Nếu được can thiệp và chữa bệnh hay quên sớm có thể làm cho bệnh tình được cải thiện và giảm ảnh hưởng xấu từ căn bệnh gây ra. Nhưng khi đã bỏ lỡ cơ hội điều trị bệnh hay quên trong giai đoạn sớm thì đến giai đoạn muộn, bệnh sẽ trở lên khó chữa và trầm trọng hơn rất nhiều.
Thạch tùng hay còn gọi là cây Thông đất là cây thuốc quý bảo vệ trí não
Biến chứng của bệnh hay quên
Nhiều người thường chủ quan với chứng hay quên, đãng trí và cho rằng đó là chuyện bình thường khi tuổi đã về già. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết: 50% người có biểu hiện đãng trí, hay quên sẽ tiến triển thành bệnh Alzheimer, sa sút trí tuệ sau một vài năm.
Ở mức độ nhẹ, thường thấy là người ta hay than phiền về đãng trí, hay quên của mình như: quên đồ, không nhớ lịch, quên cách làm món ăn, lạc đường, hay nói lặp…nhưng cơ bản bệnh không gây ảnh hưởng lớn đến công việc và cuộc sống sinh hoạt thường ngày. Giai đoạn này dễ bị bỏ qua vì quan niệm “người lớn tuổi như thế là bình thường” và chưa có những dấu hiệu về sa sút trí tuệ.
Tuy nhiên, khi đã chuyển sang giai đoạn sa sút trí tuệ, tình trạng hay quên sẽ nặng dần, người bệnh sẽ không còn nhớ những việc vừa mới xảy ra, tư duy chậm chạp, thiếu logic, dễ bị kích động, khó khăn trong giao tiếp, có thể mắc chứng ảo giác, hoang tưởng, lâu dần sẽ mất hẳn trí nhớ và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Trung bình người mắc bệnh Alzheimer tử vong sau 8 -10 năm. Cho đến nay, quá trình tiến triển của bệnh Alzheimer là không thể đảo ngược và chưa có cách chữa trị hết hoàn toàn.
Uống gì để chữa bệnh hay quên
Không chỉ phát hiện sớm và chữa bệnh hay quên kịp thời, hiện nay các nhà nghiên cứu còn phát minh ra các loại thảo dược có nguồn gốc thiên nhiên kết hợp với các thành phần có lợi cho não bộ tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập. Thạch tùng thân gập tên khoa học: Huperzia hamiltonii phân bố chủ yếu ở núi cao Việt Nam và Trung Quốc, mọc trên thân cây có rêu trên núi đá. Đây là cây thuốc quý hiếm, chất Huperzine A trong cây có tác dụng bảo vệ sự toàn vẹn tế bào thần kinh, chống lại sự tổn thương tế bào thần kinh do thiếu máu cục bộ, có đến 58 % bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi.
Xem thêm: Vì sao cần chữa bệnh đãng trí, hay quên
Làm gì để phòng tránh và chữa bệnh hay quên
Để phòng tránh và chữa bệnh hay quên, chúng ta hãy thường xuyên vận động cơ thể như tập thể dục, đi bộ, đạp xe… sẽ giúp tinh thần phấn chấn, sảng khoái và tăng cường sức khỏe. Một biện pháp tập thể dục cho não vô cùng hữu dụng mà bạn không nên bỏ qua đó là đọc sách báo, chơi các trò chơi trí tuệ như cờ tướng hay một loại nhạc cụ nào đó… Việc não bộ liên tục hoạt động và làm việc sẽ giúp tăng cường trí nhớ vì tăng cường lưu thông máu lên não. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn hay nghỉ ngơi giữa giờ cũng khiến chúng ta cảm thấy thoải mái và giảm bớt căng thẳng.
Đặc biệt, chế độ dinh dưỡng khoa học là điều kiện tiên quyết để trị bệnh hay quên và có ảnh hưởng rất lớn đến sữc khỏe não bộ của mỗi chúng ta. Thường xuyên bổ sung các thực phẩm như cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, giá đỗ, bắp cải, trứng… sẽ giúp tăng khả năng tập trung và tăng cường trí nhớ. Trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta cũng nên chú ý tăng cường ăn nhiều hoa quả như táo, lê, cam, quýt, bưởi, dâu… bởi chúng rất giàu vitamin C giúp cải thiện tâm trạng, tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa và giúp não bộ minh mẫn, sáng suốt hơn.
Tóm lại, bệnh đãng trí, hay quên có thể điều trị khỏi nếu chúng ta phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Ngay từ bây giờ, chúng ta hãy cố gắng ăn uống đầy đủ, ngủ đủ giấc, thường xuyên tập thể dục và giữ tinh thần thoải mái, lạc quan không chỉ ngăn chặn được bệnh đãng trí, hay quên mà còn phòng tránh các bệnh teo não, alzheimer, lão hóa thần kinh khi về già.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn