Teo não

Bệnh giảm trí nhớ liệu có tự khỏi?

Nếu có phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả, bệnh giảm trí nhớ có thể được ngăn chặn và cải thiện. Cũng tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà vấn đề suy giảm trí nhớ có khả năng phục hồi cao hơn. Chúng ta có thể chia ra các trường hợp giảm trí nhớ khả năng chữa trị cao hơn, và nhóm các trường hợp còn vấn đề chữa trị là một điều rất khó khăn và phức tạp: Nhóm bệnh giảm trí nhớ có thể khắc phục Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ lành tính như stress, thiếu vitamin nhóm B, thiếu ngủ… có thể được khắc phục nếu chúng ta biết cách chữa trị kịp thời. Với những nguyên nhân này, thông thường để điều trị suy giảm trí nhớ, việc đầu tiên là cần làm loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến não bộ cũng như là hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, cân bằng thời gian học tập, làm việc, thư giãn và ngủ nghỉ hợp lý, tránh để căng thẳng, stress. Chú ý ăn nhiều rau xanh, đậu nành, cá, trứng… đây là những thực phẩm tăng cường trí nhớ và rất có lợi cho não. Đồng thời, để làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ, cần sắp xếp công việc hợp lý, tập thể dục đều đặn, duy trì hoạt động của bộ não tốt nhất với các hoạt động vui chơi bổ ích cho não, tăng cường quan sát, rèn luyện khả năng trí nhớ và quan trọng là cần tránh rơi vào hiện tượng trầm cảm. Một số trường hợp bệnh nhân lạm dụng thuốc như thuốc an thần, thuốc trầm cảm… dẫn đến giảm trí nhớ. Vì vậy để hạn chế những mặt trái không mong muốn do bệnh suy giảm trí nhớ gây ra, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thực phẩm dưỡng sinh, thuốc bổ chúng ta cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ và đọc nhãn mác thật cẩn thận, kỹ càng. Nên chú ý đến những phản ứng phụ không mong muốn. Sau khi chúng ta dùng thuốc nếu có những phát sinh bất thường thì cần có phương án can thiệp nhanh chóng, nhất là nhóm cao niên, có sức khỏe hệ miễn dịch yếu để xử lý kịp thời. Nhóm bệnh giảm trí nhớ rất khó khắc phục Đối với người già, bệnh giảm trí nhớ là căn bệnh khá phổ biến bởi do theo quy luật của tuổi tác thì càng về già não bộ con người càng bị lão hóa và làm suy giảm hệ tuần hoàn não cũng như biểu hiện suy giảm trí nhớ tăng. Cùng với đó là các chức năng khác của cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ xương… bị suy giảm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phục hồi não bộ. Chúng ta có thể khẳng định não bộ không thể phục hồi toàn vẹn như tuổi 20 bằng các liệu pháp y tế. Với những trường hợp suy giảm trí nhớ ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể đưa ra biện pháp điều trị suy giảm trí nhớ, đồng thời ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình giảm trí nhớ. Tuy nhiên, đã trở thành một bệnh lý thì não bộ rất khó có thể trở lại như bình thường. Trong đó nặng nề nhất là bệnh Alzheimer vì nó sẽ từng bước đưa bệnh nhân vào giai đoạn sa sút bất hồi phục. Bệnh nhân dần mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Đặc biệt trong các trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như chấn thương sọ não, tiểu đường, viêm não… thì nguy cơ giảm trí nhớ cao hơn rất nhiều lần so với những người không có bệnh lý khác đi kèm. Có thể thấy, bệnh giảm trí nhớ không phải là căn bệnh đơn giản và dễ chữa trị. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hẫu quả vô cùng xấu cho sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta hãy phòng tránh bệnh giảm trí nhớ ngay từ bây giờ bằng những thói quen tốt cho não bộ. Chia sẻ

Chớ coi thường bệnh suy giảm trí nhớ!

