Teo não

Bệnh hay quên có nguy hiểm?

Ở mức độ nhẹ, bệnh hay quên không gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên nếu kéo dài tình trạng đãng trí, người bệnh sẽ không thể nhớ ra một số ký ức dài hạn, khó tiếp nhận thông tin mới, thậm chí lưu trữ sai lệch và mắc căn bệnh sa sút trí tuệ vô cùng nguy hiểm sau này. 1, Bệnh hay quên gây ra hậu quả gì? Ngày nay, những người trẻ phải đối diện với áp lực từ công việc hàng ngày, những lo toan kinh tế, gia đình, con cái và rất điều phải suy nghĩ, trăn trở dẫn đến đau đầu, mất ngủ, căng thẳng, stress thường xuyên… Hậu quả là làm cho độ tập trung kém, khả năng ghi nhận thông tin và lưu giữ thông tin cũng giảm sút. Đó là con đường đưa tới trí nhớ bị giảm sút ở ngưởi trẻ. Biểu hiện của bệnh nhân mắc chứng đãng trí thường hay quên một số sự việc, hình ảnh, đồ vật và tên người. Đồng thời, người hay quên cũng có động thái ăn uống, vận động chậm chạp, đọc chữ khó khăn, không lưu loát, tiếp thu chậm khiến bệnh nhân giảm năng lực làm việc, khó sáng tạo, tư duy, suy nghĩ. Đặc biệt những người này rất dễ cáu kỉnh và thiếu kiềm chế trong ứng xử, giao tiếp. Xem thêm: Chứng hay quên có chữa được không? 2, Biến chứng khó lường của bệnh hay quên Triệu chứng của bệnh hay quên bước đầu chỉ là nói trước, quên sau, quên đồ đạc, quên việc cần làm… và không gây trở ngại lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Đây có thể là những dấu hiệu lành tính người bệnh chỉ cần nghỉ ngơi thư giãn một thời gian mọi thứ sẽ trở lại vị trí ban đầu. Tuy nhiên có nhiều trường hợp bệnh sẽ tiến triển lên những giai đoạn nặng hơn như sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer, bệnh mất trí nhớ…vô cùng nguy hiểm. Bệnh nhân lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân hàng ngày. Người bệnh thường không thọ, tử vong sau khoảng 8-10 năm kể từ khi phát bệnh. Tuy nhiên, theo Phó giáo sư bác sĩ Nguyễn Thi Hùng – Phó chủ tịch Hội thần kinh học TP HCM cho biết, không phải ai có các triệu chứng hay quên này cũng có nguy cơ bị sa sút trí tuệ, mà cần phân biệt bệnh hay quên lành tính do tuổi tác và hay quên bệnh lý bởi thoái hóa tế bào não. Khi xác định được căn nguyên bệnh sẽ tìm ra phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, nếu mắc chứng quên mà sau đó vẫn nhớ ra được, bệnh nhẹ và tiến triển chậm thì đó là chứng quên vô hại. Ngược lại dù cố gắng lục lọi ký ức hoặc được gợi nhớ mà vẫn không thể nào nhớ lại, tình trạng này tiến triển nhanh và nặng dần gọi là quên bệnh lý. Vì vậy khi nhận thấy các biểu hiện hay quên, đãng trí xuất hiện, người bệnh nên đi khám và được can thiệp điều trị kịp thời ngay từ giai đoạn đầu. Nếu bỏ lỡ cơ hội điều trị trong giai đoạn sớm thì đến giai đoạn muộn, bệnh sẽ trở nên khó chữa và trầm trọng hơn. 3, Phòng tránh bệnh hay quên như thế nào? Để giải quyết triệt để việc hay quên, chúng ta cần xác định nguyên nhân nào đã dẫn tới việc suy giảm trí nhớ và mất tập trung nhằm giải quyết triệt để nguyên nhân đó thì mới có hiệu quả nhất. Những nguyên nhân phổ biến của bệnh hay quên thông thường là căng thẳng, uống rượu bia, suy tuyến giáp, mang thai, mất ngủ kéo dài… Ngoài ra chúng ta cũng cần quan tâm chăm sóc sức khoẻ của mình bằng một số biện pháp sau: Nghỉ ngơi, thư giãn: Thư giãn là cách lấy lại năng lượng và sự minh mẫn cho tất cả mọi người. Vì vậy chúng ta cần ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn đúng cách. Đi dạo ở nơi có nhiều cây xanh sẽ tốt hơn nhiều việc nằm dài trên sofa xem tivi vì trong khi dạo chơi, não được cung cấp thêm ôxy giúp chúng khỏe và linh hoạt hơn. Vận động thể thao: Khi tập thể dục, não của con người sẽ sản sinh ra những chất tăng cường sức khỏe thần kinh, đẩy mạnh mức độ lưu thông máu, oxy sẽ đến não nhiều hơn sẽ giúp bộ não của chúng ta làm việc nhanh hơn và hiệu quả hơn. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn dẫn đến mất trí nhớ. Những môn thể thao ngoài trời như bơi, đi bộ, đạp xe cũng tốt cho trí nhớ hơn những môn thể thao trong nhà. Thiền, yoga, khí công dưỡng sinh cũng là những hoạt động hữu hiệu ngăn chặn tình trạng lão hóa của não bộ và cải thiện trí nhớ tuyệt vời. Chế độ dinh dưỡng: Cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin nhóm B, C, E và khoáng chất giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn. Tóm lại, khi thấy xuất hiện các biểu hiện hay quên, thiếu linh hoạt, suy giảm trí nhớ, chúng ta nên đến các trung tâm y tế để phát hiện và nhanh chóng điều trị kịp thời. Đồng thời, thường xuyên luyện tập thể dục hàng ngày, ăn ngủ và làm việc điều độ hợp lý nhằm tránh mọi căng thẳng trong công việc và cuộc sống. Tạo cho mình một tâm lý thư giãn và thoải mái bằng cách giao lưu bạn bè, kết bạn, tham gia các hoạt đông xã hội, đi du lịch, nghe nhạc, xem phim… Theo teonao.vn Chia sẻ

5 tác nhân chính khiến não ngày càng teo nhỏ

Ngoài các đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh teo não ở người già, người bị đột quỵ, tai biến mạch máu não, sa sút trí tuệ… Những nghiên cứu của các nhà khoa học mới đây đã chứng minh rằng rượu bia, thuốc lá, béo phì, thiếu ngủ… cũng là một trong những tác nhân lớn gây teo não. 1, Rượu, thuốc lá Uống nhiều rượu trong một thời gian dài là nguyên nhân gây ra rất nhiều biến chứng về tiêu hoá, gan mật cũng như về thần kinh. Nó có thể ảnh hưởng rất lớn đến đồng thời cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Người có thói quen uống nhiều rượu bia và hút thuốc  sẽ có nguy cơ teo não cao. Theo nghiên cứu mới của Trường Y Keck thuộc ĐH Nam California công bố trên tạp chí y khoa Radiology Today thực hiện với sự tham gia của 1.629 người Mỹ. Trong vòng bảy năm, những người tham gia được theo dõi thói quen hút thuốc, uống rượu bia đồng thời chụp hình cắt lớp não và thực hiện các bài trắc nghiệm nhận thức định kỳ để xác định khả năng suy nghĩ, nhận biết và ghi nhớ của họ. Các nhà nghiên cứu nhận thấy uống rượu bia làm não giảm thể tích, trong khi đó hút thuốc làm teo các phần não liên quan đến trí nhớ. Đặc biệt, thuốc lá, rượu bia cũng ảnh hưởng nhiều tới sự phát triển não bộ của thai nhi khi còn trong bụng mẹ qua nicotine. Theo tiến sĩ El Marroun từ Trung tâm y tế Erasmus tại Rotterdam (Hà Lan) cho biết: những bé có mẹ thường xuyên hút thuốc, rượu bia khi mang thai có não bộ nhỏ hơn và gặp phải nguy cơ căng thẳng cao hơn. Khả năng một em bé sinh ra thiếu chi hoặc dị dạng chi do mẹ hút thuốc cao hơn 26%; tình trạng sứt môi hoặc hở hàm ếch cao hơn 28%. Tương tự, nguy cơ vẹo bàn chân và các khiếm khuyết về ruột lần lượt là 28% và 27%. Các em cũng có khả năng bị khuyết tật sọ cao hơn 33% và các khuyết tật mắt cao hơn 25% so với trung bình. 2, Huyết áp cao, tiểu đường, béo phì. Những người mắc bệnh tiểu đường vào độ tuổi trung niên thường khối lượng não thường bị giảm sút rõ rệt. Nhất là đối với những người ở độ tuổi 45 – 60 cùng lúc mắc bệnh tiểu đường và huyết áp cao thì nguy cơ teo não, mất trí nhớ và sa sút trí tuệ càng cao. Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học về những người bị tiểu đường, huyết áp cao, béo phì và thừa cân được chụp cắt lớp não MRI trong thời gian theo dõi khoảng 10 năm. Kết quả nghiên cứu cho thấy những người huyết áp cao sẽ đẩy nhanh tốc độ tổn thương mạnh máu não hơn so với những người có huyết áp bình thường. Những người mắc bệnh tiểu đường ở tuổi trung niên thì có sự co não và mất tế bào não ở vùng đồi thị nhanh hơn đồng thời làm gia tăng những tổn thương ở các mạch máu não so với những người không mắc tiểu đường. Trong khi đó những người béo phì tuổi trung niên, có vòng eo to nằm trong top 25% trong số những người có sự suy giảm nhanh các tế bào não, khoảng 8 % người béo phì có thể tích não bộ nhỏ hơn người có thể trọng bình thường và, 4% đối với người thừa cân. 3, Thiếu ngủ triền miên Công bố gần đây của các nhà khoa học, mất ngủ kéo dài sẽ làm não mất đi 25% tế bào thần kinh. Những tổn thương não do mất ngủ rất khó hồi phục, thậm chí là không thể tái tạo. Tiến hành khảo sát ở các tình nguyện viên từ 20 – 84 tuổi, các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford (Anh) nhận thấy tình trạng khó ngủ có liên quan tới sự suy giảm nhanh hơn về thể tích não ở những vùng não như trán, thái dương và thùy đỉnh. Các kết quả này thể hiện rõ rệt hơn ở những người trên 60 tuổi. Giấc