………………………..  □ Hãy cho biết đây là nước nào?……………………………………………………………………….  □ B: Test MMSE đánh giá khả năng ghi nhận (trí nhớ tức thì) – 3 câu, mỗi câu 1 điểm Đọc tên 3 đồ vật bất kỳ (quả táo, cái bàn, đồng xu…) một cách chậm rãi, rõ ràng; sau đó yêu cầu bệnh nhân nhắc lại luôn (ghi 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng. Xin nhắc tên 3 đồ vật đó cho tới khi bệnh nhân thuộc được cả 3)…………………………………………………… □ C: Nghiệm pháp 100-7 đánh giá sự chú ý và khả năng tính toán Yêu cầu bệnh nhân làm phép tính 100 – 7 liên tiếp (dừng lại sau 5 lần) (ghi 1 điểm cho mỗi lần trả lời đúng)……………………………………………………………        □ Nếu bệnh nhân không làm được 5 lần nghiệm pháp 100 – 7, yêu cầu bệnh nhân làm liệu pháp khác: đánh vần ngược 1 từ: HƯƠNG -> GNƠƯH. (Số điểm ghi bằng đúng theo thứ tự sắp xếp chính xác của từ)………………………………………………        □ 30 câu hỏi test MMSE D: Đánh giá khả năng hồi ức nhớ lại Yêu cầu bệnh nhân nhắc lại tên 3 đồ vật đã nêu ở phần B. (cho 1 điểm cho mỗi câu trả lời đúng.)………………………………………………………………………. □ E: Đánh giá về ngôn ngữ Gọi tên đồ vật: (cho 1 điểm cho mỗi lần gọi đúng tên đồ vật) Đưa bệnh nhân xem một chiếc đồng hồ và hỏi đó là cái gì?……………………………….  □ Đưa bệnh nhân xem một chiếc bút chì và hỏi đó là cái gì?…………………………………  □ Nhắc lại một câu (đánh giá tính lưu loát trong ngôn ngữ) Yêu cầu bệnh nhân nhắc lại câu “không thể, nếu, và hoặc nhưng, mãi” (nếu nhắc lại đúng hoàn toàn cho 1 điểm)………………………………………………………………………   □ Mệnh lệnh theo 3 giai đoạn: Đưa một mảnh giấy trắng và yêu cầu bệnh nhân bằng một câu “Cầm lấy tờ giấy bằng tay phải, gấp đôi tờ giấy lại và đặt nó xuống sàn nhà”. Ghi 1 điểm cho mỗi hành động đúng………………………………………………………..  □ Đọc và làm theo sự chỉ dẫn: Đưa bệnh nhân một tờ giấy to có ghi rõ một mệnh lệnh (“Hãy nhắm mắt lại”). Yêu cầu bệnh nhân đọc và làm theo: cho 1 điểm nếu làm đúng…………………………………………… □ Viết: Đưa bệnh nhân một tờ giấy trắng và yêu cầu bệnh nhân viết một câu bất kỳ (câu phải có chủ từ và động từ và phải có nghĩa, có thể sai về ngữ pháp, chính tả… cũng được). Cho 1 điểm nếu viết được………………………………………………………………………………    □ F: Đánh giá khả năng tưởng tượng, trừu tượng: Yêu cầu bệnh nhân vẽ lại một hình đã được vẽ sẵn, hình vẽ phải gồm 10 góc và phải có 2 góc lồng vào nhau. Cho 1 điểm nếu vẽ đúng……………………………………………………  □ Tổng điểm:……… Thang điểm MMSE đánh giá tình trạng suy giảm nhận thức: Không có suy giảm nhận thức : ≥ 24 điểm    Suy giảm nhận thức nhẹ : 20 – 23 điểm Suy giảm nhận thức vừa : 14 – 19 điểm Suy giảm nhận thức nặng : 0 – 13 điểm Đọc tiếp: Các dạng bệnh sa sút trí tuệ hay gặp nhất Theo Viện Sức Khỏe Tâm Thần Quốc Gia Chia sẻ

Loading...