Bệnh suy giảm trí nhớ sẽ trở lên nguy hiểm nếu chúng ta không biết quan tâm và chăm sóc tốt cho bộ não của mình. Bởi nhiều người chủ quan mà không biết rằng, có đến 50% trường hợp bệnh suy giảm trí nhớ sẽ trở thành bệnh sa sút trí tuệ trong vài năm sau đó, gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe con người! Bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Suy giảm trí nhớ là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ. Trong đó những biểu hiện như quên tên, quên đồ, quên lịch làm việc, phản ứng chậm, giao tiếp khó khăn… là những triệu chứng bước đầu và phổ biến nhất của bệnh suy giảm trí nhớ. Sau đó bệnh diễn tiến âm thầm cho đến khi xuất hiện những biến chứng nặng nề như không nhận ra người thân trong nhà, vụng về, hay đi lạc… dẫn đến người bệnh mất khả năng sinh hoạt hằng ngày, không thể làm chủ được cuộc sống, thậm chí nặng nhất là sớm tử vong. Bệnh suy giảm trí nhớ để lại hậu quả gì? Việc suy giảm trí nhớ tưởng như đơn giản nhưng đang trở nên rất báo động. Bệnh không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả công việc, dưới đây là một số ảnh hưởng tiêu cực của bệnh suy giảm trí nhớ gây ra: Stress kéo dài dẫn đến mất ngủ, ngủ không ngon, cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải và ảnh hưởng nhiều tới tất cả các hoạt động thường ngày. Mất tập trung, khả năng nhận thức kém, con người càng trở lên thụ động, ít nhanh nhạy. Giảm khả năng tư duy và sáng tạo. Ảnh hưởng đến người khác bởi họ đều cảm thấy khó chịu, phiền phức vì không thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra. Đặc biệt, việc bỏ sót các thông tin, dữ liệu lớn trong công việc dẫn tới nguy cơ gây tổn thất kinh tế không chỉ ảnh hưởng tới bản thân mà còn có hại cho cả doanh nghiệp. Các biến chứng của bệnh suy giảm trí nhớ Suy giảm trí nhớ cực kỳ nguy hiểm và không hề đơn giản như suy nghĩ của chúng ta. Khoảng 50% số người suy giảm trí nhớ sẽ chuyển thành bệnh sa sút trí tuệ sau 3 năm. Trong quá trình này, các tế bào não bị tấn công và tổn hại nghiêm trọng, rất khó có thể phục hồi lại được. Những tổn thương não có thể gặp phải ở khi bệnh chuyển sang sa sút trí tuệ bao gồm triệu chứng như teo não, chết tế bào não, tổn thương chất trắng, sang thương mạch máu. Khi não bị teo, khả năng kết nối các tế bào thần kinh gặp trục trặc thì việc truyền dẫn thông tin từ não bộ tới các bộ phận khác của cơ thể sẽ bị chệch choạc, gây ra sự rối loạn chức năng hoạt động. Cuối cùng bệnh nhân có thể bị tử vong. Bệnh suy giảm trí nhớ có chữa được không? Các chuyên gia y tế cho biết, đa số người mắc bệnh suy giảm trí nhớ có thể chữa khỏi nếu được phát hiện từ sớm. Biểu hiện của suy giảm trí nhớ rất đa dạng, có thể liên quan đến bệnh lý hoặc do tâm lý. Vì vậy, việc điều trị suy giảm trí nhớ sẽ dựa vào nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ như nguyên nhân chủ quan: thức khuya, thiếu ngủ, stress kéo dài… và nguyên nhân khách quan: di chứng của bệnh đột quỵ não, bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm…. Đối với nhóm suy giảm trí nhớ do bệnh thực thể, người bệnh thường đối mặt với các vấn đề như: tác dụng phụ của thuốc, rối loạn chuyển hóa, trầm cảm, thiếu dinh dưỡng. Ở trường hợp này, bệnh nhân có khả năng hồi phục trí nhớ nếu được điều trị đúng nguyên nhân. Còn những đối tượng suy giảm trí nhớ do tâm lý, người bệnh cần kết hợp với bác sĩ để tìm ra nguyên do và nhanh chóng giải quyết tình trạng bệnh. Ngược lại, nếu không điều trị sớm, quá trình suy giảm trí nhớ sẽ có nguy cơ phát triển thành bệnh lý sa sút trí tuệ gây ra những tổn hại nghiêm trọng và