Bệnh do virus Zika đã lan truyền tại 44 quốc gia và vùng lãnh thổ, làm dấy lên nỗi lo ngại toàn cầu. Bộ Y tế đã đưa ra cảnh báo virus Zika có khả năng xâm nhập vào Việt Nam là rất lớn. Bạn phải làm gì để bảo vệ mình trước đại dịch kinh khủng này? Hội chứng đầu nhỏ ở trẻ nghi ngờ do virut Zika Virut Zika và khả năng gây teo não chu sinh Bệnh teo não Zika được phát hiện lần đâu tiên ở loài khỉ vào năm 1947 tại khu rừng ZIKA thuộc đất nước Uganda. Virus gây bệnh là thành viên của virus Flaviviridae truyền bệnh bởi muỗi A. aegypti. Virus Zika truyền bệnh bởi muỗi A. aegypti nên có liên quan bệnh sốt xuất huyết , sốt vàng da, viêm não Nhật Bản, và West Nile virus. Điều trị bằng truyền bù dịch, nghỉ ngơi, giảm đau, các thuốc làm dịu khác, hiện chưa có thuốc đặc trị cho bệnh này. Có sự liên hệ rõ ràng giữa sốt Zika trên người có thai với hiện tượng teo não ở trẻ sơ sinh, nguyên nhân chưa rõ, rất có khả năng đây là hiện tượng do lây truyền từ mẹ sang con. Nghiên cứu thấy rằng thời gian ủ bệnh sau khi bị muỗi đốt là khoảng 10 ngày. Zika virus có thể lây giữa con người thông niêm mạc cơ quan sinh dục như giao hợp và nó cũng có thể đi qua nhau thai, gây teo não thai nhi ngay từ trong bụng mẹ. Triệu chứng lâm sàng: nhiễm virus Zika sẽ nhức đầu nhẹ, phát ban dát sẩn, sốt, mệt mỏi, viêm kết mạc và đau khớp, cơ thắt lưng. Trong vòng hai ngày, ban sẩn bắt đầu mờ dần, và trong vòng ba ngày, hết cơn sốt, chỉ ban vẫn còn. Sốt Zika là một bệnh tương đối nhẹ không có tử vong, nhưng tiềm năng thực sự của nó với thai nhi là không thể lường hết. Việt nam, Thái lan, Campuchia, Lào, Myanmar là những nước nhiệt đới, muỗi nhiều, nhận thức về Virus Zika chưa tỏ tường. Do vậy nguy cơ nhiễm trùng Zika trong thời gian mang thai là hiện hữu, điều đáng buồn là chúng ta chưa có huyết thanh mẫu hoặc mẫu AND để chẩn đoán sớm. Mới trong năm 2015 chúng tôi tiếp nhận 4 ca là các cháu Teo não bẩm sinh mà không rõ nguyên nhân. Hầu hết các cháu có triệu chứng chậm phát triển trí tuệ, chậm phát triển vận động, ngôn ngữ, …Nghi ngờ là do Zika nhưng rất thiếu bằng chứng. Tuy vậy, khi dùng chế phẩm từ cây thông đất cho thấy những tiến triển rất đáng kể. Cây thông đất chứa Huperzin A, đây là một chất ức chế acetylcholinesterase và thụ thể đối kháng NMDA lại đi qua được hàng rào máu não. Cách phòng bệnh do virus Zika – Hiện chưa có vắc xin phòng bệnh do virus Zika. Phòng bệnh chủ yếu bằng hạn chế đi đến vùng lưu hành dịch Zika. Các cá nhân trong vùng dịch áp dụng các biện pháp hạn chế muỗi đốt như: Mặc quần áo kín, sáng màu, dùng các thuốc xua đuổi côn trùng, nằm màn… – Tại vùng có dịch cần triển khai các biện pháp diệt muỗi như: Đảm bảo vệ sinh môi trường, loại bỏ các vật dụng đọng nước, đậy kín các chum, bể hoặc thả cá diệt loăng quăng, diệt muỗi bằng bẫy… – Cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục với người bị nhiễm virus Zika. – Mặc dù đã phát hiện ARN của virus Zika trong sữa nhưng chưa có bằng chứng lây truyền virus Zika qua bú mẹ nên chưa có khuyến cáo kiêng cho con bú trong khi mẹ nghi ngờ hoặc xác định bị nhiễm virus Zika -Người dân sống trong khu vực lưu hành muỗi Aedes cần phòng muỗi đốt bằng bôi hóa chất đuổi muỗi hoặc mặc quần áo dài để tránh bị muối đốt -Phụ nữ đang/ sẽ mang thai có khả năng phơi nhiễm nên tư vấn nhân viên y tế để theo dõi thai và dự phòng. -Người du lịch khi đi đến vùng lưu hành vi rút Zika tự bảo vệ bản thân khỏi muỗi đốt, phụ nữ mang thai nên tư vấn cán bộ y tế trước và sau khi trở về. Chia sẻ
Teo não
Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi: Chớ coi thường!
Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi đang ngày càng trở lên phổ biến với các biểu hiện là đãng trí, hay quên, suy giảm trí nhớ mất tập trung… Mà nguyên nhân hàng đầu dẫn trí nhớ kém ở người trẻ tuổi chính là căng thẳng tâm lý và thói quen sống không hợp lý hàng ngày. Ảnh minh họa: Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi 1, Tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ tuổi Theo một cuộc điều tra gần đây nhất phát hiện có tới 85% người trẻ tuổi (dưới 50 tuổi) than phiền về tình trạng trí nhớ kém. Trong đó, khoảng 20%- 30% tập trung dưới 30 tuổi và 50% còn lại phổ biến ở tuổi trung niên. Những triệu chứng của trí nhớ kém thường là: hay quên, mất tập trung, tư duy kém, stress, tính tình thay đổi. Điều đáng lo ngại là tình trạng trí nhớ kém đang gia tăng ở nhóm học sinh – sinh viên, biểu hiện bằng sự mất tập trung trong học tập, tâm lý lo âu, mệt mỏi khi đối mặt với bài vở và những áp lực thi cử, căng thẳng mâu thuẫn trong học đường. 2, Nguyên nhân dẫn đến trí nhớ kém ở người trẻ tuổi Theo Phó Giáo sư, bác sỹ Nguyễn Văn Liệu cho biết: trí nhớ kém có thể xảy ra với bất kỳ ai, đặc biệt là nhân viên văn phòng, phụ nữ sau sinh, người chịu nhiều áp lực, người hay uống rượu bia, người lạm dụng thuốc và người có tiền sử tổn thương não… Trong đó, căng thẳng tâm lý là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trí nhớ kém ở người trẻ tuổi. Bên cạnh đó với chế độ ăn công nghiệp, tình trạng béo phì, ô nhiễm môi trường và di chứng của các bệnh lý liên quan như viêm não, teo não, alzheimer hay chấn thương sọ não… cũng gây ra tình trạng đãng trí, hay quên, suy giảm trí nhớ mất tập trung. Ngoài ra, nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng trí nhớ kém ở người trẻ tuổi là: thông thường sau tuổi 30, mỗi ngày có tới 3000 tế bào não chết đi mà không sản sinh thêm và mỗi tế bào ở lại phải hứng chịu sự tấn công của 10.000 gốc tự do làm hủy hoại các tế bào thần kinh khiến chức năng não rối loạn. Đây chính là lý do tại sao khi tuổi tác càng tăng thì trí nhớ càng suy giảm và chức năng của não bộ ngày càng suy yếu đi. 3, Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi để lại hậu quả gì? Trí nhớ kém ở người trẻ tưởng chừng đơn giản nhưng đang trở nên rất đáng báo động. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của bệnh trí nhớ kém ở người trẻ tuổi gây ra: Stress kéo dài dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải và ảnh hưởng nhiều tới tất cả các hoạt động thường ngày. Con người trở lên thụ động với môi trường xung quanh Giảm khả năng tư duy và sáng tạo. Việc bỏ sót các thông tin, dữ liệu lớn trong công việc dẫn tới tổn thất kinh tế cho bản thân và cả doanh nghiệp. Trí nhớ kém làm giảm khả năng tập trung, ghi nhớ bài dẫn đến chất lượng học tập không tốt, mất nhiều thời gian, công sức mà không đạt được mục tiêu như mong muốn. Dễ bị kích động, cáu gắt, thay đổi tâm tính dẫn đến chức năng não bị rối loạn, hệ thống mạch máu bị suy yếu. Đặc biệt khi trí nhớ kém ở người trẻ tuổi có biểu hiện rõ rệt và tiến triển thành các bệnh teo não, sa sút trí tuệ, Alzheimer, mất trí nhớ… thì khả năng phục hồi là vô cùng khó. Theo tổng kết của các chuyên gia y tế năm 2010, trên thế giới có 35,6 triệu người bị sa sút trí tuệ. Con số bệnh nhân dự báo vào năm 2030 là 65,7 triệu người, năm 2050 là 115,5 triệu người. Do vậy, các chuyên gia cảnh báo, việc ngăn ngừa và điều trị suy giảm trí nhớ ngay từ sớm là yếu tố tiên quyết để dự phòng và ngăn chặn các diễn tiến xấu của căn bệnh gây ra. 4, Cải thiện trí nhớ kém ở người trẻ tuổi như thế nào? Vấn đề cốt lõi để duy trì một trí nhớ tốt ở người trẻ tuổi là loại bỏ các tác nhân gây bệnh như hạn chế uống nhiều rượu bia, từ bỏ thuốc lá, tránh các thực phẩm có hại cho cơ thể, dẹp bỏ áp lực, quên đi phiền muộn, tạo điều kiện nghỉ ngơi và thư giãn. Bên cạnh đó cần thực hiện các hoạt động rèn luyện trí nhớ như đọc sách, tăng cường giao tiếp xã hội, chơi trò giải ô chữ, giải câu đố, sắp xếp cuộc sống logic, gọn gàng. Tập thể dục thường xuyên để thúc đẩy tuần hoàn, hô hấp, giúp tăng cường ôxy cho não. Ngoài ra, trong các bữa ăn hàng ngày nên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất sắt, đạm và nguyên tố vi lượng để cung cấp chất dinh dưỡng cho não và ngăn chặn sự thoái hóa của tế bào não. Tóm lại, trí nhớ kém ở người trẻ tuổi là căn bệnh với những biến chứng nguy hiểm chớ nên chủ quan. Khi thấy những dấu hiệu xấu như trí nhớ kém, giảm trí nhớ, suy giảm trí nhớ mất tập trung… thì việc đến các trung tâm y tế để thăm khám và kiểm tra là yếu tố tiên quyết đầu tiên nhằm phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Chia sẻ
Trí nhớ kém: Dấu hiệu và cách điều trị
Trí nhớ kém là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ xảy ra nhiều biến chứng xấu, đặc biệt đó là căn bệnh teo não, alzheimer, sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm sau này. Những dấu hiệu của người trí nhớ kém Một số dấu hiệu cụ thể theo các trường hợp mắc bệnh trí nhớ kém là: Trí nhớ kém lành tính: Trí nhớ kém đi kèm do tuổi tác gây ra, chủ yếu suy giảm về trí nhớ công việc, do các thay đổi của thùy trán trước. Nó bao gồm sự đãng trí, giảm khả năng tập trung và giảm khả năng giữ ý nghĩ lâu dài. Bỗng dưng quên việc định làm từ trước, quên tên người quen, hay lặp lại câu hỏi hay trong những lần nói chuyện, quên cách nấu món ăn, quên để đồ ở đâu… đó là những biểu hiện thường gặp ở những người mắc bệnh trí nhớ kém lành tính. Thật là rất khó chịu khi trí nhớ trở nên kém chính xác và chậm chạp, nhưng điều đó không phải là biểu hiện của trí nhớ kém bệnh lý nguy hiểm, và cũng không phải là không thể điều trị. Mặc dù trí nhớ thường giảm khi lớn tuổi, nhưng một số người 70-80 tuổi vẫn có trí nhớ công việc tốt hơn nhiều người 20-30 tuổi. Xem thêm: Trí nhớ kém là gì? Trí nhớ kém bệnh lý: Một số bệnh lý làm tổn thương não và gây giảm trí nhớ phổ biến như đột quỵ não, tai biến mạch máu não, viêm não hoặc di chứng của vụ tai nạn làm chấn thương sọ não. Ngoài ra các bệnh lý như bệnh gan, bệnh suy