Nói đến chứng bệnh suy giảm trí nhớ sau sinh chắc hẳn mẹ nào cũng biết và số đông là đã từng mắc. Chứng bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng gây nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của các mẹ. Dưới đây là một số cách tăng cường trí nhớ sau sinh, giảm tình trạng suy giảm trí nhớ đơn giản mà mang lại hiệu quả cao. Tập yoga tăng cường trí nhớ Ngồi thiền là liệu pháp giúp tập trung não bộ Yoga là liệu pháp thư giãn não bộ cực kì hiệu quả, đặc biệt với các mẹ sau sinh. Bài tập ngồi thiền giúp não bộ thư giãn, nghỉ ngơi, tăng khả năng ghi nhớ, tập trung cho não bộ. Bài tập này rất phù hợp với các mẹ sau sinh, mỗi ngày các mẹ chỉ cần bỏ ra 15 phút tập bài tập này chắc chắn trí nhớ sẽ được cải thiện hơn rất nhiều. Chơi game Các mẹ có thể bỏ ra khoảng 15 phút mỗi ngày để chơi các trò như giải câu đố, giải ô chữ, sudoku để kích thích não bộ, tăng cường trí nhớ, giải tỏa stress, cải thiện khả năng ghi nhớ hiệu quả. Bổ sung dinh dưỡng cải thiện trí nhớ Sau sinh các mẹ cần bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại thực phẩm để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh. Trong khẩu phần ăn cần có các thực phẩm giàu dinh dưỡng như cá hồi, thịt bò, trứng, thịt gà…ngoài ra các loại rau củ quả như bắp cải xanh, súp lơ xanh, các loại đậu, ngũ cốc là những thực phẩm tốt cải thiện trí nhớ sau sinh. Cá là loại thực phẩm tăng cường trí nhớ hiệu quả Luôn đảm bảo được ngủ đủ giấc Tình trạng thiếu ngủ liên tục của các mẹ sau sinh cũng là nguyên nhân gây nên chứng suy giảm trí nhớ. Tình trạng này không những ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến lượng sữa cho con bú. Thời gian ngủ không đủ khiến cơ thể người mẹ bị mệt mỏi, suy nhược khiến não bộ hoạt động không hiệu quả. Các mẹ cũng tuyệt đối không được sử dụng quá nhiều thuốc ngủ vì chúng gây tổn hại đến thần kinh đồng thời ảnh hưởng đến trẻ nhỏ. Để loại bỏ chứng mất ngủ và có được giấc ngủ sâu, tăng cường trí nhớ thì các bài thể dục nhẹ nhàng sẽ rất hữu ích với các mẹ. Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái Sau sinh các mẹ thường có cảm giác hụt hẫng cộng với áp lực chăm sóc con cái dễ khiến các mẹ mắc chứng trầm cảm sau sinh vì vậy loại bỏ các tác nhân gây căng thẳng, mệt mỏi, luôn giữ tinh thần thoải mái, lạc quan là cách đẩy lùi suy giảm trí nhớ hiệu quả. Thay vì suy nghĩ quá nhiều các mẹ hãy để cho cơ thể mình được thư giãn bằng cách nghe nhạc. Các bản nhạc cổ điển sẽ giúp các mẹ giảm được căng thẳng, áp lực, giúp tập trung vào công việc hơn. Nghe nhạc giúp tinh thần lạc quan, thoải mái Tự tạo thói quen nhớ cho bản thân Mắc chứng hay quên khiến công việc và cuộc sống của các mẹ bị đảo lộn, ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình chăm sóc con nhỏ. Vậy thì các mẹ hãy tự tạo thói quen cho chính mình để cải thiện tình trạng này. Hãy sử dụng một cuốn sổ để ghi các công việc cần làm và đánh dấu các công việc quan trọng phải giải quyết, những công việc đã làm xong thì đánh dấu hoàn thành để không bỏ sót công việc nào. Bằng cách này các mẹ có thể tự rèn luyện trí nhớ của mình. Các phương pháp cải thiện trí nhớ sau sinh đơn giản này cũng chỉ có thể giúp các mẹ cải thiện trí nhớ khi ở tình trạng nhẹ. Nếu thấy hiện tượng suy giảm trí nhớ cộng với các triệu chứng khác như chóng mặt, buồn nôn thì có thể là triệu chứng của bệnh teo não, các mẹ cần phải chú ý theo dõi và đến gặp ngay bác sĩ để có phương pháp điều trị sớm và phù hợp Chia sẻ
Teo não
Top thực phẩm tăng cường trí nhớ hiệu quả
11 thực phẩm tăng cường trí nhớ hiệu quả dưới đây sẽ đưa ra cho bạn những gợi ý nên sử dụng thực phẩm này như thế nào để cải thiện tình trạng trí nhớ của bản thân. Táo – chống lại tình trạng suy giảm trí nhớ Quericetin được biết đến là một chất chống ôxy hóa, có tác dụng chống lại bệnh suy giảm trí nhớ, Alzheimer, giúp bồi bổ tim, phòng ngừa tai biến tim mạch… Hàm lượng Quercetin được tìm thấy nhiều nhất trong vỏ táo, rồi mới đến phần thịt của táo. Hãy lựa chọn các quả táo đỏ đảm bảo nguồn gốc và rửa sạch bằng cách ngâm muối rồi ăn cả vỏ sẽ giúp bạn có được trí nhớ tốt hơn. Sơri – thực phẩm có lợi cho não bộ Sơ ri cũng có vỏ màu đỏ thắm như táo, trái sơri chứa nhiều Anthocyanin – chất có lợi cho não. Anthocyanin được biết đến với tác dụng tăng cường hiệu quả trí nhớ. Đồng thời chất oxy hóa trong quả này cũng góp phần tăng cường hệ miễn dịch giúp chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút. Củ cải đỏ, quả lựu, cà chua, các quả mọng… cũng chứa nhiều Anthocyanin. Hành tím – phương thuốc bổ não Chứa đồng thời hàm lượng Quercetin và Anthocyanin hành tím được xem như là phương thuốc giúp bồi bổ và tăng cường trí nhớ. Không chỉ là gia vị quan trọng trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt mà giờ đây bạn đã biết thêm được tác dụng mới của hành tím. Dâu tây giúp bảo vệ não Homocysteine trong máu nếu quá nhiều sẽ dẫn đến sự tổn thương tế bào não và gây bệnh Alzheimer. Và Folate – một loại Vitamin giúp làm giảm lượng Homocysteine trong máu. Folate có hàm lượng cao trong dâu tây chính vì thế đây là thực phẩm giúp bảo vệ não và giảm nguy cơ phát triển bệnh suy giảm chức năng ở người lớn tuổi. Rau xanh giúp đầu óc minh mẫn Vitamin và chất khoáng có vai trò tham gia các hoạt động chuyển hoá và chống ôxy hoá tế bào não. Khi thiếu vitamin B, đặc biệt là acid folic và vitamin B12 sẽ gây ra thiếu máu, dẫn đến thiếu cung cấp ôxy cần thiết cho não: Rau xanh chứa nhiều nhiều vitamin và các chất chống oxy hóa, giúp cho sự minh mẫn. Rau xanh cũng chứa nhiều axit folic, có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Các loại ra lá xanh như bông cải xanh, cải bắp, súp lơ và rau bina rất giàu vitamin B6, B12 và acid folic. Các hợp chất này cần thiết để não giảm mức độ homocysteine, nguyên nhân gây nên hiện tượng đãng trí, thậm chí là bệnh Alzheimer. Ngoài ra trong các loại rau xanh đậm chứa hàm lượng sắt rất dồi dào. Khi cơ thể thiếu sắt não bộ sẽ hoạt động kém hơn, khả năng tập trung bị giảm, trí nhớ cũng kém đi. Bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày sẽ đảm bảo trí nhớ của bạn được tốt nhất. Lòng đỏ trứng thực phẩm tuyệt vời cho não bộ Colin được giới khoa học đánh giá là loại chất tuyệt vời đối với não bộ. Những thực phẩm như cá, gan, trứng đều giàu Colin. Colin tác động tới các hệ cơ thể, được sử dụng như thuốc để tăng cường hoạt động của các tế bào gan. Chất Colin ảnh hưởng tốt tới trí nhớ, đặc biệt tới cơ chế “ghi nhớ” của bộ nhớ. Lòng đỏ trứng là thức ăn chứa nhiều Colin nhất, trong một lòng đỏ trứng, có gần 500mg chất Colin. Tuy nhiên, chỉ có lòng đỏ trứng “ốp la” mới mang lại nhiều Colin, nếu trứng chiên chín thì lượng Colin trong lòng đỏ không còn nữa. Nho giúp tăng cường trí nhớ Cũng giống như hành tím, trong nho chứa hàm lượng cao Quercetin và Anthocyanin, những chất giúp tăng cường trí nhớ. Ngoài ra chất đường đặc biệt trong quả nho có khả năng cung cấp nguồn năng lượng giúp não bộ hoạt động hiệu quả. Chuối giúp não bộ tập trung Trong 100g chuối chứa 1,7mg Serotonin. Đây là Hormone cần thiết cho não, giúp bạn chống lại Stress và tập trung tốt. Sữa chua giúp não hoạt động hiệu quả Trong sữa chua có chứa hai loại Axit Amin quan trọng là Tryptophan và Tyrosine. Tryptophan có tác dụng giúp não thư giãn còn Tyrosine giúp não năng động hơn. Ngoài ra còn có nhiều trong sữa, phô mai, thịt, cá, hạt hướng dương, hạt bí