rất khó phục hồi cho não. Hiện nay trên thế giới cũng chưa có loại thuốc nào có thể chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh sa sút trí tuệ này. Ngoài ra, để điều trị bệnh suy giảm trí nhớ, người bệnh cần phát huy những thói quen tốt cho bộ não như: thường xuyên thực hiện những hoạt động giúp động não như giải ô chữ, tính nhẩm, đọc sách. Các hình thức nghe nhạc, tham gia hoạt động xã hội, cộng đồng… cũng giúp tăng cường trí nhớ và duy trì sự năng động cho não. Bên cạnh đó, để dự phòng và điều trị chứng suy giảm trí nhớ, chúng ta cũng nên bổ sung thực phẩm chức năng tốt cho não. Nghiên cứu đã chứng minh, việc bổ sung cho não bộ bằng các thảo dược thiên nhiên vừa an toàn lại có tác dụng bảo vệ tế bào não, giúp các tế bào não tránh khỏi tác hại của quá trình thoái hóa não. Tóm lại, hậu quả của việc suy giảm trí nhớ không đơn thuần là đãng trí, hay quên mà nghiêm trọng hơn người bệnh có thể mất hoàn toàn khả năng tư duy và dễ bị tử vong sớm nếu bệnh chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ. Việc phát hiện sớm và điều trị suy giảm trí nhớ kịp thời là biện pháp đầu tiên để ngăn chặn ảnh hưởng xấu từ căn bệnh gây ra. Chia sẻ

Suy giảm trí nhớ: Đâu là nguyên nhân gây bệnh?

Làm thế nào để bộ não luôn khỏe mạnh là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người lại không biết những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ do đó không có cách chăm sóc và bảo vệ não bộ một cách khoa học nhất. Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ, trong đó có 2 nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm trí nhớ cụ thể là: Nguyên nhân khách quan Mắc các bệnh lý làm suy giảm trí nhớ: Khi mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, đột quỵ não, viêm não, các bệnh lý về gan, tuyến giáp, khối u ở các vùng của não bộ hay chấn thương sọ não… có thể để lại những di chứng rất nguy hiểm cho con người, nhẹ thì hay quên, đãng trí, suy giảm trí nhớ, nặng hơn có thể dẫn đến mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và người bệnh không có khả năng nhận thức, chăm sóc bản thân mình. Đồng thời việc sử dụng một số loại thuốc như: gây mê, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc gây nghiện lâu ngày cũng có thể gây suy giảm trí nhớ. Trầm cảm gây suy giảm trí nhớ: Bệnh trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh suy giảm trí nhớ. Bản chất của bệnh trầm cảm là khiến người bệnh thờ ơ với môi trường xung quanh, mức độ tập trung bị ảnh hưởng, giảm khả năng lưu trữ thông tin mới. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân trầm cảm còn bị ám ảnh bởi những ký ức buồn trong quá khứ từ đó gây khó khăn trong việc lưu trữ ký ức trong ngắn hạn và đương nhiên việc suy giảm trí nhớ là điều tất yếu. Nguyên nhân chủ quan Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ chính là do chế độ sinh hoạt không khoa học khiến bộ não bị tổn hại nghiêm trọng. Có thể kể đến những thói quen có hại thường hay gặp dưới đây: Thức khuya, thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên: Giấc ngủ rất quan trọng vì nó có tác dụng chăm sóc, tái tạo giúp não bộ được phục hồi và hoạt động trơn tru hơn. Nếu thức khuya, thay vì được nghỉ ngơi, não bộ lại phải hoạt động. Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Thực tế đã chứng minh, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 gây nên tình trạng hay quên, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài và không đủ minh mẫn để giải quyết công việc. Vì vậy, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ là điều kiện đầu tiên giúp não bộ khỏe mạnh và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ. Uống rượu bia: Nghiện rượu chính là tác nhân gây nên những tổn thương rất khó có thể phục hồi ở não bộ. Việc uống rượu thường xuyên không chỉ làm cho trí óc thường xuyên thiếu minh mẫn mà còn là tác nhân góp phần gây ra các bệnh về gan, thận. Bình thường, bộ não con người sẽ giảm trí nhớ một tỷ lệ rất nhỏ trong 10 năm. Nhưng khi bắt đầu sử dụng rượu bia thường xuyên, thức uống này sẽ gây cản trở các hoạt động của một số tế bào thần kinh quan trọng trong não bộ. Trong thời gian ngắn có thể gây mất trí nhớ dài hạn. Không chỉ vậy, nó cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn tế bào thần kinh và nguy cơ mắc bệnh teo tiểu não vô cùng nguy hiểm là điều không xa vời. Hút thuốc: Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người nghiện thuốc nặng có vấn đề về trí nhớ nhiều hơn những người không hút thuốc. Bởi thuốc lá có thể làm suy giảm trí nhớ vì làm giảm lượng ô-xy lưu thông lên não. Lâu dần, chúng sẽ làm co hẹp các mạch máu, khiến não bộ kém nhạy bén và chức năng ghi nhớ suy giảm. Không chỉ vậy, nó còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tai biến mạch máu não, các bệnh về gan. Căng thẳng, stress kéo dài: Thường xuyên căng thẳng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trunng, ít hứng thú với công việc và cuộc sống mà còn là ngọn nguồn gây ra nhiều bệnh tật khác. Trong đó suy giảm trí nhớ là một trong những hậu quả do stress kéo dài để lại. Điều đáng mừng là bệnh suy giảm trí nhớ do stress có thể giảm dần đi khi cơ thể lấy lại được sự cân bằng, bình thản trong tâm hồn. Do vậy, để hạn chế suy giảm trí nhớ, điều cần thiết là loại bỏ căng thẳng thần kinh, stress bằng cách giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tạo nhiều niềm vui trong công việc và cuộc sống. Thiếu chất dinh dưỡng: Bộ não con người chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi thiếu máu, thiếu sắt sẽ dẫn đến các triệu chứng phổ biến như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực công việc cao gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, thiếu vitamin B1 và B12 cũng là nguyên nhân chính khiến trí nhớ bị ảnh hưởng khá nhiều. Sự thiếu hụt vitamin B1 và B12 cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Bởi vitamin B1 đảm bảo cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người. Khi chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernike-Korsakoff – một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, thậm chí dài hạn. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày hãy chú ý đến những thực phẩm như cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, trứng… sẽ giúp tăng khả năng tập trung và điều trị suy giảm trí nhớ kịp thời. Tuổi tác: Càng về già, nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ càng cao. Nguyên nhân là do quá trình teo não và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Sự suy yếu của chức năng thần kinh do tuổi tác khiến cho các mạch máu bị lão hóa. Hay còn gọi là hiện tượng xơ hóa mạch nuôi dưỡng não khiến cản trở sự lưu thông máu lên não, điều này khiến việc vận chuyển “dinh dưỡng” nuôi não bị cản trở gây ra bệnh suy giảm trí nhớ. Đồng thời, sự co bóp của tim cũng không mạnh như trước khiến cho lưu lượng máu đến nuôi não giảm, oxy đến não cũng kém hơn trước. Đây là nguyên nhân chính của sự suy yếu chức năng hệ thần kinh nói chung và hoạt động nhận thức của người già nói riêng. Tóm lại, còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ, nhưng dù đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì chúng đều có ảnh hưởng rất xấu đến não bộ.  Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, uống rượu, hút thuốc… cũng như ngăn chặn những nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh nhé! Chia sẻ

Dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ

Bệnh suy giảm trí nhớ là một căn bệnh thường gặp ngày nay. Đối tượng của bệnh suy giảm trí nhớ không chỉ xuất hiện ở người già mà còn rất phổ biến ở nhiều các đối tượng khác nhau, nhất là giới trẻ. Vậy dấu hiệu của bệnh suy giảm trí nhớ là gì? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây: Biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ Biểu hiện sớm của bệnh suy giảm trí nhớ là người bệnh hay quên và có những biểu hiện đãng trí sớm như sau: Quên những đồ vật đã từng sử dụng rất thường xuyên và nhiều lần. Quên tên người quen, quên lịch làm việc và những công việc cần làm Gặp nhiều khó khăn khi tiếp nhận những thông tin mới. Thường xuyên lặp lại lặp lại câu chuyện đã kể Gặp khó khăn trong việc chọn và giữ tiền. Tính toán sai và phản ứng chậm Khó khăn trong việc giữ nếp sinh hoạt hàng ngày. Khó lựa chọn từ, giao tiếp trở lên khó khăn. Có hai kiểu biểu hiện thường gặp: Chứng loạn trí nhớ về không gian: người bệnh khó nhận biết nơi mình đang ở và những nơi đã biết. Chứng loạn trí nhớ này rất kỳ lạ: người bệnh luôn tin rằng họ đang ở một nơi khác với nơi họ đang ở thật sự, dù có những bằng chứng rõ ràng như cầu thang, bàn ghế, giường nệm… Chứng quên toàn bộ thoáng qua: là rối loạn có tính chu kỳ của hệ thần kinh trung ương, trong đó có sự mất trí nhớ đột ngột, đặc biệt là khả năng tường thuật hay kể về những sự kiện gần đây, mà không kèm các triệu chứng thần kinh. Người mắc chứng quên này thường lặp lại câu hỏi, nhấn mạnh từ cuối hay nhắc lại đoạn cuối của câu Dấu hiệu đi kèm phát hiện bệnh suy giảm trí nhớ Khi có những dấu hiệu đi kèm dưới đây thì bạn có lẽ chúng ta đang bước vào nguy cơ có thể mắc bệnh suy giảm trí nhớ trong tương lai gần: Lo lắng, hay than phiền, căng thẳng và luôn cáu giận vô cớ. Mất ngủ hay ngủ không ngon. Người hay quên và lơ đãng, làm việc không tập trung. Thụ động với mọi thứ xung quanh Đau nửa đầu vai gáy. Choáng váng và hay chóng mặt Tiếp nhận thông tin chậm và không biết cách giải quyết vấn đề nhanh chóng. Đọc thêm: Nguyên nhân gây ra bệnh suy giảm trí nhớ Cách khắc phục bệnh suy giảm trí nhớ hiệu quả Khi có những dấu hiệu hay quên, suy giảm trí nhớ như trên thì chứng tỏ trí nhớ của chúng ta đang gặp những vấn đề rất lớn, cần có cách khắc phục ngay. Một số biện pháp khắc phục hiệu quả như: Việc đầu tiên và cũng là biện pháp an toàn, hiệu quả nhất để phát hiện sớm và khắc phục bệnh suy giảm trí nhớ chính là đến các bệnh viện, trung tâm y tế, chuyên khoa thần kinh nhằm kiểm tra và chữa trị kịp thời. Xây dựng lại chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, tránh những thực phẩm và thói quen gây hại cho hệ thần kinh như ngủ ít, ăn nhiều đồ ngọt, mỡ, bia, rượu… Thường xuyên bổ sung các thực phẩm như cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xoăn, giá đỗ, trứng… sẽ giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ rất tốt. Kiểm tra chế độ nghỉ ngơi, thư giãn đã hợp lý chưa? Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao hợp lý và tham gia các hoạt động xã hội không nên khép kín, quanh quẩn ở nhà một mình, ít giao tiếp với môi trường xung quanh Sắp xếp đồ đạc đúng nơi quy định và ghi thời gian biểu các công việc cần làm, đặt lịch báo hoặc nhờ người xung quanh nhắc nhở. Khi nhớ cần làm ngay không để lâu, tránh ôm đồm nhiều việc cùng một lúc. Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tránh ưu phiền và suy nghĩ tiêu cực. Trên đây là những triệu chứng và dấu hiệu đi kèm nhằm phát hiện bệnh suy giảm trí nhớ một cách kịp thời nhất. Khi thấy những biểu hiện trên xuất hiện, dù có bận đến đâu chúng ta cũng hãy cố gắng sắp xếp thời gian đến các Trung Tâm Y Tế khám bệnh, bởi nếu không phát hiện và điều trị sớm, bệnh sẽ trở lên nặng hơn và nguy cơ tiến tới sa sút trí tuệ là một điều rất gần. Chia sẻ

