Tai biến mạch máu não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có nguy cơ gây tử vong cao hàng thứ 3 trên thế giới. Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 250.000 người mắc bệnh tai biến mạch máu não, trong đó có tới 50% bệnh nhân tử vong, khoảng 25% bệnh nhân tự đi lại phục vụ bản thân được, 25% trường hợp bệnh nhân đi lại khó khăn, cần sự hỗ trợ của người khác trong sinh hoạt, và khoảng 20% bệnh nhân phải nhờ vào sự phục vụ hoàn toàn từ người khác. Ảnh minh họa: Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não 1. Tai biến mạch máu não là gì? Tai biến mạch não hay còn gọi là đột quỵ não là thuật ngữ chỉ các bệnh mạch máu não như nhồi máu não do bị tắc nghẽn ở các động mạch não; chảy máu não do vỡ một động mạch nào đó trong não gây ra. Ở vùng não bị tổn thương, do không được cung cấp máu và oxy đầy đủ để có thể hoạt động sẽ dẫn đến ngưng hoạt động rồi chết đi trong vòng vài giây đến vài phút. Phần nào của não bị chết thì phần cơ thể tương ứng do nó điều khiển sẽ không hoạt động được, biểu hiện bằng di chứng liệt nửa người, tê và mất cảm giác nửa người, nói khó hoặc không nói được, mất trí nhớ hoặc giảm sút thị lực… 2. Nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai biến mạch máu não, nhưng có một số nguyên nhân chính gây ra tai biến mạch máu não là: – Nhồi máu não Nhồi máu não xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối hoặc hẹp xơ vữa động mạch. Tình trạng tắc kéo dài cản trở máu lưu thông lên não, khiến các tế bào não thiếu hụt oxy quá mức và chết đi, ảnh hưởng đến các chức năng cơ thể mà vùng não bị chết chi phối. – Chảy máu não Chảy máu não hay còn gọi là xuất huyết não, xảy ra khi bị vỡ mạch máu não, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh nhô máu não, gây tổn thương cho các tế bào não, mà nguyên nhân chính là do huyết áp tăng, mắc chứng phình động mạch não hoặc dị dạng mạch máu não bẩm sinh. – Các yếu tố nguy cơ khác Những người bị huyết áp cao, tiểu đường, tăng cân, rối loạn chuyển hóa, tăng mỡ máu và có tiền sử mắc các bệnh tim mạch như hẹp van 2 lá, rung nhĩ… Hoặc những người nghiện rượu bia, thuốc lá và làm việc dưới áp lực cao về tinh thần thể lực, có các sang chấn về thần kinh lớn thì nguy cơ bị tai biến mạch máu não rất cao. 3. Cách phát hiện bệnh tai biến mạch máu não Khi thấy xuất hiện những triệu chứng như: Đột ngột nhức đầu, đau đầu dữ dội. Chóng mặt, ù tai, choáng váng, một bên chân hoặc tay bị yếu hẳn, cảm thấy không vững. Đột nhiên nói ngọng, giao tiếp khó khăn Mất thị lực một phần hoặc hoàn toàn trong giây lát. Đây chính là những triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não. Dấu hiệu của căn bệnh này thường xảy ra trong thời gian ngắn và không rõ ràng nên dễ bị bỏ qua, tới khi bệnh nặng hơn, các triệu trứng xảy ra thường xuyên mới chú ý. Do đó khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường như trên chúng ta hãy mau chóng đến các trung tâm y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời nhất 4. Di chứng và biến chứng của tai biến mạch máu não Có các mức độ nặng nhẹ khi bị tai biến mạch máu não cụ thể như sau: Mức độ 1: Bệnh nhân bị cơn thiếu máu não thoáng qua và các triệu chứng biến mất ngay sau vài tiếng. Tuy nhiên nếu không được điều trị và phòng ngừa thì bệnh nhân có nguy cơ mắc tai biến mạch máu não nặng sau đó. Mức độ 2: Sau một thời gian ngắn có thể là 1 giờ, 1 ngày xuất hiện các triệu chứng tai biến mạch máu não, bệnh nhân có thể hồi phục và khỏi hoàn toàn, không có di chứng gì để lại. Mức độ 3: Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não, một số triệu chứng có thể tự hồi phục, nhưng có một số triệu chứng kéo dài chưa hồi phục được. Mức độ 4: Bệnh nhân phải chịu những di chứng nặng nề từ căn bệnh và rất khó hồi phục: Liệt vận động, mất trí nhớ… Mức độ 5: Tử vong Đa số bệnh nhân sau khi đột quỵ não sức khỏe suy yếu, sa sút tinh thần, không tự chăm sóc cho bản thân và để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu trường hợp đột quỵ não do vỡ mạch máu não, không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì nguy cơ tử vong rất cao. 5. Cách phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não Tai biến mạch máu não là căn bệnh rất nguy hiểm và rất khó điều trị. Tuy nhiên, nếu biết cách phòng ngừa ngay từ đầu thì chúng ta có thể ngăn chặn được căn bệnh này xảy ra. Một số phương pháp phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não hiệu quả là: Thay đổi lối sống, dẹp bỏ những thói quen có hại cho sức khỏe như uống rượu, hút thuốc lá… Kiểm soát và điều trị dứt điểm các căn bệnh có nguy cơ cao dẫn đến tai biến mạch máu não: cao huyết áp, bệnh tim mạch, tiều đường… Ăn nhiều rau quả, thịt gà và cá, bớt ăn thịt đỏ (heo hoặc bò) có nhiều mỡ động vật. Béo phì là một trong những lý do đưa đến máu cao vi mạch máu thường hay bị nghẽn bất ngờ gây đến tai biến mạch máu não. Giữ tinh thần vui vẻ, dẹp bỏ mọi căng thẳng, phiền muộn, áp lực trong cuộc sống. Tóm lại, tai biến mạch máu não là căn bệnh rất đáng sợ, nó có thể cướp đi sinh mạng của một người bình thường trong khoảng thời gian rất ngắn ngủi. Do đó, việc phòng ngừa tai biến mạch máu não là điều cấp thiết và cần được quan tâm. Giữ sức khỏe tốt và trí tuệ minh mẫn là hai điều hạnh phúc nhất của cuộc đời mỗi chúng ta. Bạn BẤM VÀO ĐÂY để làm trắc nghiệm đánh giá tình trạng bệnh nhé! Chia sẻ
Teo não
2 phút tìm hiểu giúp bạn luôn giữ được sự minh mẫn như tuổi đôi mươi
Khi già đi, bạn thường phải đối diện với chứng suy giảm trí nhớ. Bệnh gây ra những bất tiện trong sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng tới gia đình, xã hội. Làm gì để tránh suy giảm trí nhớ tuổi già và giữ được sự minh mẫn như tuổi đôi mươi? Hãy cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này! Lý do vì sao người già thường mắc chứng suy giảm trí nhớ? Do tuổi tác Bạn có biết, hàng ngày có 3.000 tế bào thần kinh bị hủy đi và không thể phục hồi. Cùng với sự lão hóa và suy giảm chức năng của các cơ quan trong cơ thể, não bộ cũng vì thế mà phản xạ kém dần đi như khó ghi nhớ, tập trung, giảm tư duy… Hệ quả của việc này là làm rối loạn các khả năng của hệ thần kinh trung ương bao gồm các phản xạ có điều kiện như làm người già chậm chạp, suy giảm trí nhớ… Tuổi già thường phải đối diện với chứng suy giảm trí nhớ gây ra những bất tiện trong sinh hoạt cá nhân, ảnh hưởng tới gia đình, xã hộ Vì vậy, nguyên nhân đầu tiên gây bệnh mất trí nhớ ở người già là do nơ-ron thần kinh bị lão hóa. Nếu người bệnh không được giám sát, khơi gợi thường xuyên sẽ dễ rơi vào trạng thái lãng quên hoàn toàn. Do bệnh tật Suy giảm trí nhớ cũng có thể là hệ lụy khi người bệnh chấn thương sọ não, viêm não, bệnh Alzheimer, tai biến mạch máu não, rối loạn tuần hoàn não, stress, lạm dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ hay nghiện rượu… Triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng hơn khi người bệnh đã cao tuổi. Khi đó, bệnh nhân có thể mất trí nhớ tạm thời, quên nhanh và không thể nhớ lại những sự việc chỉ vừa diễn ra ngay trước đó. Tuy nhiên vẫn có thể nhớ được những ký ức xưa cũ chứ không quên hẳn. Theo các chuyên gia y tế, trong bộ não con người, acetylcholine là hợp chất đặc biệt quan trọng, có tác dụng duy trì trí nhớ và tăng khả năng nhận thức giúp phục hồi, ngăn ngừa hội chứng mất trí nhớ… Điều đáng buồn là, acetylcholine thường bị tiêu hủy bởi men AchE (Cholinesterase) dẫn đến thiếu hụt. Ở những người thiếu hụt acetylcholine này, thường có trí nhớ nhớ suy giảm, quên gần nhớ xa, thậm chí mất trí nhớ, lú lẫn khi về già. Phương pháp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ Suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi là hiện tượng tự nhiên mang tính quy luật nên cho đến nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Tuy nhiên có thể phòng ngừa và cải thiện được hiện tượng suy giảm trí nhớ nhờ vào luyện tập và chế độ ăn uống hợp lý. Một đời sống tinh thần lành mạnh, không stress, phương pháp luyện tập khoa học kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp ngăn chặn những tác nhân ảnh hưởng đến trí nhớ. Cụ thể, trong đời sống hàng ngày, người cao tuổi cần quan tâm đến các vấn đề sau: Thứ nhất, cần rèn luyện lao động trí não thường xuyên. Lao động trí óc dưới những hình thức học tập như học ngoại ngữ hay nghiên cứu về ngôn ngữ, lịch sử, cây kiểng non bộ… là những hình thức rất tốt giúp não được hoạt động thường xuyên giảm được quá trình suy giảm trí nhớ. Thứ hai, cần khuyến khích tăng cường vận động: Nhiều nghiên cứu cho thấy thể dục thể thao như chạy bộ, đi xe đạp, tập dưỡng sinh, thái cực quyền…hoặc làm việc nhà có thể làm giảm nguy cơ mắc các chứng suy giảm trí nhớ Thứ ba, tăng cường tâm lý trị liệu. Gia đình cần có sự phối hợp tăng cường giao tiếp tâm lý trị liệu kết hợp với các loại thuốc phù hợp có sự tham khảo của bác sĩ. Nên sử dụng kiên trì, cần nói chuyện, tiếp xúc với người bệnh. Thứ tư, người suy giảm trí nhớ có thể dùng các biện pháp cải thiện hàm lượng Acetylcholine trong não bộ như sử dụng các chế phẩm chứa nhiều Huperzine A. Hoạt chất này cũng đã được nghiên cứu chứng minh có nhiều trong cây Thông đất (hay còn gọi là Thạch tùng thân gập, cây Râu rồng). Hoạt chất này xâm nhập rất tốt qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp vào các tế bào thần kinh, giúp ức chế men Cholinesterase, đảm bảo dẫn truyền thần kinh được thông suốt, kích thích các tế bào não nói chuyện lại với nhau. Từ đó giúp người sa sút trí tuệ tăng khả năng ghi nhớ, khơi gợi lại kí ức. Thông đất hỗ trợ điều trị Teo não, Sa sút trí tuệ hiệu quả Dựa trên cơ chế bổ sung chất dẫn truyền Acetylcholine cho não bộ, các chuyên gia đã bào chế ra giải pháp giúp tăng cường chất dẫn truyền này bằng cách đơn giản. Đó là kết hợp Thông đất, Thành ngạnh và rất nhiều thảo dược khác để tạo ra tổ hợp Lycoprin giàu Huperzine A giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh như: giảm trí nhớ, giảm khả năng ngôn ngữ, giảm thị giác không gian, giảm chức năng điều hành, giảm rối loạn chức năng và các rối loạn hành vi… Hiện nay, sự kết hợp này đã có mặt trong sản phẩm Lohha Trí Não. Lohha Trí Não dùng tốt cho những người bị suy giảm trí nhớ Lohha Trí Não không những dùng tốt cho những người bị suy giảm trí nhớ mà nó còn có thể dùng cho dự phòng giúp tăng cường khả năng ghi nhớ, tư duy cho người lao động trí óc, người mới chớm có biểu hiện đãng trí, hay quên ở tuổi trung niên (30- 40 tuổi) hoặc học sinh, sinh viên học tập căng thẳng, mệt mỏi bị suy giảm trí nhớ. Tìm mua Lohha Trí não gần nhất Tại đây Nguồn: dantri.com.vn Chia sẻ
Bị liệt nửa người sau tai biến mạch máu não thì điều trị như thế nào?