ngủ lâu nay được xem là “người quản gia của não bộ” vì có tác dụng chăm sóc, tái tạo giúp não bộ được phục hồi và hoạt động trơn tru hơn. Theo nhiều nghiên cứu, 7 tiếng/ngày là thời lượng ngủ tối ưu, tốt cho sức khỏe thể chất và tâm thần của một người trưởng thành, giúp phòng chống bệnh béo phì, tiểu đường, áp huyết cao, bệnh tim mạch, đột qụy và cả teo não. 4, Căng thẳng, mệt mỏi kéo dài Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng căng thẳng kéo dài có thể làm teo não và thậm chí là gây sa sút trí tuệ, mất trí nhớ. Đó là kết luận của các chuyên gia Trường Y Albert Einstein, Mỹ sau khi họ phát hiện hóa chất mà cơ thể tiết ra do căng thẳng tinh thần kéo dài thực sự gây hại đối với mô não. Nghiên cứu chỉ ra rằng các corticosteroid – hóa chất giúp cơ thể ứng phó với hoàn cảnh (chọn cách đương đầu hay trốn tránh), có thể tiêu diệt các tế bào não nếu nồng độ của nó trong não giữ ở mức cao trong thời gian dài. Vùng chân hải mã, phần não có liên quan đến sự hình thành trí nhớ, cũng bị ảnh hưởng và đây là lý do các bác sĩ tin rằng stress có thể gây mất trí. 5, Thuốc ngừa thai Thuốc tránh thai có thể gây ra một số phản ứng phụ ở người dùng như thay đổi tâm trạng, tăng cân và nôn mửa. Một nghiên cứu mới khám phá ra rằng, loại thuốc này còn có thể làm teo não người sử dụng do có chứa hooc môn làm thay đổi hình dạng và chức năng não bộ. Nhóm nghiên cứu đưa ra phát hiện, hai vùng não then chốt, chịu trách nhiệm về cảm xúc và quá trình ra quyết định mỏng hơn ở những phụ nữ uống thuốc tránh thai. Các chuyên gia đã rút ra kết luận trên khi tiến hành nghiên cứu với 90 phụ nữ, trong đó 44 người dùng kết hợp các biện pháp tránh thai và 46 người còn lại không sử dụng bất kỳ dạng tránh thai hoóc môn nào. Theo tiến sỹ, bác sỹ Lê Thị Thu Hà, Phó Trưởng khoa Sản A – Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) nhận định: “Việc lạm dụng thuốc tránh thai có thể gây tai biến mạch máu não, chứ không có chuyện sử dụng thuốc tránh thai sẽ gây teo não ngay lập tức. Chính tai biến đó khiến vỡ mạch máu, làm tổn thương não và có nguy cơ gây teo não về sau. Lạm dụng thuốc tránh thai ảnh hưởng đến mạch máu, trong đó có mạch máu não, làm tổn thương nguồn máu “nuôi” não. Và teo não là hậu quả của việc lạm dụng thuốc đó.” Trên đây là 5 yếu tố nguy cơ phổ biến nhất có thể dẫn đến chứng teo não khi về già. Chúng ta không thể ngăn chặn sự lão hóa của hệ thần kinh theo thời gian nhưng nếu nắm bắt được các kiến thức hữu ích để phòng ngừa, chăm sóc và rèn luyện sức khỏe thì chắc chắn không chỉ não bộ được bảo vệ mà chúng ta còn tránh được tổn thương do các căn bệnh khác gây nên. Để phòng tránh bệnh teo não một cách hiệu quả, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau: Phòng tránh bệnh teo não như thế nào? Theo teonao.vn Chia sẻ

Phương pháp chuẩn đoán dấu hiệu teo tiểu não

Teo tiểu não là loại biến chứng hay gặp, nguyên nhân chưa rõ ràng ở khu trú thùy nhộng và hai bán cầu tiểu não. Bệnh hay gặp ở nam giới, xung quanh tuổi 50 và tiến triển âm thầm trong nhiều tuần. Biểu hiện lâm sàng của bệnh bằng triệu chứng rối loạn dáng đi liên quan đến tổn thương tiểu não tĩnh trạng, tổn thương tiểu não động trạng thường kín đáo hơn. 1, Triệu chứng của bệnh teo tiểu não Triệu chứng của bệnh teo tiểu não vào đầu, giữa và giai đoạn cuối có biểu hiện như sau: Biểu hiện ban đầu Đi bộ như một say rượu (chóng mặt) Phản ứng hành động kém linh hoạt, chuyển động trơn tru của sự mất mát, khó khăn nâng vật nặng. Chân không được phối hợp lên xuống cầu thang, cứng cơ, không chính xác hoàn toàn hành động nhất định, chẳng hạn như chạy, đi bộ đường dài có thể, chơi và như vậy. Khi đứng yên, cơ thể lắc lư qua lại như người say rượu Chuyển động của mắt suy giảm, không nhanh. Biểu hiện tạm thời Chân tay, các cơ nặng hơn, mất điều hòa hiện tượng rõ ràng. Không thể kiểm soát tư thế và tốc độ đường đi, đi bộ như chim cánh cụt; bước chân ọp ẹp hơi mở hoặc kéo, không thể duy trì sự cân bằng, không thể đi bộ đường dài, không thể chạy lên xuống cầu thang khó khăn, khi cơ thể không thể đi lại được điều chỉnh linh hoạt. Lưỡi ngắn, nói chuyện không rõ ràng, viết