Lão hóa thần kinh - Triệu chứng và xét nghiệm chẩn đoán

Trong cơ thể con người, bộ phận dễ bị lão hóa nhất chính là bộ não. Lão hóa thần kinh bắt đầu từ độ tuổi 20. Khởi đầu con người có 100 tỉ tế bào não, nhưng đến tuổi 20 con số này giảm dần, và đến tuổi 40 con người mất mỗi ngày 10.000 tế bào ảnh hưởng rất nhiều đến trí nhớ và t.âm sinh lý của người già. Dấu hiệu người bị lão hóa thần kinh Thông thường, người dễ bị lão hóa thần kinh nhất phổ biến ở độ tuổi 60 trở đi. Một số biểu hiện báo hiệu người bị lão hóa thần kinh là: Đãng trí, hay quên một phần của sự kiện (thí dụ nhớ đã ăn trưa rồi nhưng không thể nhớ đã ăn tráng miệng bằng loại trái cây nào), sau đó có thể nhớ lại. Sẵn sàng chấp nhận sự giảm sút trí nhớ và thường yêu cầu người khác giúp mình nhớ lại. Các kỹ năng này thường còn nguyên vẹn, có thể viết và giao tiếp bình thường. Khả năng tiếp thu, nhận thức bị kém đi Tính toán hay sai, phản ứng chậm, hay nói lặp. Thường đủ khả năng tự chăm sóc bản thân. Đọc tiếp: Lão hóa thần kinh do đâu? Triệu chứng đi kèm của lão hóa thần kinh Thông thường, chúng ta nhận biết các dấu hiệu của tuổi già đơn giản là thay đổi của hình dáng cơ thể bên ngoài theo tuổi tác. Ví dụ như tóc bạc đi, mắt nhìn mờ, tai nghe kém, răng yếu, lung lay và dễ rụng, da khô và nhăn nheo, hoạt động kém lanh lợi và sức bền giảm rõ. Bên cạnh đó, dưới sự ảnh hưởng của lão hóa thần kinh, người già rất dễ bị rối loạn giấc ngủ, chủ yếu là rối loạn nhịp thức ngủ, khiến cho người già thường hay dậy sớm vì mất ngủ vào ban đêm hoặc giấc ngủ bị gián đoạn do nhiều lần tỉnh giấc ngắn, còn ban ngày lại ngủ bù. Về mặt tâm lý người già cũng có sự thay đổi như dễ cáu gắt, xúc động, hay tự ái, nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường xung quanh và thời tiết. Một số trường hợp lại có biểu hiện trầm cảm thường xuyên. Thính lực, thị lực, vị giác cũng dần dần suy giảm nghiêm trọng. Xét nghiệm, chẩn đoán lão hóa thần kinh Với người già lão hóa thần kinh thông thường, việc chuẩn đoán lâm sàng và hình ảnh não bộ cho kết quả phổ biến như sau: Chẩn đoán: Tuổi già làm cho khối lượng não giảm dần, các hồi não nhỏ đi và các rãnh não rộng ra, nhìn ngoài có thể thấy não teo khá đồng đều, đôi khi có các mang giả chứa đầy dịch não –tủy. Thường có hiện tượng xơ hoá nhẹ màng não trên mặt lồi của bán cầu não. Lớp màng cứng của màng não ở não cũng như ở tủy ngày càng dính vào xương và mỏng dần còn lớp màng nhện và màng nuôi ở trên dày và ngày càng mất độ trong. Cơ cấu mạng lưới của các thành mạch máu có thể nhìn thấy rõ hơn, tại các nhung mao màng nhện có hiện tượng xơ hoá, lắng đọng các muối canxi và còn thấy có các thể dạng tinh bột. Teo não dần rõ rệt nhất tại các vùng phía trước như vùng trán, đỉnh và thái dương còn tại các vùng phía sau ở mức độ nhẹ hơn. Vỏ não thường có màu vàng nhạt do đọng sắc tố, tại khu vực vỏ não bị teo, chất trắng cũng thu nhỏ lại và trở nên cứng hơn; còn các khoang não thất bị giãn rộng do não ứ nước theo cơ chế khoang trống (exvacuo). Các não thất bên thường giãn khá rõ, nhất là bên trái. Cũng theo wildi E.., qua nghiên cứu 542 trường hợp thấy dung tích trung bình của não thất bên là 17,4ml và mỗi năm dung dịch đó sẽ tăng 0,16ml. Các não thất III và IV cũng đều bị giãn rộng. Thân não và tiểu não cũng có thể bị teo ở mức độ vừa. Riêng thể trái đôi khi có thể bị mỏng đi tới 1/3 độ dày bình thường. Các hạch vùng đáy cũng bị teo nhưng thường không được rõ như ở não (Foley J. M.., 1973). Hiện nay đối với người cao tuổi , người ta thường chú ý tới các xét nghiệm như nghi điện não, điện thế khêu gợi (evoked potentials), ghi điện cơ, chụp não cắt lớp vi tính (computed tomography) Ghi điện não: Điện não đồ thường thấy giảm tần số các sóng alpha từ mức trung bình là 10Hz đối với người 40 tuổi xuống 9Hz đối với người 80 tuổi sẽ ổn định ở mức 8,5Hz sau lúc 90 tuổi. Khi nhận xét kết quả của điện thế khêu gợi cần hết sức thận trọng các điện thế khêu gợi cảm giác thương thấy các thành phần chậm bị xuất hiện chậm và biên độ sũng giảm; các điện thế khêu gợi đối với các loại khác cũng có hiện tượng tương tự. Ghi điện cơ: Tốc độ dẫn truyền của các sợi thần kinh bị chậm lại. Tốc độ dẫn truyền cảm giác ghi ở chi trên bằng kích thích ngón tay có thể giảm từ 57 xuống 48m/giây còn biên độ hiệu thế sẽ giảm từ 43 xuống 21mV. Tốc độ dẫn truyền của các sợi vận đông cũng bị chậm lại như vậy và thường từ sau 24 tuổi cứ 10 năm lại giảm đi 1m/giây Chụp não cắt lớp vi tính: Có thể thấy hình ảnh các não thất và các rãnh ở vỏ não bị giãn rộng, những hiện tượng đó có thể xuất hiện không kèm theo triệu chứng lâm sàng hoặc biến đổi giải phẫu nào gợi hướng tới một bệnh cảnh tâm thần sa sút kiểu alzheimer. Tóm lại, quá trình lão hóa của cơ thể con người là tất yếu. Chúng ta chỉ có thể làm giảm sự lão hóa thần kinh chứ không thể ngăn lại hoặc chữa trị khỏi hoàn toàn. Vì vậy, để giảm đà của quá trình lão hóa thần kinh, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, luyện tập thể dục thể thao hợp lý kết hợp với dùng một số loại sản phẩm bổ não sẽ giúp não bộ ngày càng khỏe mạnh và ít lão hóa đi. Chia sẻ

Lão hóa thần kinh do đâu?

Bộ não là cơ quan quan trọng và phức tạp nhất trong cơ thể con người. Nhưng theo thời gian, bộ não con người sẽ bị lão hóa. Vậy nguyên nhân dẫn đến lão hóa thần kinh là gì? Triệu chứng của lão hóa thần kinh thế nào và cách khắc phục lão hóa thần kinh ra sao? Chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết sau: 1, Lão hóa thần kinh do đâu? Từ 20 tuổi trở đi, trọng lượng của não người giảm 10-20% làm cho não bị teo dần, có thể thấy rõ nhất tại các thùy trán, đỉnh và thái dương. Khối lượng não bị giảm đi phản ánh số lượng tế bào thần kinh ngày càng ít và teo đi. Điều này dẫn đến sự suy yếu của chức năng thần kinh. Sự suy yếu của chức năng thần kinh không phải là do một bệnh cụ thể nào. Mà nguyên nhân của sự suy yếu này là do tuổi tác khiến cho các mạch máu bị lão hóa, sự co bóp của tim cũng không mạnh như trước khiến cho lưu lượng máu đến nuôi não giảm, oxy đến não cũng kém hơn trước. Cũng phải kể đến một nguyên nhân nữa là sự lão hóa của các tế bào thần kinh theo tuổi tác. Ở những người cao tuổi mắc một số bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, tim mạch… thì quá trình lão hóa hệ thần kinh sẽ nhanh, mạnh hơn so với những người bình thường. 