Hỏi: Ông tôi năm nay 72 tuổi, vừa bị tai biến mạch máu não, tuy tính mạng không bị nguy hiểm nhưng sau tai biến ông tôi bị liệt nửa người. Vậy chuyên gia tư vấn cho tôi hỏi ông tôi bị như vậy thì nên ăn gì và cách điều trị như thế nào cho hiệu quả? (Trần Quang Hải – 25 tuổi – Quảng Ninh) Trả lời: Cám ơn bạn Hải đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, câu hỏi của bạn được chuyên gia tư vấn trả lời như sau: Người sau khi bị tai biến mạch máu não cần có một chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý nhằm nâng cao sức khỏe, phòng chống tai biến tái phát. Chế độ dinh dưỡng cho người sau tai biến mạch máu não Cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý cho người sau tai biến mạch máu não, thức ăn nên dùng các thức ăn mềm, dễ tiêu như cháo, súp, nước hoa quả. Tránh các thức ăn to, cứng, nóng dễ dẫn đến hóc, sặc. Đặc biệt nên chú ý kiêng không cho người bệnh ăn các chất béo và sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Hạn chế sử dụng muối cho người bệnh. Trong thực đơn của người bệnh cần bổ sung nhiều thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa như cá hồi, các loại hoa quả và các loại hạt để chống bệnh tai biến mạch máu não tái phát >> Xem thêm : Dấu hiệu bệnh tai biến mạch máu não Chế độ tập luyện cho người sau tai biến mạch máu não Có thể cho người bệnh phục hồi ngay sau khi thoát khỏi cơn tai biến, khi sức khỏe đã dần ổn định tại nhà hoặc tại trung tâm phục hồi. Phải có một kế hoạch tập luyện cụ thể, theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu để đạt hiệu quả cao. Quá trình tập luyện đòi hỏi sự kiên trì của người bệnh lẫn người hướng dẫn. Ngoài ra để phòng chống bệnh tai biến mạch máu não tái phát thì người bệnh cần lưu ý giữ mình cẩn thận khi trời lạnh, không nên tắm khuya và vận động thể lực quá sức >> Xem thêm: Điều trị tai biến mạch máu não Chia sẻ
Dấu hiệu nào cảnh báo tai biến mạch máu não?
