Teo não

Tại sao huyết áp cao gây tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não (hay đột quỵ não) là căn bệnh phổ biến trên thế giới hiện nay. Theo nhiều nghiên cứu, những người bị cao huyết áp có nguy cơ tai biến mạch máu não gấp 4 lần so với người huyết áp bình thường. Mặt khác, những di chứng mà tai biến để lại thường rất nặng nề cho bệnh nhân, gia đình và toàn xã hội. Do đó việc kiểm soát tốt bệnh huyết áp cao chính là biện pháp ngăn ngừa tai biến mạch máu não hàng đầu. 1, Huyết áp cao là gì? Huyết áp là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch. Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thước cũng như độ đàn hồi của thành động mạch. Đơn vị đo của huyết áp là mmHg (đọc là milimét thuỷ ngân­­). Huyết áp được thể hiện bằng 2 chỉ số: Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm: Đây là áp lực được tạo ra khi tim bóp. Nó phản ánh áp lực của dòng máu kháng lại sức cản của thành động mạch, bình thường từ 100 – 120 mm Hg. Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương: Nó phản ánh áp lực bên trong các động mạch khi tim đang đầy và nghỉ ngơi giữa 2 lần đập, bình thường từ 60 – 80 mm Hg. Những người có huyết áp thường xuyên cao hơn mức độ bình thường được gọi là cao huyết áp. Cao huyết áp đối với người từ 18 tuổi trở lên là khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: HA tối đa ≥ 140 mm Hg HA tối thiểu ≥ 90 mm Hg. Như vậy, nếu con số huyết áp là 150/90, 130/100 hoặc 150/80 mm Hg sau nhiều lần đo thì gọi là cao huyết áp. 2, Tại sao huyết áp cao lại gây ra tai biến mạch máu não? Cao huyết áp là sự tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch khiến cho thành mạch bị dãn dần ra và xuất hiện những tổn thương nhất định. Theo thống kê hơn 80% các ca tai biến mạch máu não có nguyên nhân do cao huyết áp. Cùng với đó, khi áp lực dòng máu đột ngột tăng cao có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra gây vỡ mạch máu não. Nếu những tổn thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại vết thương và hình thành các cục máu đông, với những người huyết áp cao có rối loạn mỡ máu, thừa cholesterol sẽ làm cho thành mạch bị dày lên, làm chít hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông dòng máu đến nuôi dưỡng tế bào não gây tai biến nhồi máu não. 3, Huyết áp thấp cũng dễ gây tai biến mạch máu não Không chỉ cao huyết áp mới gây tai biến mạch máu não, ngay cả huyết áp thấp cũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng không kém gì huyết áp cao. Nhiều người nghĩ rằng, những triệu chứng này là do ăn uống không tốt, thể trạng yếu… mà không coi đó là bệnh và chỉ cần nghỉ ngơi sẽ khỏi. Vấn đề cốt lõi của bệnh huyết áp thấp là vấn đề liên quan đến tim mạch thì ít người biết đến. Và nếu người bệnh chủ quan, để tình trạng huyết áp thấp kéo dài có thể dẫn đến tai biến mạch máu não (tỉ lệ này chiếm 10-15%). Do đó theo lời khuyên của bác sĩ, chúng ta cần biết lắng nghe cơ thể một cách kịp thời, không nên chủ quan, coi thường các dấu hiệu bất thường của sức khỏe để tránh những hậu quả đáng tiếc do huyết áp cao hay huyết áp thấp gây ra. 4, Cần làm gì để kiểm soát huyết áp cao? Các nhà khoa học cho biết việc quan trọng nhất trong điều trị tăng huyết áp là đạt được trị số huyết áp mục tiêu, tức đạt đạt trị số huyết áp dưới 140/90mmHg. Theo khuyến cáo, nếu bệnh nhân hạ huyết áp được 5mmHg thì sẽ giảm được 10% nguy cơ tai biến mạch máu não. Vì vậy, để phòng ngừa tai biến mạch máu não, trước hết, cần kiểm soát huyết áp ổn định ở ngưỡng cho phép và hạn chế các yếu tố nguy cơ hình thành cục máu đông. Có nhiều cách để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp nhưng nhìn chung lại cần phải thực hiện các biện pháp có lợi cho sức khỏe như: Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, cần ăn nhiều rau xanh và trái cây mỗi ngày. Không nên ăn nhiều chất béo cũng như để cơ thể ở tình trạng thừa cân, béo phì. Hạn chế ăn muối, tối đa 5g muối/ngày (khoảng 1 thìa cà phê) Thường xuyên vận động cơ thể mỗi ngày. Loại bỏ rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà để kiểm soát được chỉ số huyết áp của bản thân bằng máy đo huyết áp. Có thể sử dụng thuốc hạ áp theo chỉ định của bác sỹ. Đi khám định kỳ để dự phòng các biến chứng của tăng huyết áp cũng như tác dụng phụ của các loại thuốc hạ áp gây ra. Tóm lại, huyết áp cao là một trong những yếu tố nguy cơ của đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim và phình động mạch. Nếu không được điều trị kịp thời, huyết áp cao có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe con người. Do đó việc điều trị triệt để bệnh cao huyết áp là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa và tránh các tổn thương đáng tiếc xảy ra với sức khỏe con người. Chia sẻ