đỏ, mè, đậu phộng, tảo Spirulina. Con hàu giúp não tập trung hiệu quả Trong thịt hàu chứa nhiều chất kẽm, là chất rất quan trọng cho trí não. Thiếu kẽm sẽ gây suy yếu hoạt động của não, dẫn đến tình trạng mơ màng thiếu tập trung, rối loạn vị giác và khứu giác. Cá chứa chất làm tăng trí nhớ thông minh Trong các loại cá béo như cá ba sa, cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá mòi có nhiều chất Omega-3 là chất làm tăng trí thông minh. Để hoạt động trí não được tốt thì các bạn nên ăn ít nhất ba lần cá trong tuần. Nguồn thực phẩm giàu các chất dinh dưỡng cho não là cá. Chất béo thiết yếu trong một số thực phẩm có tác dụng cấu tạo màng tế bào thần kinh. Chất béo thiết yếu, đặc biệt là Omega 3 – là chất cần thiết cho sự phát triển và duy trí các chức năng của bộ não có nhiều trong các loại cá như: cá basa, trích, hồi, thu, cá ngừ,… đặc biệt là cá hồi. Vì vậy, muốn có bộ não khỏe mạnh, nên ăn cá ba lần trong một tuần và thỉnh thoảng bổ sung dầu cá có chất lượng tốt. Chia sẻ
Teo thùy não - bệnh ở người lớn tuổi.
Ở người lớn tuổi, đặc biệt là người già nếu mắc bệnh teo thùy não sẽ dẫn đến hiện tượng suy giảm trí nhớ, suy giảm khả năng vận động, ảnh hưởng không tốt đến khả năng nhận thức và chức năng của nhiều cơ quan khác của cơ thể. Vậy bệnh teo thùy não là gì? Bệnh teo thùy não có nguy hiểm không?…Các bạn cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé. Teo thùy não – bệnh hay gặp ở người lớn tuổi Teo thùy não là bệnh gì? Não bộ con người gồm 4 thùy, mỗi thùy lại có một chức năng chuyên biệt trong hệ thần kinh. Bệnh teo thùy não là hiện tượng kích thước của các thùy não bị thu nhỏ lại do các tế bào thần kinh và các tế bào thần kinh đệm trong thùy não bị chết đi dẫn đến thay đổi cấu trúc của thùy não làm các chức năng của thùy não mất dần đi, ảnh hưởng nghiêm trọng khả năng nhận thức và hoạt động của người bệnh. Khi bệnh phát triển, người bệnh sẽ dần bị mất đi ý thức, thậm chí có thể tử vong nếu không được chữa trị kịp thời. Chức năng của các thùy não Sơ đồ các thùy của não Bộ não con người chia làm bốn thùy, mỗi thùy lại có chức năng chuyên biệt, cụ thể như sau: Thùy chẩm: Thùy chẩm nằm ở vị trí sát gáy, nhỏ nhất trong 4 thùy, có chức năng nhận thông tin từ thị giác sau đó xử lý hình ảnh giúp chúng ta nhận thức chính xác những gì mắt nhìn thấy. Nếu thùy chẩm bị tổn thương đồng nghĩa với việc ta không nhận thức được hình ảnh mà mắt nhìn thấy vì vậy nguyên nhân gây mờ mắt hay mù ở người lớn tuổi có thể là do bị bệnh teo thùy não. Thùy thái dương: Thùy thái dương gồm 2 thùy nằm gần 2 bên tai. Thùy thái dương ứng với cơ quan thích giác, ngôn ngữ và ký ức. Chức năng của thùy thái dương là hiểu, ghi nhớ, tường thuật những gì mà mình đang nghe, biết dùng từ ngữ để diễn đạt những gì mình muốn nói, chuyển trí nhớ ngắn hạn thành dài hạn giúp nhớ lâu hơn. Thùy thái dương tổn thương đồng nghĩa với việc không hiểu được các âm thanh nghe được, giảm thính giác, giảm khả năng ghi nhớ. Thùy trán: Thùy trán có chức năng nhận thức, chi phối các hoạt động tinh thần như khả năng tư duy, lập kế hoạch và thực hiện hành động. Ngoài ra thùy trán còn ảnh hưởng đến khả năng nói lưu loát, trôi chảy của con người. Tổn thương thùy trán gây ảnh hưởng xấu đến khả năng tư duy, hành động của con người. Thùy đỉnh: Thùy đỉnh nằm ở vị trí giữa não, có chức năng truyền dẫn thông tin và là nơi xử lý các tín hiệu vị giác, khứu giác, xúc giác giúp chúng ta cảm nhận được mùi và vị…đồng thời biết được cảm giác khi có gì đó chạm vào người. Nguyên nhân gây bệnh teo thùy não Cho đến hiện tại thì các nhà khoa học lẫn các y bác sĩ vẫn chưa tìm ra được nguyên nhân cụ thể nào gây nên bệnh teo thùy não, chỉ biết một số tác nhân có thể liên quan đến căn bệnh này như: Do thiếu máu lên não dẫn đến đột quỵ Do bị chấn thương sọ não Do bị viêm cơ, viêm xương khớp Những người bị viêm – nhiễm trùng não, tủy sống Bệnh Alzheimer Do bị xơ vữa động mạch Mất trí nhớ, sa sút trí tuệ Bại não, động kinh, bệnh đa xơ cứng Người bị nhiễm AIDS và các bệnh do hệ thống miễn dịch Bệnh Leukodystrophy, bệnh Krabbe Bệnh teo thùy não có nguy hiểm Teo thùy não là một bệnh nguy hiểm, để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Trong bộ não của con người, mỗi thùy não sẽ giữ một nhiệm vụ chuyên biệt, bất cứ tổn thương ở thùy não nào sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến các chức năng tương ứng. Chẳng hạn thùy thái dương bị teo sẽ gây hạn chế về khả năng nghe và ghi nhớ. Người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc dùng ngôn ngữ để diễn đạt ý muốn của mình, dần dần trí nhớ bị giảm sút, không thể nhớ được đồ vật để ở đâu, nặng hơn là có thể quên luôn tên của mình, quên các việc đã làm và cần làm… Khi thùy trán bị tổn thương sẽ làm người bệnh thay đổi về tính cách, buồn vui thất thường, không kiểm soát được hành vi của mình… Nếu người bệnh đi đứng không vững, dễ ngã, không cảm nhận được được mùi vị thì thùy đỉnh đã bị tổn thương. Thùy chẩm bị teo ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vấn đề thị giác, người bị teo não sẽ không nhận diện được hình ảnh mà mắt nhìn thấy, gây nên ảo giác, mù màu. Khi tế bào thần kinh bị chết đi sẽ không thể phục hồi lại được đồng nghĩa với việc bệnh teo thùy não không thể chữa khỏi. Nhưng nếu phát hiện và điều trị bệnh sớm sẽ giúp giảm thoái hóa của tế bào thần kinh, làm chậm sự phát triển của bệnh. Người bị teo thùy não nên làm gì để hạn chế sự phát triển của bệnh Người bị teo thùy não nên bổ sung các thực phẩm giàu omega 3 Để làm chậm sự thoái hóa của các tế bào thần kinh, người bị teo thùy não nên: Không hút thuốc, không sử dụng các thực phẩm làm tăng nguy cơ béo phì, đái tháo đường vì đây là các tác nhân nguy hiểm dẫn đến bệnh teo não Người bệnh nên bổ sung vitamin B mỗi ngày bằng cách uống trực tiếp hoặc ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B để giảm tốc độ teo thùy não Hạn chế các thực phẩm như hướng dương, bắp rang bơ, quẩy, cá khô… vì chúng chứa các chất làm nhiễm độc tế bào não, tăng cao nguy cơ bị teo thùy não, ung thư và các bệnh nguy hiểm khác. Người bệnh nên có thực đơn ăn uống với nhiều thực phẩm giàu omega 3 và vitamin để tăng cường hoạt động của trí não, giảm thoái hóa của tế bào thần kinh. Qua bài viết chúng tôi hi vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh teo thùy não và có các biện pháp hạn chế căn bệnh này để có một cơ thể khỏe mạnh. Chia sẻ
Chứng bệnh teo não bẩm sinh do virus Zika
Virus Zika đang là mối lo lắng của các chị em phụ nữ đang mang thai. Đặc biệt tại Việt Nam đã có những ca nhiễm virus Zika đầu tiên và chưa có dấu hiệu kiểm soát được bệnh. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đã xác nhận virus Zika gây nên chứng bệnh teo não bẩm sinh cho trẻ nhỏ, một bệnh rất nguy hiểm. Đo vòng đầu của trẻ teo não bẩm sinh do virus Zika gây ra Bệnh teo não bẩm sinh do virus Zika Theo Tổ chức Y tế Thế giới, teo não bẩm sinh là dị tật teo nhỏ não có đặc trưng bởi phần đầu nhỏ bất thường do não phát triển lệch lạc hoặc ngừng phát triển. Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở thai nhi khi vẫn còn trong bụng mẹ hoặc sau khi trẻ ra đời được vài năm. Trẻ mắc phải hội chứng này não bộ sẽ phát triển không bình thường và kết quả là trẻ khi sinh ra có đầu nhỏ bất thường. Dị tật này đến nay được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là không thể chữa được. Hiện tại vẫn chưa có vaccine phòng chống virus Zika cũng như thuốc đặc trị bệnh teo não. Ca bệnh teo não bẩm sinh đầu tiên tại Việt Nam được phát hiện Ngày 14/10/2016, hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm của Bộ Y tếđã ghi nhận trường hợp đầu tiên mắc teo nãm bẩm sinh là bé gái 4 tháng tuổi ở huyện Krông Buk, tỉnh Đăk Lăk. Như vậy đây là mắc teo não bẩm sinh đầu tiên tại Việt Nam do virus Zika gây ra. Và mức cảnh báo dịch bệnh do virus Zika đã được Bộ Y tế đẩy lên cấp 3. Tại khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia thứ 2 trong khi vực ghi nhận có trường hợp trẻ sinh ra bị teo não bẩm sinh do virus Zika. Trước đó tại Thái Lan cũng đã ghi nhận 2 trường hợp trẻ sơ sinh nước này bị đầu nhỏ liên quan đến virus Zika. Hiện tại Việt Nam người mắc virus Zika đang có chiều hướng gia tăng. Con số đáng lưu ý về virus Zika – nguyên nhân gây teo não bẩm sinh Trước năm 2015, những đợt dịch virus Zika xảy ra ở châu Phi, Đông Nam Á, và các đảo trên Thái Bình Dương. Tháng 5 năm 2015, tổ chức Y Tế Hoa Kỳ Pan đã cảnh báo vùng nhiễm virus Zika đầu tiên ở Brazil. Cho đến hiện tại đại dịch đang xảy ra ở nhiều quốc gia và còn tiếp tục phát tán, khó dự đoán khả năng phát tán trong tương lai. Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ dịch bệnh này. Tính đến tháng 2/2016 tại Brazil có khoảng 1,5 triệu người nhiễm loại vi rút này. Hầu hết các trường hợp bị nhiễm đều ít thể hiện triệu chứng đã mắc bệnh. Phụ nữ mang thai là nhóm có nguy cơ cao nhất bị nhiễm bệnh và sinh ra những đứa trẻ mắc chứng đầu nhỏ. Bộ y tế Brazil cho biết từ tháng 10-2015 đến tháng 2-2016, nước này đã có 462 ca dị tật đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh, tăng 150 ca so với trước đó. Ngoài ra, có đến 3.852 trường hợp đang nằm trong diện nghi vấn mắc dị tật chết người này. Theo số liệu từ Bộ Y tế Tây Ban Nha, nước này đã phát hiện 190 trường hợp nhiễm virus Zika. Trong số đó, 189 trường hợp nhiễm bệnh ở nước ngoài và một trường hợp lây truyền qua đường tình dục. Theo một dự báo được đăng tải trên tạp chí khoa học Nature Microbiology, sẽ có khoảng 93,4 triệu người trên thế giới mắc virus Zika, trong đó có 1,65 triệu phụ nữ mang thai. Teo não bẩm sinh gây hậu quả gì? Dị tật teo nhỏ não có đặc trưng bởi phần đầu nhỏ bất thường do não phát triển lệch lạc hoặc ngừng phát triển. Biểu hiện bệnh có thể xuất hiện ở thai nhi khi vẫn còn trong bụng mẹ hoặc sau khi trẻ ra đời được vài năm. Trẻ nhỏ mắc phải hội chứng này, não bộ sẽ phát triển không bình thường và kết quả là trẻ khi sinh ra có đầu nhỏ bất thường. Những thai nhi sống sót sau khi sinh sẽ phải chịu các dị tật bẩm sinh do vi-rút phá hủy các mô não đã hình thành, gây tác hại nghiêm trọng tới sự phát triển não bộ và giác quan vận động của trẻ. Tệ hơn trẻ có thể tử vong nếu các chức năng quan trọng nhất để duy trì sự sống không được não điểu khiển. Mức độ nguy hiểm của bệnh đầu nhỏ khác nhau theo từng trường hợp cụ thể. Nhiều trẻ sơ sinh ở Nam Mỹ chào đời với chứng teo não phải đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe trong suốt những năm đầu đời. Nhìn chung, nhận thức, vận động và khả năng giao tiếp nói chuyện của trẻ bị chậm phát triển. Chứng bệnh này còn gây tác hại xấu tới các bộ phận khác của cơ thể như làm biến dạng khuôn mặt, bệnh còi cọc. Tăng động, co giật và các vấn đề liêu quan đến cân bằng, phối hợp cũng là một trong những tác hại mà chứng bệnh teo não gây ra cho trẻ nhỏ. Phòng tránh teo não bẩm sinh do virus Zika Dị tật teo não đến nay được Tổ chức Y tế Thế giới đánh giá là không thể chữa được. Hiện tại vẫn chưa có vắc-xin phòng chống vi-rút Zika cũng như thuốc đặc trị các bệnh gây ra bởi vi-rút này. Để phòng tránh nguy cơ bị teo não bẩm sinh do virus Zika cần: Phòng chống tốt muỗi đốt cho bản thân Loại bỏ nơi làm ổ và sinh sản của muỗi bằng cách thu dọn những vật dụng đựng nước nơi muỗi có thể đẻ trứng như xô, chậu, chum, vại, lọ hoa, lốp xe cũ và đậy nắp kín bể, bình chứa nước sinh hoạt. Không đi tới những vùng đang có virus Zika lưu hành. Nếu bắt buộc phải đi tới những khu vực có virus Zika thì cần phải thông báo cho bác sỹ và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sỹ, phòng chống muỗi đốt tốt. Với các trường hợp chị em đang chuẩn bị mang bầu cần khám xét nghiệm khả năng mắc virus zika trước. Và khi tới khu vực có virus Zika lưu hành cần phải thông báo cho bác sỹ và tuân thủ các khuyến cáo của bác sỹ một cách chặt chẽ. Chia sẻ
5 Nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não
Để giúp người bệnh kiểm soát và phòng ngừa bệnh tai biến mạch máu não có thể xảy ra, chúng tôi xin mời bạn đọc tham khảo bài viết: 5 nguyên nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. 1, Cao huyết áp Có thể nói huyết áp cao là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tai biến mạch máu não. Người bị cao huyết áp thường có nguy cơ bị tai biến cao gấp 3-4 lần so với người có huyết áp bình thường. Lý do bởi cao huyết áp là sự tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương nhất định. Cùng với đó, khi áp lực dòng máu đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây vỡ mạch máu não. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, với những người huyết áp cao có rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, làm chít hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông dòng máu đến nuôi dưỡng tế bào não gây tai biến nhồi máu não. 2, Xơ vữa động mạch Xơ vữa động mạch là bệnh do động mạch bị xơ cứng và nhỏ hẹp hơn bình thường. Các mảng xơ mỡ thừa trong động mạch sẽ làm cho mạch máu ngày càng co lại dẫn đến tình trạng lưu thông máu gặp nhiều khó khăn. Máu không thể lưu thông tắc lại thành các cục máu đông sau đó sẽ chạy dần lên não gây tắc nghẽn dẫn đến bệnh tai biến. 3, Đái tháo đường Đái tháo đường làm cho quá trình xơ vữa động mạch diễn ra nhanh hơn ở người bình thường, do vậy hiện tượng những cục huyết khối hình thành trong lòng động mạch hay các mảng xơ vữa làm bít tắc lòng động mạch là nguyên nhân làm cho máu, ôxy không đến nuôi dưỡng được vùng mạch máu đó cung cấp. Đây không chỉ là lý do dẫn đến tắc mạch máu não, phình vỡ mạch máu não mà còn gây ra đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim… Hầu hết các bệnh nhân tiểu đường thường bị nhiễm mỡ máu, có lượng cholesterol trong máu vượt quá khả năng cho phép, nhất là cholesterol có hại làm cho quá trình xơ vữa động mạch càng trở nên trầm trọng hơn, nguy cơ đột quỵ não càng cao. Điều quan trọng là các yếu tố này thường xuất hiện đồng thời ở bệnh nhâ tiểu đường, do vậy nguy cơ tai biến là rất có thể nếu không được kiểm soát và điều trị bệnh đúng đắn. 4, Bệnh tim Có một số trường hợp bệnh nhân bị tai biến mạch máu não là do bệnh tim. Đó là những trường hợp bị bệnh rung nhĩ, hẹp van hai lá có rung nhĩ, u nhày nhĩ trái, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tồn tại lỗ bầu dục… Nguyên nhân là do cục máu đông hoặc cục sùi từ buồng tim, van tim bị trôi theo dòng máu lên động mạch cảnh, làm tắc đột ngột dòng máu nuôi não, gây ra đột quỵ nhồi máu não. Loại tai biến chảy máu não có liên quan đến dùng thuốc chống đông kháng vitamin K sau phẫu thuật thay van tim cũng có thể xảy ra. Nguyên nhân là do tác dụng của thuốc làm giảm khả năng đông máu, và nếu có yếu tố thuận lợi như tăng huyết áp, chấn thương… thì khả năng chảy máu não sẽ cao hơn. Bác sỹ tim mạch cần chuyển bệnh nhân đến trung