khó khăn, khó trong khi ăn hoặc uống Hiện tượng trễ Không thể kiểm soát sân, và thậm chí không thể nói, viết không đọc được, khó nuốt. Không thể đứng, thậm chí không thể ngồi dậy, dựa vào xe lăn hoặc giường trong giường, cuộc sống không thể tự chăm sóc mình. Nếu não hoặc dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng trí tuệ Xem thêm: Bệnh teo tiểu não là gì? 2, Phương pháp tự chuẩn đoán teo tiểu não Ba triệu chứng thường gặp nhất của người bệnh, ngoài ra còn các triệu chứng khác như giảm trương lực cơ tức các trạng thái bất thường ở cơ vận động và giật nhãn cầu tức các vấn đề về thị giác có liên quan đến nhãn cầu và đồng tử của mắt. Loạng choạng tiểu não: Người ta chia ra làm 2 loại loạng choạng tiểu não: Rối loạn các vận động đơn giản: Nghiệm pháp bằng các phương pháp sau: Ngón tay chỉ mũi: người bệnh nằm ngửa, hai tay và hai chân duỗi thẳng. Bảo người bệnh lấy ngón tay trỏ chỉ vào mũi. Gót chân đầu gối: người bệnh nằm ngửa, duỗi thẳng hai chân. Bảo người bệnh lấy gót chân bên này chỉ đúng lên đầu gối bên kia chân. Kết quả người bệnh chỉ sai tầm hoặc quá tầm. Rối loạn các động tác phức tạp: Người bệnh không còn khả năng động vận (asynergie), nghĩa là khi làm một động tác phức tạp, người bệnh phân tích thành một loạt động tác đơn giản nên khi tiến hành thường có rối loạn: Nghiệm pháp nhắc chân: yêu cầu người bệnh nhắc chân khỏi giường 50 cm. Do mất khả năng phối hợp trong thời gian và không gian nên người bệnh đưa quá mạnh, quá đích. Nghiệm pháp nắm tay: yêu cầu người bệnh nắm tay, người bệnh nắm quá mạnh. Rối loạn các vận động liên tiếp: yêu cầu người bệnh lật úp bàn tay liên tiếp người bệnh làm rời rạc và chậm chạp. Loạng choạng khi vận động: thể hiện khi người bệnh đi lại. Người bệnh đi lại chậm chạp, đi theo hình dích dắc như người say rượu, người bệnh sẽ bị mất ý thức và đi lại không như ý muốn. Run khi làm việc: Lúc nghĩ không bị nhưng bắt đầu làm việc thì bị run, ví dụ: khi đưa một rót nước vào ly, người bệnh run và chai nước đi quá chiếc ly Rối loạn tiếng nói: Người bệnh nói ngập ngừng, nhát gừng, không hoàn chỉnh thành câu khi nói, đứt đoạn, phát âm sai, không rõ ràng, khó nghe được. Bệnh nặng có thể bệnh nhân mất khả năng vận động ngôn ngữ. Rối loạn tiếng nói thường gặp khi tổn thương cả hai bên bán cầu tiểu não. 3, Chẩn đoán teo tiểu não Teo tiểu não dễ dàng chẩn đoán nhầm là bệnh thần kinh khác, chẳng hạn như bệnh đa xơ cứng (MS). Một cách để chẩn đoán teo tiểu não, là việc sử dụng hình ảnh cộng hưởng từ (MRI) não, tổn thương có thể được nhìn thấy trong teo tiểu não. Phương pháp chẩn đoán teo tiểu não chính xác nhất việc phân tích ADN có thể phân biệt giữa các loại khác nhau của căn bệnh này. Không phải tất cả các loại teo spinocerebellar là di truyền, do đó có thể chấp nhận các trẻ em xét nghiệm DNA để hiểu rằng họ sẽ có một căn bệnh nguy hiểm. Bệnh với cầu tiểu não teo hạt nhân (OPCA) có liên quan, SCA thuộc loại đầu tiên 1,2,7 OPCA. Nhưng không phải tất cả thuộc về OPCA là teo spinocerebellar, và ngược lại. Đọc tiếp: Những xét nghiệm phát hiện bệnh teo tiểu não Trên đây là những triệu chứng và xét nghiệm chần đoán bệnh teo tiểu não. Dựa trên lịch sử, các triệu chứng, khám lâm sàng và kiểm tra hình ảnh tiếp cận chẩn đoán chúng ta có thể phát hiện ra bệnh teo tiểu não từ đó có những điều trị kịp thời và chính xác. Để hiểu chi tiết hơn về bệnh teo tiểu não bạn đọc có thể truy cập đường link sau: Chia sẻ

Teo tiểu não là gì ? Tìm hiểu chứng teo tiểu não

Tiểu não có vai trò rất quan trọng trong cơ thể con người với chức năng điều hòa thăng bằng và phối hợp vận động. Khi tiểu não bị tổn thương (u, nhiễm khuẩn, chấn thương…) sẽ xuất hiện các triệu chứng như rối loạn vận động, mất thăng bằng, giảm trương lực cơ… Tập hợp các triệu chứng bệnh lý đó gọi là hội chứng tiểu não. Trong đó có bệnh teo tiểu não. 1, Teo tiểu não là gì? Teo tiểu não, còn được gọi là teo spinocerebellar, viết tắt là SCA, là một tính trạng trội bệnh thần kinh gia đình, khi cha hoặc mẹ mắc bệnh này thì một trong số con cái của họ sẽ có cơ hội mắc 50% bệnh teo tiểu não. Với hành động đi bộ không vững, như chim cánh cụt của