Dấu hiệu báo tai biến mạch máu não sớm nhất

Việc nhận biết sớm dấu hiệu tai biến mạch máu não là rất quan trọng, vì nó có thể quyết định tới sự sống của người bệnh. Tuy nhiên thật không dễ dàng để biết trước các triệu chứng của một cơn tai biến mạch máu não, bởi nhiều người có thể lầm tưởng đó là các triệu chứng do quá trình lão hóa hoặc bị nhầm lẫn với những bệnh khác có triệu chứng tương tự. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số tín hiệu sớm nhất cảnh báo bệnh tai biến mạch máu não có thể xuất hiện khi những biểu hiện này xảy ra: 1, Những báo hiệu tai biến mạch máu não sớm nhất Một trong những báo hiệu bệnh tai biến mạch máu não xuất hiện sớm nhất là sự xuất hiện của các cơn thiếu máu não thoáng qua. Đây là tình trạng lưu lượng máu lên não giảm nên không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất cần thiết cho một số vùng của não. Những trường hợp này rất dễ xảy ra vì hệ thống mạch máu não phần lớn là mạch máu tận, rất nhỏ và dễ bị tổn thương. Tuy nhiên cơn thiếu máu thoáng qua này thường hồi phục nhanh, thời gian hồi phục vài phút hoặc vài giờ và không để lại dấu hiệu yếu liệt hoặc có biểu hiện nguy hiểm gì khác. Chính vì điều đó khiến nhiều người lầm tưởng rằng đó là do cơ thể căng thẳng, mệt mỏi, hoặc thiếu máu thông thường, sau một hai lần không thấy có hậu quả nghiêm trọng dễ đâm ra coi thường, không chịu theo dõi và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Đến khi bị tai biến mạch máu não thật sự thì đã quá muộn màng. Những biểu hiện nguy hiểm khác: Theo kết quả tìm thấy từ nghiên cứu của “Tạp chí Thần kinh học, Ngoại thần kinh và Tâm thần học” cho thấy: Những triệu chứng thần kinh khó mô tả, nhiều cảm giác lạ như ngứa ran, mất thính lực, mất thị lực từng cơn, chóng mặt, đau đầu, lú lẫn, vụng về hoặc khó khăn khi nói kéo dài chừng vài giây hoặc vài phút có thể đáng lo, nhưng sau đó rơi vào quên lãng là dấu hiệu báo trước bệnh tai biến mạch máu não có thể xảy ra. Cụ thể: Chân tay tê liệt: bệnh nhân cảm thấy một bên mặt hoặc tứ chi tê liệt, đau nhức, cơ thể rã rời, miệng chảy nước bọt, hoa mắt chóng mặt… vài giờ hoặc vài ngày trước đó. Những biểu hiện này rõ nhất là sau khi ngủ dậy. Đây là một dạng phản ứng do hệ thống động mạch cảnh không cung cấp đủ máu, não thiếu máu, thiếu ôxy. Rối loạn thị giác: hiện tượng này thường diễn ra trong vài giây hoặc vài phút và sau đó lại hồi phục thị lực bình thường. Điều này chứng tỏ võng mạc mắt bị thiếu máu tạm thời, khả năng lưu thông của mạch máu não bị thu hẹp nghiêm trọng. Khó nói: Không nói được hoặc khó nói hoặc không hiểu được người khác nói, có lúc tư duy lộn xộn, hỏi không đáp, gọi không thưa… Đây cũng là do việc cung cấp máu cho não bị thiếu, ảnh hưởng đến trung khu ngôn ngữ của vỏ não. Đau đầu chóng mặt: Nếu người bệnh có tiền sử tăng huyết áp thì khi xuất huyết não, sự giao động của huyết áp sẽ tăng cao, gây ra đau đầu, chóng mặt, thậm chí kèm theo buồn nôn, nôn, trong người cảm thấy khó chịu… Người bệnh có lúc còn cảm thấy quay cuồng rồi đột ngột bị ngã bất tỉnh. Rất có thể đã xảy ra hiện tượng xuất huyết não. Ngáp nhiều: Ở người cao tuổi, do xơ cứng động mạch não, các mạch máu bị thu hẹp làm cho việc lưu thông máu chậm lại, gây thiếu máu, thiếu ôxy cho tổ chức não. Chức năng của não bị ảnh hưởng gây hiện tượng ngáp. Nếu trong một vài ngày, người cao tuổi có hiện tượng ngáp nhiều liên tục chứng tỏ não bị thiếu máu và có thể xảy ra tai biến cần cảnh giác. Những triệu chứng trên có thể xảy ra một tháng trước khi tai biến mạch máu não xuất hiện. Vì thế, nếu nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào cần báo ngay với các bác sĩ chuyên khoa để bảo vệ mình sớm nhất có thể. 2, Dấu hiệu tai biến mạch máu