Hỏi: Tôi năm nay 51 tuổi, dạo gần đây tôi hay cảm thấy đau đầu chóng mặt, ngáp nhiều, chân tay tê mỏi , thị lực suy giảm. Có người bảo tôi các dấu hiệu này giống với các dấu hiệu cảnh báo bệnh tai biến mạch máu não. Vậy cho tôi hỏi có phải tôi có nguy cơ bị tai biến mạch máu não không và làm gì để ngăn ngừa căn bệnh này? (Đặng Thị Loan – 51 tuổi – Hà Nội) Trả lời: Chào bác Loan. Câu hỏi của bác được chuyên gia tư vấn trả lời như sau: Các dấu hiệu bác đang gặp phải đúng là các dấu hiệu cảnh báo của chứng bệnh tai biến mạch máu não, tuy nhiên để chắc chắn và có hướng điều trị kịp thời thì bác nên đi khám bác sĩ để có kết quả chuẩn xác nhất. Dưới đây là một số thông tin về căn bệnh tai biến mạch máu não, có thể hữu ích với bác trong giai đoạn này. Những dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo nguy cơ mắc tai biến mạch máu não Các dấu hiệu này có thể xảy ra khoảng một tháng trước khi tai biến mạch máu não xuất hiện nên mọi người cần lưu ý nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây thì cần gặp bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ cơ thể khỏi tai biến Dấu hiệu đau đầu chóng mặt Huyết áp dao động, tăng cao sẽ khiến cơ thể đau đầu chóng mặt kèm buồn nôn và khó chịu. Nhiều trường hợp sẽ quay cuồng rồi bất tỉnh, có thể xảy ra hiện tượng xuất huyết não Dấu hiệu ngáp nhiều Khi các mạch máu não bị thu hẹp do xơ cứng khiến máu lưu thông chậm, lượng oxy cung cấp cho não không đủ, chức năng não bị ảnh hưởng gây ngáp nhiều Dấu hiệu chân tay tê liệt Lúc này chân tay người bệnh cảm thấy tê liệt, đau nhức, hoa mắt chóng mặt,.. do hệ thống động mạch cảnh không cung cấp đủ máu và oxy cho não Ngoài ra còn có các dấu hiệu khó nói và rối loạn thị giác đều do não bị thiếu máu và oxy >> Xem thêm: 5 nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não Một số phương pháp hạn chế nguy cơ mắc tai biến mạch máu não Để hạn chế mắc tai biến mạch máu não cần thực hiện các phương pháp sau: Cần có chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất Chế độ ăn uống lành mạnh, hợp lý sẽ làm giảm được nguy cơ mắc tai biến mạch máu não đáng kể. Chế độ ăn cần bổ sung thêm các loại rau, cá, trái cây, sữa đậu nành, vitamin, khoáng chất để ngăn ngừa xơ vữa động mạch – một trong những nguyên nhân gây tai biến mạch máu não Luyện tập thể dục thường xuyên Việc tập thể dục thường xuyên vừa giúp tăng cường sức khỏe vừa giúp máu lưu thông lên não tốt hơn, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não Kiểm soát cân nặng hợp lý Kiểm soát cân nặng hợp lý sẽ giảm lượng mỡ trong máu, giảm tình trạng huyết áp cao đồng thời giảm nguy cơ tai biến mạch máu não Ngoài ra chế độ sinh hoạt điều độ, hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá cũng là một phương pháp hạn chế nguy cơ mắc tai biến mạch máu não. >> Xem thêm: Cách phòng chống bệnh tai biến mạch máu não Chia sẻ
Những siêu thực phẩm tốt cho não bộ của trẻ mẹ nên biết