tuyến giáp… cũng có thể làm trí nhớ kém. Đặc biệt với những bệnh nhân mắc bệnh teo não, sa sút trí tuệ, Alzheimer thì dấu hiệu trí nhớ kém càng biểu hiện rõ rệt và báo động hơn: Quên nhiều hơn những điều mà trước đây vẫn thường quên Hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi. Khó khăn trong việc tìm từ hoặc dùng sai từ để diễn tả Không thể hoàn thành tốt những công việc quen thuộc hàng ngày Không nhớ đặt đồ ở đâu, cho rằng đã bị lấy mất Lạc đường ở những nơi quen thuộc Trở nên thay đổi cảm xúc hoặc hành vi mà không có lý do rõ ràng Làm gì để phát hiện trí nhớ kém? Khi có những biểu hiện hay quên, đãng trí thì cách tốt nhất để phát hiện ra tình trạng suy giảm trí nhớ nặng hay mức độ nguy hiểm của bệnh là đến các trung tâm y tế nhằm kiểm tra và chẩn đoán kịp thời. Việc trao đổi những thông tin với bác sĩ về thời gian và thời điểm trí nhớ kém, công việc, yếu tố tinh thần, chế độ dinh dưỡng, diễn tiến của căn bệnh… có thể giúp bác sĩ định hướng loại giảm trí nhớ và nguyên nhân. Các bài đánh giá chuyên biệt về trí nhớ như kể tên đồ vật, lập lại danh sách từ ngữ, vẽ đồng hồ, làm toán,… được thực hiện bởi các chuyên viên tâm lý sẽ giúp phân loại trí nhớ kém lành tính hay bệnh lý. Việc khám tổng quát và khám thần kinh cũng có thể phát hiện các bệnh lý ảnh hưởng đến trí nhớ như suy giáp, bệnh gan, bệnh lý thoái hóa thần kinh (như bệnh Parkinson), u não, tụ máu não, tai biến mạch máu não, trầm cảm…Và cuối cùng, các xét nghiệm, chẩn đoán lâm sàng cần thiết như xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ MRI… sẽ được chỉ định để giúp tìm ra nguyên nhân chính xác của bệnh. Đọc tiếp: Trí nhớ kém ở người trẻ tuổi Điều trị trí nhớ kém như thế nào? Điều trị trí nhớ kém tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Đôi khi rất đơn giản, chỉ cần loại bỏ nguyên nhân thì trí nhớ sẽ từ từ hồi phục. Ngoài điều trị trí nhớ kém bằng các sản phẩm bổ não thì chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu để ngăn ngừa bệnh tái phát và cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ tốt hơn. Thường xuyên hoạt động ghi nhớ, vận động não bộ sẽ giúp ích rất nhiều trong việc duy trì trí não minh mẫn. Sống có trật tự và sắp xếp công việc rõ ràng, hạn chế stress; dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; không lạm dụng rượu bia, chất kích thích, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao và giữ tinh thần thoải mãi, vui vẻ. Đồng thời ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để não bộ hoạt động bình thường và ngăn chặn dấu hiệu của trí nhớ kém cũng như những biến chứng nguy hiểm của căn bệnh gây ra. Tóm lại, trí nhớ kém sẽ biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm khác nếu không được quan tâm và chữa trị kịp thời. Vì vậy, ngay từ bây giờ, hãy coi trọng sức khỏe của mình, nhất là não bộ, vì não bộ chính là bộ phận quan trọng nhất của con người, nhưng cũng là bộ phận dễ bị suy thoái sớm và cũng rất phức tạp trong công tác kiểm tra và điều trị. Chia sẻ
Trí nhớ kém là bệnh gì?