não điển hình Tai biến mạch máu não có thể khiến người bệnh bị liệt, mất trí nhớ, thậm chí tử vong tùy thuộc vào vùng não bị ảnh hưởng và mức độ trầm trọng của tổn thương. Dưới đây là các triệu chứng tai biến mạch máu não điển hình mà mọi người cần phải cảnh giác : Nhức đầu dữ dội, đột ngột. Chóng mặt, ù tai, choáng váng. Chân tay tê liệt, cầm đồ không chắc, chân đi không vững, nhặt vật dụng khó khăn Rối loạn ngôn ngữ: nói khó, nói ngọng, mọi người không hiểu được bệnh nhân nói gì. Bệnh nhân có cảm giác như kim châm, kiến đốt ở đầu chi tay, chân, một nửa bên trên người. Xuất hiện những “khoảng vắng”: thỉnh thoảng bệnh nhân như mất hẳn sự kiểm soát của chính mình. Đang nói bỗng mất ngang trong giây lát mới lại tiếp tục được câu chuyện. Để rơi vật dụng trong tay mà không biết để rồi vài giây sau mới sực nhớ ra và nhặt lên. Bệnh nhân đột nhiên mất định hướng trong vài phút, vài giờ. Thoáng quên, thoáng điếc, mất định hướng về không gian và thời gian. Cảm giác như có ruồi bay trước mắt, mất thị lực hoàn toàn hoặc một phần, hoặc một hai bên trong giây lát. 3, Cách xử lý tai biến mạch máu não Khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu trên, người nhà nên thực hiện các thao tác dưới đây càng sớm càng tốt. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài thì khả năng bệnh nhân phải đối mặt với những di chứng sau tai biến mạch máu não là vô cùng nguy hiểm và khó lường: B1: Gọi xe cấp cứu 115 B2: Trong lúc đợi xe, người nhà áp dụng các quy tắc sau: Đỡ người bệnh khỏi bị ngã và đặt xuống chỗ thoáng, nghiêng qua một bên nếu nôn ói, móc hết đàm nhớt cho bệnh nhân dễ thở. Gọi xe đưa ngay người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu thấy bệnh nhân khó thở hay ngừng thở: thổi hơi vào miệng bệnh nhân. Nếu bệnh nhân bị ngừng tim cần bóp tim ngoài lồng ngực Không tự ý cho bệnh nhân uống hoặc nhỏ thuốc hạ huyết áp hay bất kỳ loại thuốc nào khác. Không cạo gió, cắt lễ, cúng bái… Trong khoảng thời gian 3 giờ nếu bệnh nhân được đưa đến các trung tâm y tế hoặc bệnh viện lớn có đủ khả năng điều trị tai biến mạch máu não thì cơ hội cho bệnh nhân sống sót và phục hồi là tốt. Khi đã bỏ qua khoảng “thời gian vàng”, người bệnh sẽ không có các biện pháp tối ưu để điều trị và do đó khả năng hồi phục của bệnh nhân sẽ rất kém có thể sẽ để lại di chứng nặng nề. Do đó, khi thấy các biểu hiện bất thường, người nhà nên nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời nhất. Chia sẻ

U não là gì? Cách phẫu thuật u não?

Có 3 bệnh phổ biến nhất liên quan đến thần kinh là: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não và u não. Trong đó, u não là căn bệnh có mức độ nguy hiểm nhất. Vậy bệnh u não là gì? Cách phẫu thuật u não được thực hiện như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 1, U não là gì? U não là hiện tượng xuất hiện một khối lượng của tế bào phát triển bất thường trong não hoặc hộp sọ. Nó có thể là lành tính hoặc ác tính. Nhưng cho dù là lành tính hay ác tính thì tất cả các khối u não đều rất nghiêm trọng. Một khối u não phát triển sẽ gây nén và làm hỏng các cấu trúc khác trong não. 2, U não có mấy loại? U não có 2 nhóm phổ biến. Trong đó có: U não lành tính không chứa tế bào ung thư: Ranh giới của u lành thường rõ ràng. Tế bào của u lành không xâm lấn mô xung quanh hoặc di căn đi các nơi khác của cơ thể. Tuy vậy, u lành có thể chèn ép những vùng nhạy cảm của não và gây ra những vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng. Những loại u lành tính thường gặp như u màng não, u dây thần kinh thính giác, u tuyến yên. Chúng có thể cắt bỏ đi và ít tái phát trở lại. U não ác tính chứa tế bào ung thư: U não ác tính thường nặng và đe doạ đến tính mạng con người. Chúng phát triển rất nhanh và xâm chiếm mô lành chung quanh. Riêng u não ác tính thì việc cắt bỏ là không khả thi. Cũng có thể chia u não thành u não nguyên phát và u não thứ phát với đặc điểm sau: U não nguyên phát: U não nguyên phát là các khối u phát sinh từ não. Chúng có thể phát triển từ các tế bào của bộ não, các mạch máu trong não, dây thần kinh xuất phát từ não hoặc các màng bao phủ não. U não lành tính nhìn chung là những khối u phát triển chậm. Chúng có thể tạo ra áp lực có khả năng gây tổn hại lên não, nhưng chúng không di căn vào các mô não xung quanh. U não ác tính thì phát triển rất nhanh và di căn sang vùng não xung quanh. U não thứ phát: U não thứ phát hoặc di căn phát triển từ các tế bào ung thư có nguồn gốc từ khối u nguyên phát nằm ở một cơ quan khác (như phổi, vú hoặc ruột kết). 