Ở trẻ nhỏ não bộ đang trong thời kỳ phát triển, các mẹ muốn con mình thông minh, tiếp thu nhanh, phát triển tốt mẹ cần bổ sung thêm nhiều dưỡng chất cho trẻ. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho não bộ, tăng cường khả năng tập trung, ghi nhớ của trẻ các mẹ nên tham khảo. Lòng đỏ trứng giúp phát triển trí nhớ Lòng đỏ trứng bổ sung dinh dưỡng, tăng cường trí nhớ Trứng là thực phẩm giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein cho cơ thể. Ngoài ra lòng đỏ trứng còn chứa rất nhiều chất choline, một dưỡng chất rất tốt và quan trọng cho sự phát triển trí nhớ ở trẻ nhỏ. Các mẹ nên thêm trứng vào thực đơn ăn giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng cường trí nhớ cho trẻ. Rau có màu xanh đậm cung cấp nhiều sắt Thiếu sắt không những khiến cơ thể mệt mỏi, thể lực giảm sút mà còn khiến não bộ hoạt động kém khiến trí nhớ suy giảm, khả năng tập trung kém. Vây nên các mẹ hãy bổ sung sắt cho trẻ bằng việc cho trẻ ăn nhiều các loại rau có màu xanh đậm như bông cải xanh, rau chân vịt, rau ngót… vì trong các loại rau này chứa hàm lượng sắt rất cao vừa tăng cường sức khỏe vừa tăng cường trí não cho trẻ. Các loại hạt giàu omega 3 Các loại hạt giàu omega 3 tốt cho não bộ Các loại hạt như lạc, hạnh nhân, óc chó, hướng dương rất giàu các axit béo như omega 3, omega 6 và các vitamin B6, vitamin E có tác dụng tăng cường khả năng ghi nhớ, thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh và não bộ, ngăn ngừa các bệnh về não như thoái hóa não, suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ. Để con có một trí nhớ tốt, một bộ não phát triển khỏe mạnh các mẹ nên cho trẻ ăn các loại hạt này. Lưu ý với trẻ nhỏ các mẹ có thể xay nhuyễn hạt để tránh tình trạng hóc nghẹn. Các loại quả mọng Trong các loại quả mọng như việt quất, dâu tằm, mâm xôi, dâu tây… có chứa rất nhiều hoạt chất anthocyanin giúp thúc đẩy quá trình truyền đạt giữa các tế bào thần kinh não, tăng cường trí nhớ hiệu quả. Ngoài ra trong các loại quả này còn chứa nhiều chất oxy hóa giúp tăng cường đề kháng, hỗ trợ miễn dịch ở trẻ, giúp trẻ chống lại các vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Các loại cá chứa dầu Cá hồi chứa hàm lượng axit béo cao tăng cường khả năng ghi nhớ Các loại cá như cá hồi, cá ngừ… chứa một hàm lượng axit béo omega rất cao. Cho trẻ ăn các loại cá này không những tốt cho hệ thần kinh mà còn giúp trẻ tăng cường khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung Socola đen tăng cường tuần hoàn máu não Cho trẻ ăn socola đen không những giúp trẻ trở nên tỉnh táo, phấn chấn nhanh chóng mà trong socola đen còn chứa chất cocoa giúp trẻ tăng cường tuần hoàn máu não, cải thiện trí nhớ hiệu quả. Tôm giúp phát triển tế bào thần kinh Trong tôm chứa nhiều vitamin B12 rất cần thiết cho trẻ trong việc phát triển các tế bào thần kinh, ngăn ngừa các bệnh mất trí nhớ. Ngoài ra tôm còn chứa hàm lượng cao các axit béo omega 3 rất tốt trong việc phát triển trí não cho trẻ. Tôm chứa nhiều vitamin B12 giúp phát triển các tế bào thần kinh Cà chua Hàm lượng lycopene dồi dào trong cà chua giúp phục hồi các tổn thương ở não bộ, tăng cường hoạt động của não, giảm tình trạng sa sút trí tuệ. Thêm cà chua vào thực đơn ăn uống của trẻ mỗi ngày não bộ của trẻ phát triển toàn diện. Củ cải đỏ tăng cường trí nhớ Củ cải đỏ chứa nhiều nitrate – một chất có tác dụng tăng cường máu đến não giúp não bộ hoạt động tốt, con trẻ học hỏi, tiếp thu nhanh. Ngoài ra củ cải đỏ cũng chứa chất anthocyanin giúp tăng cường trí nhớ và nhận thức của não bộ. Các mẹ có thể cho trẻ ăn củ cải đỏ như rau hàng ngày hoặc xay ra nấu cháo cho trẻ Chất nitrate trong củ cải đỏ giúp tăng cường máu lên não Lựu chống suy giảm trí nhớ Lựu chứa nhiều chất oxy hóa cũng như các loại quả mọng giúp trẻ tăng cường đề kháng, chống lại các gốc tự do gây suy giảm trí nhớ. Chia sẻ