tâm hồi sức đột quỵ não ngay lập tức để điều trị tai biến mạch máu não cho bệnh nhân. 5, Dị dạng mạch máu não Dị dạng mạch máu não là hiện tượng các mạch máu bất thường, rối loạn trong não, gây chảy máu não và có thể khiến người bệnh tử vong rất nguy hiểm. Theo các bác sĩ, dị dạng mạch máu não thường có từ lâu, tiến triển một cách âm thâm khiến mạch máu bị dị dạng ngày càng giãn ra và yếu đi. Đến khi mạch máu bị căng tức quá mức (do áp lực công việc, căng thẳng, stress…) dẫn đến vỡ mạch máu não gây xuất huyết. Một số nguyên nhân khác như: Một số nguyên nhân gây bệnh tai biến mạch máu não ít gặp khác là giảm huyết áp (tụt huyết áp đột ngột hơn 40 mm Hg), viêm động mạch, viêm tắc tĩnh mạch, thuyên tắc xoang tĩnh mạch. Ở người trẻ nếu mắc bệnh tiểu cầu, chảy máu dưới màng nhện, dị dạng động mạch cảnh, rối loạn chức năng đông máu, u não, thoái hóa mạch máu não, thừa cân, béo phì… thì cũng có nguy cơ bị tai biến cao hơn so với những người bình thường khác. Thuốc lá cũng là một trong những tác nhân hàng đầu gây tai biến mạch máu não. Trung bình cứ 5 người bị tai biến mạch máu não thì có một người thường xuyên hút thuốc lá. Nguyên nhân là do hút thuốc làm tăng quá trình xơ vữa động mạch, gây rối loạn mỡ máu (giảm cholesterol có lợi là HDL-cholesterol, tăng cholesterol có hại là LDL-cholesterol, tăng triglycerid) và gia tăng nguy cơ hình thành cục máu đông. Ngoài ra, những người hút thuốc lá còn có nguy cơ cao bị biến chứng và tai biến mạch máu não tái phát. Ngoài những nguyên nhân hàng đầu trên còn có nhiều yếu tố có thể gây tai biến mạch máu não như: lạm dụng thuốc tránh thai, sử dụng nhiều rượu bia cộng với thói quen ít vận động, chế độ sinh hoạt không lành mạnh cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến tai biến mạch máu não. Tóm lại, tai biến mạch máu não không tự nhiên sinh ra mà nó là hậu quả của hầu hết các căn bệnh có sẵn trong cơ thể gây nên. Do đó việc phát hiện ra nguyên nhân và các yếu tố gây bệnh sẽ giúp chúng ta có biện pháp phòng chống bệnh tai biến mạch máu não này hiệu quả hơn. Chia sẻ
Chẩn đoán và xét nghiệm bệnh nhồi máu não khoa học
Có tới 80% trường hợp đột quỵ não gây nên bởi cục máu đông. Khi máu đông xuất hiện sẽ gây tắc nghẽn dòng máu, làm cho việc lưu thông máu bị gián đoạn, gây thiếu máu cục bộ tại não (hay còn gọi là nhồi máu não). Trong đó các yếu tố nguy cơ bao gồm tăng huyết áp, các bệnh tim, loạn nhịp tim, rối loạn lipid máu… là nguyên nhân chính gây nên tình trạng trên. Việc xác định thể tai biến nhồi máu não rất quan trọng, bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lựa chọn các phương pháp điều trị đặc hiệu và dự phòng cấp hai. 1.1. Tiền sử bệnh Điều quan trọng nhất khi hỏi tiền sử là phải xác định được thời gian xuất hiện các triệu chứng khởi phát, đó là thời gian mà bệnh nhân vẫn chưa có các triệu chứng hoặc ở trạng thái hoạt động bình thường. Với những bệnh nhân hôn mê hoặc bệnh nhân không có khả năng cung cấp các thông tin đó, thì thời gian khởi phát được định nghĩa là thời gian cuối cùng mà bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo hoặc không có triệu chứng hoặc được biết là “bình thường”. Khi khai thác về tiền sử, cần hỏi về sự tiến triển của các triệu chứng đột quỵ não cũng như các đặc điểm gợi ý các nguyên nhân khác. Mặc dù không hoàn toàn chính xác, nhưng việc khai thác tiền sử kết hợp với khám lâm sàng, có thể trực tiếp hướng thầy thuốc đến các chẩn đoán bệnh khác có cùng các triệu chứng giống đột qụy não. Một điều quan trọng khác khi khai thác tiền sử là cần hỏi về các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa mạch máu ở tất cả bệnh nhân đột quỵ, cũng như tiền sử lạm dụng thuốc, đau đầu migraine, nhiễm