3, Triệu chứng của u não Các triệu chứng thường gặp nhất của u não bao gồm: Đau đầu, đặc biệt vào buổi sáng và kéo dài trong ngày Co giật Buồn nôn hoặc nôn Yếu hoặc mất cám giác ở tay hoặc chân Mất thăng bằng khi đi lại Thay đổi thị giác Buồn ngủ Thay đổi đáng kể trong tính cách hoặc hành vi Suy giảm trí nhớ hoặc thay đổi trong trí nhớ Thay đổi ngôn ngữ 4, Phẫu thuật u não như thế nào? Phẫu thuật là phương pháp điều trị thường được sử dụng cho hầu hết các trường hợp u não. Để cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật thần kinh phải mở hộp sọ. Việc phẫu thuật như thế nào sẽ căn cứ vào 3 cấp độ: thứ nhất là cắt bỏ hoàn toàn; thứ hai là do vị trí của khối u chỉ có thể phẫu thuật lấy ra được một phần và thứ ba là khối u nằm ở vị trí quá khó ở trên não không thể phẫu thuật được. Trong trường hợp này bác sĩ sẽ xét nghiệm, sinh thiết tế bào của khối u xem là lành tính hay là ác tính; sau đó mới có thể quyết định xạ trị khối u hay dùng hóa chất nào để điều trị. Nếu điều kiện thuận lợi, phẫu thuật không làm tổn thương tới các mô não quan trọng, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ toàn bộ khối u. Nếu không thể cắt bỏ hoàn toàn, phần khối u còn sót lại sẽ được điều trị bằng tia xạ hoặc hóa chất. Ngàu nay, với tiến bộ của khoa học – kỹ thuật, một số bệnh viện lớn đã áp dụng phương pháp phẫu thuật u não bằng dao gamma hoặc bằng máy gia tốc tuyến tính Cyberknife. Đã có rất nhiều bệnh nhân mổ u não bằng phương pháp mới tại Bệnh viện 108, tất cả đều thành công. Với máy gia tốc tuyến tính Cyberknife không cần gây mê hay gây tê, có thể mổ chính xác các u di động, bệnh nhân xuất viện trong ngày, kỹ thuật này hiệu quả hơn hẳn so với các loại xạ phẫu hiện có. Lợi thế này có được là do dao xạ Cyberknife có khả năng xác định vị trí khối u rất linh hoạt trong không gian; khi khối u di động, camera sẽ định vị ngay và chùm tia lập tức di chuyển tương ứng. Ngoài ra, nó cũng giúp xử lý các khối u nằm sâu hoặc ở những vị trí nhạy cảm nhất, không thể can thiệp theo cách thông thường. Người bệnh không bị nhát rạch nào, không cảm thấy đau đớn, chỉ cần nằm trên máy, không cần định vị, trong vòng khoảng 45-60 phút phẫu thuật u não là có thể xuất viện ngay trong ngày. Đặc biệt, Cyberknife không chỉ phẫu thuật u não, u tuyến yên, dị dạng mạch máu não, u dây thần kinh thính giác… mà còn giúp xử lý các khối u ở phổi, cột sống, tủy sống, gan, tụy, u tiền liệt tuyến… đều mang lại kết quả đáng mong đợi. Trên đây là những thông tin về căn bệnh u não và cách phẫu thuật u não hiện nay. Để biết thêm cách phục hồi sau phẫu thuật u não, bạn đọc có thể truy cập đường link sau: https://teonao.vn/phuong-phap-phuc-hoi-sau-phau-thuat-nao-2087/ Chia sẻ

5 Di chứng nguy hiểm sau tai biến mạch máu não

Theo Hội Phòng chống tai biến mạch máu não cho biết: Trong số 50% số bệnh nhân sống sót sau tai biến mạch máu não có tới hơn 90% mắc di chứng về vận động, gần 70% mắc di chứng nhẹ và vừa, còn lại là 30% chịu di chứng nặng. Trong đó, rối loạn nhận thức, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn thị giác, liệt vận động và rối loạn cơ tròn là những di chứng thường gặp nhất. 1, Rối loạn nhận thức Rối loạn nhận thức là sự suy giảm các chức năng cao cấp của vỏ não do tổn thương tế bào não và rối loạn chức năng não gây nên. Đây là một trong những biến chứng nặng nề của bệnh tai biến mạch máu não dẫn đến sa sút trí tuệ của người bệnh. Tỉ lệ gặp rối loạn nhận thức ở bệnh nhân sau tai biến mạch máu não khoảng hơn 60%. Bệnh nhân bị rối loạn nhận thức có các biểu hiện như: hay quên, suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, mất khả năng định hướng không gian, thời gian, không nhận biết được người thân, gia đình của mình và không hiểu được lời nói của người khác… Từ những rối loạn nhận thức này sẽ phát triển thành sa sút trí tuệ, diễn tiến nhanh hay chậm, nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào tác nhân gây tổn thương não, mức độ teo não thùy thái dương, thùy trán… Nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, bệnh nhân sẽ mất tất cả các khả năng tự chăm sóc cho bản thân như: tắm giặt, mặc quần áo, ăn uống, vận động và vệ sinh cá nhân…, đồng thời hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của người khác. Do vậy, di chứng rối loạn nhận thức sau tai biến mạch máu não cần được điều trị, đặc biệt là điều trị dự phòng các yếu tố nguy cơ cao như tăng huyết áp để tránh các biến chứng nguy hiểm khác xảy ra. Xem thêm: Tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não 2, Rối loạn ngôn ngữ Ngôn ngữ là chức năng rất quan trọng của bộ não con người, là phương tiện và công cụ giao tiếp cộng đồng rất quan trọng. Sau tai biến mạch máu não, bệnh nhân có thể bị tổn thương dẫn đến rối loạn về ngôn ngữ. Người bệnh có thể gặp hiện tượng rối loạn ngôn ngữ với biểu hiện khá đa dạng như: nói ngọng, nói lắp, âm điệu bị biến đổi,… và gặp khó khăn khi diễn đạt, thậm chí là không nói được. Khi bị rối loạn giao tiếp sẽ khiến  bệnh nhân khó khăn trong giao tiếp với những người xung quanh, dễ bị cô lập, khó hòa nhập với cộng đồng, lâu ngày có thể dẫn đến bệnh trầm cảm. 3, Rối loạn thị giác Rối loạn thị giác sau tai biến mạch máu não gây ảnh hưởng không nhỏ đến thị lực của người bệnh. Theo các chuyên gia, rối loạn thị giác có thể là tạm thời nhưng cũng có thể là vĩnh viễn. Bệnh nhân bị rối loạn thị giác có biểu hiện là mắt nhìn mờ một bên hoặc cả hai bên, mù một phần hoặc toàn bộ, quầng hoặc đau mắt. Nếu không được chữa trị và phục hồi sau tai biến mạch máu não ở giai đoạn sớm thì càng ngày bệnh nhân sẽ không còn nhiều hi vọng để thấy lại ánh sáng ở mắt đó. 4, Liệt vận động Theo thống kê, có khoảng 90% người bị liệt vận động (liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt) sau tai biến mạch máu não. Di chứng này gây khó khăn cho bệnh nhân về chế độ sinh hoạt, đi lại hàng ngày. Bệnh nhân cần phải phục hồi sau tai biến mạch máu não nếu không sẽ không thể tự chăm sóc bản thân mình mà phải phụ thuộc và người thân chăm sóc. Họ dễ mắc thêm chứng rối loạn cảm xúc do mặc cảm tự ti vì mình là gánh nặng của gia đình. Đồng thời khi phải nằm liệt lâu, bệnh nhân có thể gặp một số biến chứng nguy hiểm như: viêm loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, viêm đường hô hấp… dễ gây nhiễm trùng, thậm chí tử vong cho người bệnh. Một vấn đề nữa, người cao tuổi bị liệt vận động sau tai biến có khả năng mắc thêm hội chứng Parkinson. Người bệnh phải đối mặt với khó khăn về vận động cơ hơn là run. Bởi di chứng sau tai biến thường gây yếu liệt một nửa người đã làm họ khó khăn trong việc giữ thăng bằng trong di chuyển, nay lại thêm hội chứng Parkinson, khiến cho việc vận động, cử động chi dưới trở nên tồi tệ hơn nhiều so với những khó khăn họ gặp phải khi cử động các cơ ở bàn tay. Do sự bất ổn định trong tư thế, co thắt cơ đột ngột nên họ thường xuyên té ngã. Đi kèm với những điều đó, họ còn phải đối mặt với sự suy giảm khả năng nhận thức, tư duy và cuối cùng là mấy trí nhớ. Ở một số người bệnh có thể gặp những phản ứng cảm xúc bất thường như đột nhiên cáu giận hay buồn bã, tủi thân, khóc lóc…mà không có lý do. 5, Rối loạn cơ tròn Rối loạn cơ tròn là triệu chứng thường gặp sau tai biến mạch máu não. Duy nhất trong số các cơ tròn hoạt động theo ý muốn là cơ tròn bàng quang, hậu môn. Hoạt động được nhờ các trung khu điều khiển của hệ thần kinh trung ương. Khi có biểu hiện rối loạn cơ tròn bệnh nhân sẽ xuất hiện triệu chứng rối loạn ở các mức độ khác nhau như: Tiểu khó, bí tiểu, tiểu tự động, đại tiện vãi, bí đại tiện làm ảnh hưởng lớn đến sự hồi phục của bệnh nhân và công tác chăm sóc người bệnh. Có thể nói rối loạn cơ tròn để lại hậu quả nặng nề về thể chất, tinh thần, và phí tổn tài chính cho bản thân người bệnh, gia đình, xã hội. Do đó chăm sóc và điều trị cho người bị tai biến mạch máu não phải được tiến hành sớm ngay từ đầu. Trên đây là 5 di chứng nguy hiểm sau tai biến mạch máu não. Bên cạnh những di chứng nặng nề trên, người bệnh còn phải đối mặt với nguy cơ tái phát. Và chịu những hậu quả, tổn thất điều trị cao gấp nhiều lần so với lần đầu bị tai biến. Chia sẻ

Virus Zika và bệnh teo não ở trẻ em có mối liên quan gì?