Ngày nay, tình trạng trí nhớ kém ngày càng phổ biến do cuộc sống bộn bề, quá tải khiến con người luôn phải suy nghĩ, trăn trở và chịu stress. Vậy trí nhớ kém là do đâu và điều trị, phòng tránh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: 1, Trí nhớ kém là bệnh gì? Trí nhớ là quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu trữ và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều vùng của não như thùy trán, thùy thái dương, đồi thị, hải mã… Một thông tin sẽ được ghi nhận bằng các giác quan, sau đó sẽ được mã hóa và lưu trữ ở các kho trong não. Khi cần nhớ lại, thông tin sẽ được truy suất tại các kho và chuyển đến các trung tâm phát ngôn hoặc vận động ở các vỏ não tương ứng để thực hiện thông tin của trí nhớ. Khi một trong những bộ phận nào đó của não bộ bị tổn thương, quá trình này sẽ bị gián đoạn dẫn đến chứng hay quên hay còn gọi là trí nhớ kém. 2, Nguyên nhân gây ra trí nhớ kém Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi tác càng cao hệ thần kinh của bộ não cũng dần suy thoái. Và một trong những biểu hiện nghiêm trọng của sự suy giảm não bộ là hiện tượng trí nhớ kém, khiến con người hay quên, đãng trí, thậm chí sa sút trí tuệ. Bên cạnh đó với cuộc sống áp lực công việc, thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, hay bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc, lạm dụng thuốc gây mê, thuốc gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm cùng với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất cũng khiến các tế bào não suy giảm và bị thoái hóa nên trí nhớ kém xuất hiện nhanh hơn mặc dù tuổi tác vẫn còn trẻ. Một số bệnh lý khác có thể gây tổn thương não và gây giảm trí nhớ như chấn thương đầu, tai biến mạch máu não, u não, viêm não siêu vi, nghiện rượu, bệnh gan, bệnh tuyến giáp… Ngoài ra với thói quen hàng ngày không phù hợp như ít vận động, thức khuya, ngủ nhiều, lười suy nghĩ khiến não bộ hoạt động kém, bị đình trệ, do vậy mà dẫn đến suy giảm trí nhớ. 3, Biểu hiện của người mắc bệnh trí nhớ kém Một số dấu hiệu của người bị trí nhớ kém phổ biến là: Quên nhiều thứ như quên tên, quên lịch làm việc, quên chỗ để đồ… Hay hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi. Khó khăn trong việc tìm từ hoặc dùng sai từ để diễn tả. Không thể hoàn thành tốt những công việc được giao Mất tập trung, thờ ơ, thụ động với môi trường xung quanh Lạc đường ở những nơi quen thuộc. Tính cách thay đổi thất thường, hay lo âu, cáu giận, buồn bã… Xem thêm: Trí nhớ kém: Dấu hiệu và cách điều trị 4, Cách phòng ngừa trí nhớ kém Để điều trị trí nhớ kém, người mắc bệnh trí nhớ kém cần có chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý như sau: Thường xuyên rèn luyện trí óc: Rèn luyện trí óc là một cách để não bộ luôn khỏe mạnh và minh mẫn hơn. Một số phương pháp rèn luyện trí nhớ tốt là: chơi nhạc cụ, chơi ô chữ, học ngoại ngữ hoặc đọc sách báo, xem ti vi để não bộ tiếp thu những kiến thức mới mẻ, thú vị hơn Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục sẽ giúp máu và oxy lưu thông lên não tốt hơn, các cơ quan chậm lão hóa, đặc biệt là các giác quan. Nó giúp chúng ta tiếp nhận các thông tin nhanh hơn và giữ lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, cá, trứng… Đây là thức ăn rất tốt cho não cần được chú ý trong các bữa ăn hàng ngày. Không uống rượu và hút thuốc lá: Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh teo tiểu não rất nguy hiểm khi bước vào giai đoạn trên 50 tuổi. Chống căng thẳng stress: Stress kéo dài có thể khiến tâm trạng trở lên lo âu và trầm cảm. Cơ thế mệt mỏi, mất tập trung, trí nhớ kém chính là hậu quả do căng thẳng gây nên. Vì vậy, hãy giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, não bộ sẽ khỏe mạnh và càng ngày càng sáng suốt hơn. Tóm lại, trí nhớ kém hiện nay không chỉ xảy ra đối với người già mà còn là nỗi lo của giới trẻ khi hàng ngày phải đối mặt với “trăm công ngàn việc”. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, hơn 50% số người trí nhớ kém sẽ có nguy cơ sa sút trí tuệ 3 năm sau đó. Do đó, hãy bảo vệ não bộ trước khi quá muộn! Chia sẻ