bệnh nhân thường được gọi là Pingu. Xem thêm: Teo não là gì? 2, Triệu chứng của bệnh teo tiểu não Triệu chứng teo tiểu não vào đầu, giữa và giai đoạn cuối có biểu hiện như sau: Biểu hiện ban đầu Đi bộ như một người say rượu (chóng mặt). Phản ứng kém linh hoạt, thấy khó khăn khi nâng các vật nặng. Khi đứng yên, cơ thể lắc lư qua lại như người say rượu Chuyển động của mắt suy giảm, không nhanh. Biểu hiện tạm thời Chân tay, các cơ nặng hơn, mất điều hòa hiện tượng rõ ràng. Không thể kiểm soát tư thế và tốc độ đường đi, đi bộ như chim cánh cụt; bước chân ọp ẹp hơi mở hoặc kéo, không thể duy trì sự cân bằng, không thể đi bộ đường dài, lên xuống cầu thang rất khó khăn. Người bệnh sẽ bị mất ý thức và đi lại không như ý muốn. Người bệnh nói ngập ngừng, nhát gừng, không hoàn chỉnh thành câu khi nói, đứt đoạn, phát âm sai, không rõ ràng, khó nghe được. Hiện tượng trễ Không thể kiểm soát sân, và thậm chí không thể nói, viết không đọc được. Bệnh nặng có thể bệnh nhân mất khả năng vận động ngôn ngữ. Không thể đứng, thậm chí không thể ngồi dậy, dựa vào xe lăn, cuộc sống không thể tự chăm sóc mình. Nếu não hoặc dây thần kinh ngoại vi bị ảnh hưởng, bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng lớn đến trí tuệ. Đọc tiếp: Phương pháp chuẩn đoán dấu hiệu bệnh teo tiểu não 3, Nguyên nhân mắc bệnh teo tiểu não Nguyên nhân mắc bệnh teo tiểu não chủ yếu do hai nguyên nhân sau: Yếu tố di truyền: Hầu hết các yếu tố di truyền teo tiểu não khởi phát trước 20 tuổi, chủ yếu là tính trạng lặn, nhưng sau tuổi 20, chủ yếu là nhiễm sắc thể thường bắt đầu thừa kế chiếm ưu thế. Sau khi một nghiên cứu dài của nhiều học giả, các gen khiếm khuyết mất điều hòa Friedreich nằm trên 9q13 ~ Q21, các gen OPCA nằm giữa 6p24 ~ p23 cũng cho thấy sự lây nhiễm virus, suy giảm miễn dịch, thiếu enzym và rối loạn chức năng sửa chữa DNA, và nhiều yếu tố khác, nhưng nguyên nhân chính xác vẫn chưa rõ ràng. Rối loạn thần kinh do rượu: Nghiện rượu là nguyên nhân gây ra rất nhiều biến chứng về tiêu hoá, gan mật cũng như về thần kinh. Rượu có thể gây tổn thương đồng thời cả hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Say có thể dẫn đến hôn mê do rượu, có thể dẫn đến những biến chứng nặng như truỵ mạch, tụt huyết áp, suy hô hấp, co giật, tiêu cơ vân có thể dẫn đến nguy cơ tăng kali máu và suy thận cấp, hạ đường máu, toan máu, viêm gan cấp hay viêm tuỵ cấp và biến chứng nặng nhất là teo tiểu não. Các chất kích thích làm tăng tốc độ suy giảm thần kinh, gây thiếu hụt vitamin B1 trầm trọng khi nghiện nặng. Rượu làm tăng rối loạn sự điều phối thần kinh – cơ trong vận động, làm nặng thêm mức độ run khi mắc bệnh. Ngoài ra còn một số nguyên nhân như: chấn thương não… cũng tác động không nhỏ đến tiểu não. 4, Chế độ phòng ngừa bệnh teo tiểu não Để phòng ngừa bệnh teo tiểu não chúng ta áp dụng các phương pháp sau: Hồi phục tinh thần: duy trì một tâm trạng vui vẻ và lạc quan, tránh căng thẳng, lo lắng thái quá, tinh thần thoải mái, cởi mở, đặc biệt là ở người cao tuổi. Điều trị bằng thuốc, chống lão hóa: Đối với 50 tuổi trở lên, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình cha truyền con nối não teo, nên lựa chọn sử dụng thuốc chống lão hóa để cải thiện tình trạng của các tế bào não bị lão hóa. Phòng ngừa khởi phát: Phòng ngừa hoạt động của bệnh mạch máu não, ngăn ngừa hoặc trì hoãn sự xuất hiện có thể có của xơ cứng động mạch não, nhiễm trùng não, tránh sử dụng quá nhiều thuốc tổn thương mô não, loại bỏ đầu của các khối u nội sọ; ngăn chặn lạm dụng rượu và uống rượu quá mức có thể ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh teo tiểu não. Dinh dưỡng cân bằng: điều chỉnh chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng và khoa học, nên ăn nhiều rau và trái cây, và các loại thực phẩm có omega3 tốt cho não. Làm việc và nghỉ ngơi, tập thể dục vừa phải: tham gia một số môn thể thao để tăng cường thể chất, nâng cao sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật, và đặc biệt nên có giấc ngủ đủ và chế độ nghỉ ngơi khoa học mỗi ngày sẽ giúp hồi phục sức khỏe, tăng cường lưu thông máu và cung cấp oxy đầy đủ cho não. Trên đây bài viết tìm hiểu về bệnh teo tiểu não. Với những người có tiền sử gia đình di truyền cần phải đẩy mạnh công tác phòng chống căn bệnh này để giảm tỷ lệ bệnh hoặc trì hoãn thời gian khởi phát và cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm áp lực cho gia đình và xã hội. Chia sẻ