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố những bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa virus Zika và bệnh teo não ở trẻ sơ sinh, gây ra hiện tượng đầu nhỏ – là biểu hiện của sự thoái hóa hoặc dị dạng não, với đầu nhỏ hơn so với kích thước bình thường, khiến não bộ phát triển không đầy đủ và thậm chí gây tử vong. 1, Virus Zika là gì? Virus Zika được đặt tên từ khu rừng Zika, gần hồ Victoria ở Uganda, lây truyền chủ yếu qua vết cắn của muỗi Aedes bị nhiễm. Julius Lutwama, nhà virus học tại Viện nghiên cứu Virus Uganda cho biết Zika được phát hiện ở loài khỉ tại Uganda vào năm 1947. Tuy nhiên, người Uganda không cho đó là loại virus nguy hiểm mà chỉ tập trung vào chống bệnh sốt rét. 2, Triệu chứng khi nhiễm biệnh từ virus Zika Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh nhân nhiễm virus Zika bao gồm nhức đầu nhẹ, phát ban dát sẩn, sốt, khó chịu, viêm kết mạc và đau khớp. Vào năm 1964, triệu chứng của bệnh Zika được mô tả bắt đầu với một cơn đau đầu nhẹ, tiến triển thành phát ban cùng với sốt và đau lưng. Sau hai ngày, phát ban bắt đầu giảm. Đến ngày thứ ba, cơn sốt giảm xuống chỉ còn phát ban. Tuy nhiên bệnh do virus này gây ra rất khó nhận biết khi có ước tính khoảng 80% số người nhiễm không có biểu hiện của các triệu chứng. Chỉ 1 trong 5 người sẽ phát triển thành các triệu chứng điển hình, mà không gây tử vong, nhưng tác nhân thực sự để gây bệnh của virus Zika thì chưa rõ. Đồng thời các biểu hiện này thường hết trong khoảng từ 2 đến 7 ngày. 3, Mối liên hệ giữa Zika và bệnh teo não bẩm sinh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa công bố những bằng chứng cho thấy có mối liên hệ giữa virus Zika với hai hội chứng rối loạn thần kinh. Đó là gây teo não ở trẻ sơ sinh và hội chứng làm tê liệt hệ thần kinh ở người lớn (còn gọi là Hội chứng tự miễn dịch Guillain-Barré). Mặc dù không gây tử vong, nhưng những phụ nữ mang thai bị nhiễm virus Zika thì nhiều khả năng đứa bé sinh ra bị dị tật đầu nhỏ. Đây là một tình trạng hiếm gặp khi một trẻ sơ sinh có đầu nhỏ bất thường, não bộ phát triển không đầy đủ và sẽ phải đối mặt với những khó khăn về sự phát triển của não bộ khi chúng lớn lên. Các dữ liệu cho thấy những người phụ nữ bị nhiễm virus Zika trong ba tháng đầu của thai kỳ sẽ khiến thai nhi có nguy cơ mắc bệnh teo não bẩm sinh rất cao. Do đó mà chính phủ nhiều nước như El Salvador, Colombia và Ecuador khuyên phụ nữ không nên mang thai và sinh con trong giai đoạn virus Zika đang hoành hành, thay vào nên có kế hoạch sinh con sau năm 2018. 4, Virus Zika đã gây bệnh ở các nước nào? Brazil là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus Zika, có gần 4.000 ca bị bệnh đầu nhỏ và khoảng 50 ca đã tử vong. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết có 20 quốc gia và vùng lãnh thổ trong khu vực châu Mỹ Latin bị ảnh hưởng bởi virus Zika, trong đó có Barbados, Bolivia, Guadeloupe, Guatemala, Puerto Rico và Panama. Dịch bệnh tiếp tục lan rộng sang nhiều nước khác trên thế giới thông qua những người du lịch tại các vùng có dịch. Những trường hợp nhiễm virus Zika mới nhất đã được xác nhận tại Mỹ, Đan Mạch, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Đức và Anh. Riêng ở Venezuela, tuy có bằng chứng về sự hiện diện của loại virus này, nhưng chính phủ chưa công bố số liệu chính thức. Đến nay virus Zika đã lưu hành trên 62 quốc gia và trở thành dịch bệnh gây teo não bẩm sinh và dị tật đầu nhỏ trên hàng nghìn trẻ em khắp nơi thế giới. 5, Virus Zika đã xuất hiện tại Việt Nam chưa? Việt Nam và các nước Đông Nam Á là những nước nhiệt đới, muỗi nhiều, nhận thức về Virus Zika còn nhiều hạn chế. Do vậy nguy