10 thói quen làm giảm trí nhớ vô cùng nguy hiểm
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm trí nhớ, nhưng chủ yếu là do thói quen xấu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta gây ảnh hưởng tiêu cực rõ rệt đến sức khỏe, nhất là bộ não. Dưới đây là 10 thói quen làm giảm trí nhớ vô cùng nguy hiểm mà chúng ta nên từ bỏ ngay từ giờ nhé: 1, Uống rượu nhiều Uống rượu là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ ở con người. Khi sử dụng nhiều rượu con người dễ bị suy giảm trí nhớ sớm hơn 6 năm so với những người uống ít hoặc không uống bia rượu. Thậm chí, việc uống rượu bia nhiều còn có thể dẫn đến teo não, teo tiểu não vô cùng nguy hiểm. 2, Hút thuốc lá Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người nghiện hút thuốc lá gặp nhiều khó khăn trong việc ghi nhớ và lưu trữ thông tin hơn so với những người bình thường. Bởi thuốc lá có thể làm suy giảm trí nhớ vì làm giảm lượng ô-xy lưu thông lên não gây nguy hiểm cho não bộ dẫn đến mất trí nhớ và các biến chứng khác về thần kinh. Khoa học đã chỉ ra rằng, vỏ não sẽ mỏng đi theo thời gian, cùng với sự lão hóa, nếu hút thuốc trong một thời gian dài, quá trình này sẽ tăng lên đáng kể. 3, Thức khuya Suy giảm trí nhớ là hậu quả tất yếu của việc mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên. Tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Thông thường một ngày cần 8 tiếng nghỉ ngơi giúp khôi phục hoặt động của não bộ sau một ngày lao động mệt mỏi. Nếu không ngủ đủ giấc thì vào ngày hôm sau những người hay thức khuya thường có xu hướng cảm thấy mệt mỏi, sa sút tinh thần, đầu óc căng thẳng, trí nhớ kém, khó tập trung tư tưởng, phản ứng chậm, hay quên, chóng mặt, nhức đầu… Lâu ngày sẽ dẫn đến bị bệnh suy nhược thần kinh. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài còn dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya. 4, Dùng giấy báo gói thức ăn Giấy sách, báo dù in màu hay in trắng đen cũng đều dùng mực in. Chì và các hóa chất có trong mực in của giấy báo sẽ thâm nhập vào cơ thể, và tuy không gây phản ứng tức thì nhưng nếu được tích lũy qua mỗi ngày thì đến một lúc nào đó sẽ tấn công trong cơ thể sinh ra bệnh tật. Bởi trong mực in có chứa hợp chất của chì (Pb) vô cùng độc hại, có thể gây biến đổi gen của tế bào tác động đến quá trình di truyền của cơ thể. Chì còn gây độc đối với hệ thần kinh, với các cơ quan nội tạng như gan, thận, não, máu… 5, Trùm chăn khi ngủ Trùm chăn khi ngủ là một thói quen xấu, sẽ khiến lượng oxy cung cấp cho cơ thể, nhất là não bộ quá ít trong khi lượng CO2 lại ngày càng nhiều. Tình trạng thiếu oxy kéo dài sẽ khiến các tế bào não hoạt động kém linh hoạt, dễ bị tổn thương và hậu quả là sụt giảm trí nhớ. Với những người có tiểu sử bị động kinh hoặc các vấn đề về não, thói quen trùm kín chăn khi ngủ còn làm tăng nguy cơ gặp các tai biến nguy hiểm hơn. Với người bình thường, nếu không sửa thói quen này thì trí nhớ và khả năng lao động trí óc sẽ giảm.Vì vậy, chúng ta tuyệt đối không nên trùm kín đầu khi ngủ. 6, Sử dụng điện thoại nhiều Theo một quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng rất nhiều người không biết số điện thoại của đối tác, thậm chí của chính con, em mình bởi “tất cả đã có trong điện thoại”. Đó là sự thích ứng của bộ não với thời đại mà smartphone và internet luôn luôn sẵn