trùng, co giật, chấn thương hoặc mang thai. 1.2. Khám lâm sàng Thực hiện khám lâm sàng chỉ sau khi đã đánh giá ban đầu các chức năng sống của bệnh nhân và nên lấy thông số về nhiệt độ và độ bão hòa oxy mao mạch. Khám lâm sàng vùng đầu và cổ có thể gợi ý bệnh nhân chấn thương, hoặc có co giật, khám động mạch cảnh (mảng thâm tím), hoặc suy tim xung huyết (tĩnh mạch cổ nổi), không bắt được mạch ở một bên của cổ trong trường hợp tắc động mạch cảnh. Khám tim mạch nên tập trung vào xác định liệu có nhồi máu cơ tim cấp, các bệnh lý van tim, loạn nhịp tim, và có thể có phình tách động mạch chủ gây biến cố tắc mạch. Tương tự, cần khám hô hấp và ổ bụng để phát hiện các bệnh lý khác kèm theo. Khám da và tứ chi cũng có thể giúp cung cấp các thông tin các tình trạng bệnh lý toàn thân như: rối loạn chức năng gan, các bệnh lý đông máu, các rối loạn tiểu cầu. 1.3. Khám các dấu hiệu thần kinh và thang điểm đột qụy não Việc khám các dấu hiệu thần kinh của bác sĩ cấp cứu cần tiến hành nhanh chóng, nhưng phải đầy đủ. Thực hiện tốt điều này, cần áp dụng thang điểm đột quỵ NIHSS (NIH Stroke Scale). Thang điểm này không chỉ giúp định lượng được mức độ khiếm khuyết thần kinh, mà còn cho biết tiên lượng sớm cũng như xác định những bệnh nhân có thể thực hiện các can thiệp cũng như biến chứng có thể xảy ra. 1.4. Các xét nghiệm chẩn đoán thường quy Cần làm một số các xét nghiệm thường quy ở những bệnh nhân nghi ngờ nhồi máu não cấp để xác định tình trạng toàn thân có thể gây nhầm lẫn với đột quỵ hoặc là nguyên nhân của đột quỵ não, cũng như ảnh hưởng đến các biện pháp điều trị. Các xét nghiệm bao gồm: đường máu, điện giải đồ, công thức máu, PT, APTT, INR, chức nang thận. Hạ đường máu có thể gây các dấu hiệu và triệu chứng giống đột quỵ não. 1.5. Các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh 1.5.1. Chụp CT sọ não không cản quang Tất cả bệnh nhân nghi ngờ đột quỵ não cần tiến hành chụp CT sọ não không cản quang ngay lập tức. Hầu hết bệnh nhân nhồi máu não được chẩn đoán trên phim chụp CT sọ não biểu hiện bằng các tổn thương giảm tỉ trọng. Tuy nhiên, CT sọ não có thể bỏ sót những trường hợp nhồi máu não đến sớm, tổn thương nhỏ ở vùng vỏ não hoặc vùng dưới vỏ, tổn thương não ổ khuyết, đặc biệt tổn thương ở vùng hố sau. 1.5.2. Chụp CT sọ đa lớp cắt Chụp CT đa lớp cắt bào gồm các chức năng CT không cản quang, CT tưới máu não,CT mạch máu não. CT đa lớp cắt có độ nhậy và độ đặc hiệu cao trong phát hiện bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp, trong một số trường hợp còn giúp xác định được vùng thiếu máu có thể hồi phục và vùng thiếu máu không thể hồi phục. Nhược điểm: phải dùng thuốc cản quang nên bệnh nhân có các nguy cơ khi dùng thuốc cản quang như tăng nguy cơ phơi nhiễm phóng xạ do thời gian chụp lâu hơn. 1.5.3. Chụp cộng hưởng từ – MRI Chụp MRI tốt hơn chụp CT sọ não, đặc biệt những bệnh nhân nhồi máu não giai đoạn cấp đến rất sớm, tổn thương nhồi máu não nhỏ, ở sâu, và tổn thương nhồi máu não vùng hố sau. Cộng hưởng từ khuếch tán có thể giúp đánh giá nhóm tổn thương của vùng bị nhồi máu và các mô có nguy cơ bị tổn thương, thậm chí thấy cả các nhồi máu nhỏ ở cuống não. Đặc biệt chụp xung thiên T2 và xung FLAIR cho thấy nhồi máu não rõ hơn CT và có thể được dùng để phát hiện tắc các động mạch lớn trong sọ. Việc chuẩn đoán và xét nghiệm chính xác có tác động rất lớn đến quá trình điều trị tai biến mạch máu não. Chỉ cần những sai sót trong quá trình chẩn đoán có thể ảnh hưởng đến tính mạng và sức khỏe của bệnh nhân. Do đó trong quá trình chẩn đoán và điều trị, người nhà, bệnh nhân và các bác sĩ cần phối hợp với nhau một cách hiệu quả để đưa ra biện pháp điều trị khoa học, kịp thời. Chia sẻ