cơ nhiễm trùng Zika trong thời gian mang thai là hiện hữu. Điều đáng buồn là nước ta chưa có huyết thanh mẫu hoặc mẫu AND để chẩn đoán sớm. Trong năm 2015 một số bệnh viện tuyến cao đã tiếp nhận 4 ca là các cháu teo não bẩm sinh mà không rõ nguyên nhân. Những ngày cuối tháng 3 này, Bộ Y tế Việt Nam đã họp báo công bố 2 ca dương tính với virus Zika, bao gồm ở TP HCM và Khánh Hòa. Trong đó có một bệnh nhân nữ 33 tuổi đang mang thai được 8 tuần. 6, Điều trị và phòng tránh bệnh Zika như thế nào? Hiện nay chưa có thuốc điều trị cũng như văcxin chống lại virus Zika. Việc điều trị chủ yếu dựa trên điều trị các triệu chứng. Để chủ động phòng bệnh, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên: Sử dụng thuốc xịt muỗi. Ngủ màn, mặc quần áo dài ngay cả ban ngày, che càng kín cơ thể càng tốt. Đậy kín và vệ sinh tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng Làm sạch hoặc đậy kín các thùng chứa nước như xô, chậu hoa hoặc lốp xe cũ, để loại bỏ những nơi muỗi có thể sinh sản. Người dân, đặc biệt là phụ nữ có thai không nên đi du lịch tại các vùng đang có dịch bệnh để tránh lây lan và nhiễm bệnh. Người dân nhập cảnh về từ các quốc gia khác có lưu hành virus Zika chủ động tự theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Sử dụngbao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus Zika. Cho đến khi chúng ta có thể hiểu rõ hơn về mối liên quan giữa virus Zika và bệnh teo não ở trẻ em, những phụ nữ đang mang thai hoặc dự định có thai cần hết sức lưu ý bảo vệ mình khỏi bị muỗi đốt. Sự cảnh giác cần được đề cao hết sức vì tốc độ lây lan của loại virus Zika trong thời điểm này là vô cùng đáng sợ. Nếu ai đó trong chúng ta nghi ngờ bản thân bị nhiễm bệnh, hãy đến ngay các trung tâm y tế để được phát hiện, kiểm tra và điều trị kịp thời nhất. Chia sẻ

Tai biến mạch máu não nhẹ: Chớ nên chủ quan

Nhiều người quan niệm rằng tai biến mạch máu não nhẹ thường lành tính, không ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe hiện tại và tương lai sau này, còn đột quỵ não hay tai biến mạch máu não nặng mới thực sự nghiêm trọng, đây là một nhận thức rất sai lầm. Vì sao lại như vậy, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 1, Bệnh tai biến mạch máu não nhẹ là gì? Tai biến mạch máu não nhẹ còn được gọi là cơn thiếu máu não thoáng qua hay cơn tai biến mạch máu não hồi phục nhanh, thời gian hồi phục từ vài phút đến vài giờ, tối đa là một ngày và không để lại dấu hiệu yếu liệt. Tuy vậy, bệnh vẫn là yếu tố nguy cơ hàng đầu gây thiếu máu não và làm tăng tỷ lệ tử vong trong những năm đầu sau tai biến. Xem thêm: Tổng quan về bệnh tai biến mạch máu não 2, Triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não nhẹ Tùy theo vùng não bị tổn thương mà bệnh nhân có thể có các triệu chứng tai biến như sau: Đau đầu, chóng mặt, nôn ói Suy giảm thị lực, suy giảm trí nhớ hoặc mất trí nhớ tạm thời Tê yếu tay, chân một bên hoặc yếu nửa người Nói khó hoặc không nói được Đi đứng không vững, run tay và chân Rối loạn tâm thần hay kích động Triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não nhẹ thường có biểu hiện không rõ ràng và dữ dội như với bệnh tai biến mạch máu não nặng. Đồng thời nó cũng chỉ xuất hiện một cách đột ngột, thoáng qua nên nhiều người cho rằng đó là biểu hiện thông thường của chứng trúng gió hay căn bệnh tiền đình, mà không nghĩ ngay đến triệu chứng của bệnh tai biến mạch máu não. 3, Chớ nên coi thường bệnh tai biến mạch máu não nhẹ Bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhẹ sẽ tự hồi phục nhanh chóng nên thường chủ quan không đi khám bệnh. Đây là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì nếu không