Các bệnh não ở người già và cách phòng tránh

Sức khỏe não bộ thật sự vô cùng quan trọng. Nếu như không may mắc phải những căn bệnh về não thì sẽ rất khó cứu chữa, nhất là người già, khi bộ não hoạt động kém và hệ miễn dịch suy giảm. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số căn bệnh nguy hiểm liên quan đến não ở người già nhé! 1, Các bệnh về não do thoái hoá thần kinh Theo thời gian bộ não của chúng ta sẽ bị lão hóa và những căn bệnh về não dưới đây là minh chứng rõ nhất cho hậu quả của việc thoái hóa thần kinh ở người già: Bệnh Parkinson : Dây thần kinh trong một khu vực trung tâm của não bộ bị thoái hoá dần dần dẫn tới các vấn đề về di chuyển và phối hợp. Run tay chân là triệu chứng phổ biến nhất. Bệnh Huntington: Một rối loạn thần kinh do di truyền có ảnh hưởng tới não bộ. Mất trí nhớ và khó kiểm soát chuyển động của các chi là triệu chứng phổ biến. Bệnh Alzheimer: Vì một lý do nào đó, các dây thần kinh trong não bộ bị thoái hoá, gây ra tình trạng mất dần trí nhớ và chức năng tâm thần. Sự tích cụ của các các mô bất thường ở vùng não được cho là góp phần làm tăng nguy cơ bệnh AlZheimer. Đây là dạng phổ biến nhất của chứng mất trí nhớ. Bệnh Pick : còn gọi là Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương: Qua nhiều năm, khu vực rộng lớn của các dây thần kinh ở phía trước (trán) và  hai bên não (thái dương) bị phá hủy do sự tích tụ một protein bất thường. Những thay đổi nhân cách, những hành vi không phù hợp, và mất trí nhớ cùng mất khả năng trí tuệ là những triệu chứng. Bệnh Sa Sút Trí Tuệ Trán-Thái Dương còn gọi là bệnh Pick thì tiến triển liên tục một cách kiên định. Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ  còn gọi là bệnh thoái hóa thần kinh vận động một bên: Bệnh này còn được gọi là bệnh Lou Gehrig. Trong căn bệnh này, các dây thần kinh kiểm soát chức năng bắp thịt bị phá hủy liên tục thật đều đặn. Bệnh ALS tiến triển liên tục đến mức bại liệt và mất khả năng hô hấp khi không có máy hỗ trợ hô hấp. Chức năng nhận thức nói chung thì không bị ảnh hưởng. Bệnh sa sút trí tuệ: Bệnh sa sút trí tuệ là một tình trạng suy giảm chức năng mắc phải tiến triển làm thương tổn đến hai trong các hoạt động tinh thần sau đây: ngôn ngữ, trí nhớ, thị lực, cảm xúc, nhân cách, nhận thức (tính toán, tư duy trừu tượng, đánh giá…). Đây là một trạng thái bệnh lý đáng ngại nhất của người cao tuổi. . Bệnh teo não ở người già: Bệnh teo não là một bệnh nặng của các tế bào thần kinh trung ương. Một đặc điểm chung của bệnh này là sự mất dần của các tế bào thần kinh hoặc mất kết nối giữa các tế bào thần kinh trong não. 2, Các bệnh về não thuộc về mạch máu Những bệnh não thuộc về mạch máu bao gồm: Đột quỵ: lưu lượng máu và oxygen đột nhiên bị gián đoạn khi đi đến một vùng mô não, rồi thì vùng mô não đó chết đi. Một phần cơ thể được điều khiển bởi các vùng não bị hư hỏng đó (chẳng hạn như một cánh tay hoặc một chân) có thể không còn hoạt động thỏa đáng nữa. Đột qụy do thiếu máu cục bộ: Một cục máu đông đột nhiên phát triến trong một động mạch(artery), ngăn chặn dòng máu chảy và gây ra một cơn đột quỵ. Đột quỵ do xuất huyết: Sự chảy máu trong não tạo ra sự ùn tắc(congestion) và áp lực lên mô não, làm suy yếu việc vận chuyển máu và gây ra một cơn đột quỵ. Tai biến mạch máu não: Một tên gọi khác về đột quỵ. Cơn thiếu máu não thoáng qua : Một gián đoạn tạm thời về lưu lượng máu và oxygen đến một vùng não bộ. Những triệu chứng tương tự như triệu chứng  một cơn đột quỵ, nhưng chúng tan biến hoàn toàn không có sự thiệt hại đến mô não. Chứng phình động mạch não: Một động mạch trong não phát triển một khu vực suy nhược mà phồng như bong bóng. Sụ vỡ động mạch não tại nơi phình ra đó gây ra đột quỵ do chảy máu. Máu tụ dưới màng cứng : Sự chảy máu ở bề mặt của não bộ.  