sàng phục vụ, dẫn đến não bộ con người ít vận động và dễ phụ thuộc hơn. Đặc biệt, bức xạ từ sóng điện thoại, ánh sáng màn hình chính là một trong những tác nhân gây thương tổn cho những tế bào thần kinh và vùng trung tâm trí nhớ của vỏ não. Do đó, sử dụng điện thoại với tần suất cao trong ngày sẽ là một trong những nguyên nhân khiến não bộ phải đối diện với nguy cơ giảm trí nhớ. Ngoài ra, sử dụng điện thoại nhiều còn ảnh hưởng đến hoạt động của những nhóm gene có liên quan đến bộ nhớ của chúng ta. 7, Lười vận động Lối sống ít vận động rất có hại cho sức khỏe. Ngày càng có nhiều nghiên cứu khẳng định việc ngồi một chỗ cả ngày lại có hại và làm giảm tuổi thọ, là nguyên nhân mắc bệnh giảm trí nhớ, bệnh tim mạch, tiểu đường và các bệnh kinh niên khác hơn so với người vận động nhiều. Bởi các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh giảm nhớ. Một biện pháp tập thể dục cho não vô cùng hữu dụng chúng ta cũng không nên bỏ qua đó là đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, ô chữ, sudoku hay một loại nhạc cụ nào đó… Việc não bộ liên tục hoạt động và làm việc sẽ giúp tăng cường trí nhớ vì oxy và máu được lưu thông máu lên não nhiều hơn. 8, Ăn nhiều đồ ngọt Việc ăn quá nhiều đồ ngọt sẽ gây ra tình trạng kém hấp thu dưỡng chất và gây gián đoạn việc dung nạp chất đạm từ các thực phẩm khác, dẫn đến tình trạng thiếu dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là dưỡng chất đưa lên não, gây nguy hại cho não. Ngoài ra, ăn nhiều đường cũng khiến cơ thể có xu hướng thừa cân, béo phì, khiến đường máu cao, tăng huyết áp, tiểu đường và mắc bệnh gút. Đặc biệt, những đồ ăn ngọt thường chứa nhiều đường hóa học có hại cho cơ thể, vì vậy thay vì ăn nhiều bánh kẹo ngọt, chúng ta nên ăn đường fructoze từ các loại hoa quả, không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn rất an toàn và nhiều chất dinh dưỡng khác. 9, Lười giao tiếp Việc giao tiếp nhiều sẽ khiến khoang miệng hấp thu được nhiều khí oxy lên não hơn, đây cũng chính là nguyên nhân vì sao khi giao tiếp nhiều khiến não bộ hoạt động mạnh mẽ và khỏe mạnh hơn so với những người ít nói. Ngoài ra, việc giao lưu, kết bạn, giao tiếp với mọi người có thể ngăn ngừa stress và trầm cảm. Chúng ta không nên bỏ lỡ cơ hội để trò chuyện với bạn bè và những người thân yêu, nó không chỉ gắn kết mọi người lại với nhau mà còn giữ cho bộ não luôn hoạt động, sắc nét và minh mẫn. 10, Căng thẳng triền miên Những người lo lắng, căng thẳng thường xuyên dễ mất tập trung, kém linh hoạt hơn trong công việc và cuộc sống. Khi đang bị stress hoặc căng thẳng, tâm trí của chúng ta sẽ bị phân tán do những kích thích quá mức cần thiết dẫn đến khả năng ghi nhớ bị chèn ép, lâu dần sẽ hủy hoại cơ thể về nhiều mặt, đặc biệt là việc tác động đến não bộ và làm chúng ta ngày càng giảm trí nhớ. Ngoài ra, bộ não của con người sẽ là tốt nhất khi tập trung làm một việc trong một lúc. Tuy nhiên, áp lực công việc và thời gian đã khiến chúng ta phải làm quá nhiều việc và phải làm nhiều việc cùng một lúc dẫn đến bộ não bị “quá tải”. Đó chính là lý do dẫn đến chứng giảm trí nhớ gày càng phổ biến hơn bao giờ hết. Do đó, để ngăn ngừa bệnh giảm trí nhớ, chúng ta hãy cố gắng tập một lối sống thanh thản, biết kiểm soát cảm xúc và tách mình ra khỏi những lo lắng không thực sự cần thiết để não bộ luôn mạnh khỏe và thoải mái hơn nhé! Trên đây là 10 thói quen vô cùng có hại ảnh hưởng rất lớn đến não bộ về lâu về dài. Hy vọng bài viết trên sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhằm phòng tránh và ngăn chặn chứng giảm trí nhớ đang ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nan giải cũng như khó điều trị này. Chia sẻ
Giảm trí nhớ khi mang thai – Có nguy hiểm không?