Những thực phẩm giúp trẻ tăng cường trí nhớ, bổ não
Cuộc sống ngày càng phát triển khiến môi trường trở lên ô nhiễm hơn, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con người trong đó kể đến là trẻ em, sự thay đổi khiến sức khỏe và trí não của trẻ dễ bị ảnh hưởng nên hiện tượng trí nhớ kém ở trẻ đã không còn quá xa lạ. Hiện tượng trẻ hay quên, trí nhớ kém làm cha mẹ lo lắng tìm phương pháp cải thiện trí nhớ. Dưới đây là một số loại thực phẩm bổ não, tăng cường trí nhớ các mẹ nên tham khảo bổ sung cho trẻ 1. Hạt hạnh nhân Hạnh nhân rất giàu protein và nằm trong top những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất. Protein trong hạnh nhân giúp tái tạo và chữa lành các tế bào thần kinh bị suy yếu đồng thời gia tăng khả năng nhận thức. Ngoài ra trong hạnh nhân còn chứa kẽm – một chất chống lão hóa và tổn thương tế bào não. Vitamin B6, vitamin E, Omega 3, Omega 6, magie trong hạnh nhân tăng cường sức khỏe não bộ, tăng cường trí thông minh cho trẻ. 2. Hành tím Trong hành tím chứa nhiều Flavonoid như Anthocyanin và Quercetin những chất có tác dụng phòng chống lão hóa não bộ, tăng cường trí nhớ. Ngoài ra chất Anthocyanin trong hành tím còn làm giảm nguy cơ viêm thần kinh, kích hoạt tín hiệu khớp thần kinh, tăng lưu thông máu lên não. Như vậy hành tây là thực phẩm tuyệt vời cho trí nhớ, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ. 3. Quả lý chua Quả lý chua chứa nhiều vitamin C tăng cường quá trình chuyển hóa nơ – ron thần kinh giúp não bộ hoạt động tốt hơn. Chất sắt trong quả này thúc đẩy hoạt động của oxy trong máu giúp ngăn ngừa thoái hóa não. 4. Rau xanh Các loại rau xanh như cải bó xôi, cải xoăn chứa nhiều folate và vitamin thúc đẩy sử phát triển của não bộ, hãy cho trẻ ăn các loại rau này vào các bữa ăn để tăng cường trí nhớ cho trẻ. 5. Nước Nguồn điện năng từ nước giúp các chức năng suy nghĩ và nghi nhớ hoạt động mạnh. Ngoài ra nước còn rất cần thiết trong quá trình sản xuất hooc môn và chuyển hóa nơ-ron trong não bộ. Khi não bộ được cung cấp đủ nước trẻ sẽ nghĩ nhanh hơn, tập trung và sáng tạo hơn. Việc cung cấp đủ nước hàng ngày cho trẻ rất quan trọng vì não bộ không thể chứa nước như các cơ nên chỉ cần nước không đủ thì hoạt động của não sẽ bị suy giảm. 6. Sữa chua Sữa chua không chỉ chứa nhiều lợi khuẩn probiotic tốt cho đường tiêu hóa mà nó còn chứa nhiều vitamin B và protein giúp cải thiện chức năng não bộ, giúp trẻ nhớ lâu hơn, sáng tạo hơn. 7. Các loại axit béo Các loại axit béo như Omega 3 và Omega 6 rất cần thiết cho não bộ, các loại axit béo này giúp tăng cường trí thông minh cho trẻ. Cha mẹ hãy bổ sung các axit béo này qua các loại thức ăn như cá hồi, cá ngừ, cá thu… hoặc cho trẻ uống dầu cá cũng là cách hữu hiệu. 8. Các loại đậu Đậu chứa một lượng protein dồi dào rất tốt cho trí não. Cho trẻ ăn các loại đậu giúp tăng cường trí nhớ, khắc phục chứng hay quên. 9. Táo Các chất oxy hóa trong táo chống suy giảm nhận thức. Nếu các bạn ăn táo nên chọn các loại táo không chứa hóa chất, phụ gia ảnh hưởng đến sức khỏe. 10. Bột yến mạch Bột yến mạch giàu chất xơ, ăn yến mạch giúp tăng cường hoạt động của bộ nhớ. Những thực phẩm tưởng chừng rất bình thường nhưng lại chứa rất nhiều chất tốt cho não bộ. Các mẹ không cần tốn tiền cho các loại Multivitamin mà chỉ cần cho trẻ một chế độ ăn khoa học sẽ giúp trẻ tăng cường trí nhớ, phát triển toàn diện cả thể chất lẫn trí tuệ. Chia sẻ