Máu Tụ Dưới Màng Cứng có thể gây áp lực lên não, gây ra các vấn đề về thần kinh. Máu tụ ngoài màng cứng: Sự chảy máu  ở giữa hộp sọ và màng cứng của não bộ. Sự chảy máu thường là từ động mạch, thông thường là ngay sau khi bị chấn thương đầu. Những triệu chứng ban đầu nhè nhẹ có thể tiến triển nhanh chóng đến bất tỉnh và tử vong nếu không được điều trị. Xuất huyết trong não bộ: Sự chảy máu ở bên trong não bộ . Phù não: Sự sưng mô não có thể là do những nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả sự phản hồi của 1 thương tích hoặc sự mất cân bằng chất điện phân 3, Làm gì để có một bộ não tốt? Để não bộ hoạt động hiệu quả, giúp các hoạt động học tập và làm việc đạt kết quả tối ưu thì việc chăm sóc sức khỏe trí não là điều cần thiết. Dưới đây là liệt kê các loại thực phẩm tốt cho não nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày trong gia đình: Các loại hạt : Các loại hạt như điều, hạnh nhân, hạt bí,… là những nguồn thực phẩm tốt cho não Cá chứa nhiều loại axit béo có lợi cho cơ thể và não bộ. Rau xanh: Bắp cải, cải xoong, rau bina,… Trà xanh : Trà chứa nhiều catechin, là dưỡng chất giúp não bộ tỉnh táo Chocolate : có chất chống oxy hóa Ngũ cốc: Gạo nâu, lúa mỳ, lúa mạch, bột yến mạch,… Trứng: Trứng chứa hàm lượng dồi dào các loại dưỡng chấ Các loại quả mọng : Quả việt quất, quả mâm xôi, nho,… Trên đây là một số loại thực phẩm tốt cho não, bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển của tế bào não, nhờ đó các hoạt động học tập, làm việc, giải trí hàng ngày của con người được diễn ra bình thường và hiệu quả. Ngoài ra, việc tập luyện não thường xuyên về trí nhớ, khả năng tổng hợp, phản xạ đáp ứng, khả năng tư duy sáng tạo… là điều cần thiết cho những người bị teo não. Tóm lại, khi đã có tuổi, đồng thời với việc suy giảm khả năng của tất cả các cơ quan thì hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng tới cả khả năng chuyển hóa chung của tế bào. Vì vậy để phòng tránh các bệnh về não chúng ta cần có mộ chế độ ăn uống lành mạnh, chế độ sinh hoạt hợp lý, đồng thời bổ sung các dưỡng chất tăng cường hoạt động của trí não, ngăn ngừa sự lão hóa của các tế bào thần kinh giúp não bộ luôn luôn khỏe mạnh và linh hoạt hơn. Xem thêm: 10 cách đơn giản để giữ đầu óc minh mẫn. Chia sẻ

Bệnh teo não có chữa được không? Cách khắc phục, điều trị thoái hoá não

   Bệnh teo não có chữa được không là một trong những thắc mắc hàng đầu từ người bệnh. Bởi đây là căn bệnh đang khá phổ biến, đặc biệt là ở người già. Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, đồng thời tìm hiểu cách khắc phục và các biện pháp điều trị đang được áp dụng cho bệnh nhân teo não. Mời các bạn cùng theo dõi! (Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình) Mục lục? Bệnh teo não có chữa được không?? Cách điều trị, khắc phục bệnh thoái hoá não? Cách điều trị bệnh thoái hoá não? Cách khắc phục bệnh teo não ? Bệnh teo não có chữa được không?    Bệnh teo não là căn bệnh mãn tính do các tế bào não bị thoái hóa. Những người bị teo não thường có xu hướng bị mất nhận thức, suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ,… Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thoái hóa não, tuy nhiên chủ yếu thường xuất phát từ di truyền, một số ít bệnh nhân khác mắc bệnh do bị chấn thương vùng não. ? Tìm hiểu: Teo não là bệnh gì?    Đối tượng chính mắc bệnh này chủ yếu là người cao tuổi. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, đối tượng người bệnh đang ngày càng có xu hướng trẻ hóa.    Hiện nay, teo não (hay thoái hoá não) là căn bệnh chưa có cách chữa. Các biện pháp điều trị chỉ chủ yếu tập trung vào điều trị triệu chứng và biến chứng để hỗ trợ người bệnh. Sở dĩ vậy vì các tế bào não khi đã bị teo đồng nghĩa với việc đã chết vĩnh viễn, không thể hồi phục. Teo não là căn bệnh chưa có thuốc chữa, chỉ điều trị triệu chứng và biến chứng    Tại các đơn vị y tế, bệnh viện, các bác sĩ chủ yếu điều trị bệnh thoái hoá não bằng cách tập trung vào việc giảm trừ triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng bệnh. Đồng thời, tăng cường bảo vệ những tế bào não đang “chớm” bị tổn thương, chưa chết vĩnh viễn.     