Nhiều người cho rằng khi mang thai bà bầu sẽ bị giảm trí nhớ. Những liệu trí nhớ của thai phụ có bị ảnh hưởng bởi thai nhi không? Hay do một nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng giảm trí nhớ trên? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: Giảm trí nhớ khi mang thai do đâu? Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng, trí nhớ của thai phụ hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi thai nhi và cũng không có bằng chứng về sự phát triển não của thai nhi làm ảnh hưởng đến trí nhớ của mẹ. Mang thai không làm thay đổi bộ não của người mẹ, mặc dù nhiều người mẹ cảm thấy trí nhớ của họ không còn minh mẫn như thường ngày. Nguyên nhân của việc suy giảm trí nhớ ở mẹ bầu được cho là do sự thay đổi của các hormone trong cơ thể, khiến mẹ bầu cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, thường xuyên mất ngủ. Từ đó dẫn đến khả năng tập trung kém, trí nhớ suy giảm. Các nhà khoa học đã giải thích rằng, trong ba tháng đầu mang thai, tâm lý của người phụ nữ mang bầu không ổn định với nhiều băn khoăn, lo lắng về sức khỏe của đứa trẻ, sự thay đổi về lượng bài tiết các loại hóc môn cũng cũng tạo ra ảnh hưởng về tâm lý cho bà mẹ, tinh thần mệt mỏi. Ba tháng trước khi sinh cũng vậy, họ lo lắng bởi sắp đối mặt với một sự kiện lớn trong cuộc đời, tâm trạng hoang mang, đôi khi không biết cần phải chuẩn bị điều gì, giấc ngủ không ngon có thể gây ra nhiều mệt mỏi. Và một khi đã không ngủ đủ giấc và mệt mỏi, thì không chỉ với bà bầu, ngay cả với những người bình thường bộ nhớ cũng không thể hoạt động tốt được. Làm gì để cải thiện chứng giảm trí nhớ này? Vậy để hạn chế tình trạng hay quên, đãng trí khi mang bầu, các bà mẹ hãy chuẩn bị cho mình một tâm lý thật tốt và khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ bằng các cách sau: Mang một cuốn sổ nhỏ bên người để ghi tất cả những điều cần ghi nhớ Bà bầu hãy ghi chép mọi thứ, cho dù đó là danh sách thực phẩm cho gia đình khi đi chợ hay danh sách các câu hỏi muốn đặt ra cho bác sĩ khám thai. Hãy liệt kê danh sách, lên kế hoạch làm mọi việc trong ngày theo trật tự thời gian nhé Sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, có tổ chức Đơn giản hóa mọi vấn đề, đừng suy nghĩ phức tạp và ôm đồm mọi việc Đặt mọi vật ở một nơi cố định Trong công việc, cần thường xuyên ghi chép lịch làm việc lên máy tính hay dùng sổ tay online để đảm bảo không quên một lịch trình nào Kiểm tra mọi thứ trước khi ra khỏi nhà hay rời văn phòng. Điều này sẽ giúp mẹ bầu không bị quên những thứ nho nhỏ như điện thoại hay ví. Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thời gian và giữ cho tinh thần thanh thản, vô ưu Ngủ đủ giấc, đúng giờ không chỉ tốt cho thai nhi mà chứng giảm trí nhớ sẽ được cải thiện nếu có giấc ngủ sâu và ngon Ăn đầy đủ dưỡng chất, nhất là những thực phẩm bổ não như: rau xanh, trứng, cá, thịt, sữa… Đây là những thực phẩm giàu omega3 không chỉ tốt cho thai nhi, mà khắc phục chứng hay quên, giảm trí nhớ cũng rất hiệu quả ở mẹ bầu. Tập những bài thể dục nhẹ nhàng dành riêng cho bà bầu chắc chắn sẽ giúp mẹ bầu trở lên khỏe mạnh và trí não cũng vì thế sáng suốt hơn. Tóm lại, nhiều bà bầu thường cảm thấy trí nhớ của mình bị suy giảm đi trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, việc giảm trí nhớ của mẹ bầu không giống ở người già. Đây chỉ là hiện tượng mất trí nhớ một phần hoặc tạm thời. Chỉ cần nghỉ ngơi, ăn uống, chăm sóc sức khỏe tốt mẹ bầu có thể hạn chế được tác hại xấu từ chứng suy giảm trí nhớ này gây ra. Vì vậy, các mẹ bầu hãy yên tâm giữ gìn sức khỏe trong giai đoạn mang thai đầy thiêng liêng này nhé! Chia sẻ