điều trị kịp thời, tai biến mạch máu não nhẹ sẽ làm tăng nguy cơ nhồi máu não và các tai biến tim mạch trong vòng 48 giờ. Người ta thấy rằng có tới gần 10% bệnh nhân thiếu máu não thoáng qua bị nhồi máu não trong tháng đầu tiên. Có đến 20% các bệnh nhân này có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hoặc tử vong đột ngột trong vòng 5-6 năm kế tiếp. Nguyên nhân là nhánh động mạch cấp máu bị tắc đột ngột và không được mở thông kịp thời, trong khi đó việc điều trị rất tốn kém mà kết quả thì rất giới hạn. Nguy hiểm nhất là bệnh tai biến mạch máu não thường để lại các di chứng nghiêm trọng như liệt nửa người, mất trí nhớ, rối loạn nhận thức, thậm chí là tử vong… 4, Cách xử lý bệnh nhân tai biến mạch máu não nhẹ Mặc dù tai biến mạch máu não nhẹ thường chỉ kéo dài vài phút, vài giờ nhưng nó có thể xảy ra một hoặc nhiều lần dẫn đến tai biến mạch máu não thực sự. Khi cơn tai biến mạch máu não mới xảy ra, người bệnh cần được nằm trên mặt phẳng sao cho máu đến não dễ dàng nhất. Sau đó, cần gọi cấp cứu hay chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để khám, làm các xét nghiệm để loại trừ tai biến mạch máu não và điều trị khẩn cấp. Việc xử lý, thăm khám và điều trị giải quyết cục máu đông chỉ mang lại hiệu quả tốt nhất trong 3h đầu. Bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn trong vài phút hay trong khoảng một giờ. Nhưng cần lưu ý rằng bệnh nhân có thể bị tái phát nhiều lần và dẫn tới tai biến mạch máu não với các biểu hiện hôn mê và liệt nửa người vĩnh viễn, thậm chí có thể tử vong. Đặc biệt lưu ý không được cho người bệnh tai biến mạch máu não nhẹ dùng các loại thuốc như chống đông máu, hạ huyết áp nhanh chóng hoặc các loại thuốc không rõ nguồn gốc… Bệnh nhân cũng cần được thăm khám cẩn thận và chỉ dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, vì nếu tự ý dùng thuốc rất có thể sẽ làm cho bệnh càng trở lên trầm trọng hơn. 5, Điều trị bệnh tai biến mạch máu não nhẹ Điều trị tai biến mạch máu não nhẹ được thực hiện bằng phương pháp sau: Điều trị phẫu thuật: Khai thông động mạch cảnh hoặc động mạch sống đoạn ngoài sọ nếu phát hiện có hẹp ≥ 70% đường kính lòng mạch. Điều trị nội khoa: Thuốc chống đông: thường được lựa chọn cho các bệnh nhân bị tai biến mạch máu não nhẹ do bệnh tim hoặc phình mạch bóc tách. Thuốc chống kết dính tiểu cầu như asprin 50mg, 81mg, 100mg và 325 mg/ngày. Hiện nay có nhiều loại thuốc mới như ticlopidine, dipymgridamole, clopidogrel, cilostazol… Các loại thuốc trên đều có tác dụng phụ, dược tính mạnh và có thể tương tác với các loại thuốc khác. Điều quan trọng là người bệnh cần sử dụng đúng thuốc theo chỉ dẫn của các bác sỹ và dược sỹ chuyên khoa. 6, Phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não nhẹ Để phòng tránh tai biến mạch náu não nhẹ điều quan trọng là mỗi chúng ta phải thực hiện một lối sống khoa học và lành mạnh. Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh bệnh tai biến mạch máu não: Tập thể dục thường xuyên phù hợp với thể trạng của mình. Chế độ ăn giảm muối và tăng kali giúp hạn chế tăng huyết áp. Nên ăn nhiều thức ăn rau, củ, quả. Hạn chế mỡ động vật. Hạn chế bia, rượu, thuốc lá Tránh thừa cân, béo phì Làm các xét nghiệm cần thiết để phát hiện các yếu tố nguy cơ và xử lý triệt để yếu tố nguy cơ nếu có như bệnh: rối loạn lipid máu, đái tháo đường, bệnh rung nhĩ, tim mạch, cao huyết áp… Tóm lại để não bộ luôn khỏe mạnh và ngăn chặn được những tổn thương do bệnh tai biến mạch máu não gây ra, ngay từ bây giờ, chúng ta hãy thực hiện các biện pháp phòng tránh trên nhằm bảo vệ sức khỏe não bộ để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn nhé! Chia sẻ

Loading...