Dựa trên các biểu hiện bệnh cũng như tình trạng, các chuyên gia sẽ định hướng về phương án điều trị sao cho phù hợp nhất. Thông thường sẽ chia ra các phương pháp: Sử dụng thuốc, không sử dụng thuốc và điều trị tâm lý.  ? Mời bạn đọc tham khảo thêm video: ? Cách điều trị, khắc phục bệnh thoái hoá não    Cách điều trị, khắc phục bệnh thoái hóa não thường tập trung vào hạn chế triệu chứng, biến chứng của bệnh. Tùy tình trạng, khi đi thăm khám, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn cụ thể về quy trình điều trị, khắc phục.  ? Cách điều trị bệnh thoái hoá não   Điều trị bệnh thoái hoá não vẫn đang là một trong những vấn đề nan giải của nền y học hiện đại. Hiện chưa có cách nào có thể chữa khỏi căn bệnh này. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, người mắc bệnh thoái hoá não thường bị giảm nồng độ acetylcholine trong não và việc sử dụng thuốc Donepezil và Rivastigmine sẽ giúp tăng nồng độ acetylcholine, từ đó góp phần ngăn chặn, điều trị bệnh thoái hoá não. Điều trị triệu chứng và biến chứng của bệnh Điều trị bệnh thoái hoá não chủ yếu là điều trị triệu chứng và biến chứng. Cụ thể như sau: Dùng thuốc chống co giật để phòng ngừa, giảm tần suất lên cơn và giảm mức độ co giật. Dùng thuốc thay đổi lượng hóa chất kiểm soát tín hiệu não hoặc điều trị các triệu chứng suy giảm nhận thức Điều trị nhiễm trùng hoặc chấn thương cơ bản dẫn đến teo não. Vật lý trị liệu để làm chậm mất kiểm soát cơ, cải thiện chức năng và khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày. Tư vấn và hỗ trợ tâm lý. Bên cạnh các loại thuốc được bác sĩ kê đơn, người bệnh có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị teo não như Lohha trí não. Sản phẩm Lohha trí não của công ty dược Thái Minh với các thành phần chính từ thảo dược quý (Thông đất, Thành ngạnh,…) rất tốt cho trí não và hoàn toàn không có tác dụng phụ. ? Cách khắc phục bệnh teo não Teo não là căn bệnh không chữa được. Tuy nhiên có thể khắc phục bằng cách bổ sung các loại dược phẩm, vitamin, đa sinh tố,… kết hợp với 1 số biện pháp khác để làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh. Cụ thể như sau: Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý: Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho não bộ như trái cây, hoa quả giàu chất chống oxy hóa (Quả việt quất, táo…). Đồng thời, bổ sung các loại vitamin và khoáng chất, đặc biệt là vitamin B12. Chế độ dinh dưỡng khoa học giúp khắc phục bệnh teo não Hạn chế căng thẳng, stress: Tâm lý chung của những người phát hiện mình có bệnh thường lo lắng, căng thẳng, mất cân bằng và suy sụp tinh thần. Thay vì vậy, mọi người cần tạo cho mình tinh thần thoải mái, sống lạc quan bằng cách tìm đến những thú vui giải trí lành mạnh.  Lao động trí não thường xuyên: đọc sách, nghe nhạc, hoặc làm những công việc cần sự tư duy,… là những cách rất tốt khiến cho bộ não của bạn luôn hoạt động, giúp làm chậm quá trình teo não diễn ra.  Tập luyện thể dục thể thao: chạy bộ, đạp xe, hay đi bộ là những môn thể thao nhẹ nhàng nhưng hiệu quả với người bệnh. Khi cơ thể vận động, não bộ sẽ sản sinh ra các chất tích cực. Từ đó, giúp não chống lại được quá trình oxy hóa, ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.  Vật lý trị liệu: Nếu trường hợp người bệnh bắt đầu có dấu hiệu mất đi các kỹ năng sống cơ bản cần thiết phải có sự can thiệp của giải pháp trị liệu. Cách khắc phục teo não tùy theo biểu hiện mà các biện pháp thực hiện sẽ khác nhau, có thể kể đến như việc tham gia vào các hoạt động văn hóa, trị liệu ngôn ngữ, vận động, tăng cường khả năng ghi nhớ. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm trị liệu bằng cách bấm huyệt, châm cứu, yoga,… ? Có thể bạn quan tâm: Những biểu hiện của bệnh teo não giúp phát hiện bệnh kịp thời Có thuốc trị teo não hay không? Uống thuốc gì để cải thiện bệnh    Trên đây là toàn bộ thông tin trả lời cho câu hỏi bệnh teo não có chữa được không. Việc dùng thuốc để phòng bệnh teo não và áp dụng các biện pháp phòng ngừa, khắc phục bệnh là vô cùng cần thiết. Hy vọng, với những thông tin nêu trên, bạn đọc đã có thể hiểu hơn về căn bệnh này cũng như biết cách điều trị và khắc phục hiệu quả.  Chia sẻ

Loading...