2, Triệu chứng của lão hóa thần kinh là gì? Triệu chứng lão hóa thần kinh của người già phổ biến là: Thường quên một phần của sự kiện (ví dụ nhớ đã ăn trưa rồi nhưng không thể nhớ đã ăn tráng miệng bằng loại trái cây nào) Thường nhớ lại sau đó Sẵn sàng chấp nhận sự giảm sút trí nhớ và thường yêu cầu người khác giúp mình nhớ lại. Các kỹ năng này thường còn nguyên vẹn, có thể viết và giao tiếp bình thường Thường đủ khả năng tự chăm sóc bản thân Kèm theo sự giảm sút về nhận thức, một số biểu hiện đi kèm khi lão hóa thần kinh là: Dễ cáu gắt, xúc động, hay tự ái, nhạy cảm với sự thay đổi của xung quanh và của thời tiết. Một số trường hợp lại có biểu hiện trầm cảm thường xuyên. Thị lực thường bị giảm vì nhiều lý do như đục thủy tinh thể, thoái hóa hoàng điểm, glaucoma… hay bị nhức mỏi mắt, nhất là khi đọc sách báo do khả năng điều tiết của đồng tử và các cơ vận nhãn bị kém đi. Thính lực của người cao tuổi cũng bị giảm sút và thường kèm theo ù tai do hệ tiền đình và ốc tai bị suy giảm. Cùng với tuổi ngày càng cao thì vị giác nói chung và khả năng phân biệt các vị cũng bị giảm đi song song với giảm khứu giác. Người già khó ngủ và phải mất thời gian lâu mới đi vào giấc ngủ. Họ ngủ không sâu, không ngon giấc, không đầy giấc và thường thức giấc nhiều lần 3, Hậu quả của lão hóa thần kinh để lại ra sao? Lão hóa thần kinh là căn bệnh phổ biến ở người già. Biến chứng của của bệnh lão hóa thần kinh gây ra chủ yếu là sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer đang trở thành cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng nhất của thế kỷ 21. Một bác sỹ ở Bệnh viện Nguyễn Trãi cho biết, các bệnh lý liên quan lão hóa thần kinh không chỉ tác động xấu đến sức khỏe cộng đồng mà còn tiêu tốn kinh phí khổng lồ cho điều trị. Những căn bệnh đãng trí, hay quên, teo não, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ… sẽ khiến bệnh nhân dần dần mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Người bệnh thường không thọ, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh. 4, Cách khắc phục lão hóa thần kinh như thế nào? Khi bị lão hóa thần kinh, việc đầu tiên chúng ta cần làm là đưa người cao tuổi đến các bệnh viện nhằm kiểm tra và phát hiện mức độ nặng nhẹ của bệnh thoái hóa não để có biện pháp điều trị sớm và kịp thời nhất. Bên cạnh đó, chúng ta cần có chế độ chăm sóc sức khỏe người bệnh một cách khoa học.  Dưới đây là một số biện pháp khắc phục lão hóa thần kinh hiệu quả: Về mặt dinh dưỡng: Người cao tuổi cần ăn uống đủ chất, nhưng hạn chế ăn mặn và thức ăn có nhiều đường, mỡ. Chú ý nên ăn nhiều cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… Đây là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất rất tốt cho bộ não. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn. Đồng thời không nên dùng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lào, thuốc lá, cà phê… Những chất này không chỉ hại não mà còn nguy hiểm tới các bộ phận khác trong cơ thể như: phổi, gan, tim… Về mặt đời sống, sinh hoạt: Người già nên tập thể dục thường xuyên với những bài tập dưỡng sinh nhẹ nhàng, đi dạo, làm vườn… phù hợp với tình trạng sức khỏe hiện tại. Giữ tâm trạng lạc quan, yêu đời, xây dựng mối quan hệ tốt với gia đình và những người xung quanh, tránh những lo âu, buồn phiền và căng thẳng trong cuộc sống Chơi cờ tướng, đọc sách báo, xem tivi, tham gia câu lạc bộ người cao tuổi … là những cách để người già rèn luyện trí não và sống vui khỏe, có ích hơn. Tóm lại, quy luật của tuổi già là sự lão hóa. Chính điều này ảnh hưởng rất lớn đến hệ thần kinh. Chúng ta không thể mãi mãi trẻ, nhưng chúng ta sẽ có những phương pháp chăm sóc sức khỏe khoa học, đặc biệt là não bộ để làm giảm hoặc chậm tiến trình lão hóa trong cơ thể mình. Vì vậy ngay từ khi còn trẻ, chúng ta hãy giữ gìn sức khỏe thật tốt để khi về già không phải chịu nhiều ảnh hưởng xấu từ các căn bệnh thần kinh gây ra. Xem thêm: 10 phương pháp chống lão hóa thần kinh hiệu quả Chia sẻ

Loading...