Áp lực công việc, cuộc sống, học tập khiến trí nhớ bạn ngày càng suy giảm. Thực hiện các bài tập tăng cường trí nhớ để giúp cải thiện tình trạng trí nhớ kém, hay quên là điều cần thiết. Đây là cách tăng cường trí nhớ hiệu quả và đơn giản nhất.
Bài tập tư duy tăng cường trí nhớ
Ghi nhớ
Ghi nhớ là một kỹ năng và khả năng quan trọng, cần thiết được chúng ta sử dụng trong cả cuộc đời. Ghi nhớ đóng vai trò cần thiết hơn cả trong nhóm các chức năng tri giác, có trong các việc như đọc, lập luận, tính toán.
Hãy thử gắn tên một người bình thường với một nhân vật nổi tiếng, chẳng hạn như nếu gặp ai đó tên là Elizabeth, hãy tưởng tượng người đó là nữ hoàng đang đeo vương miện trên đầu. Tất các các hoạt động bạn làm như vậy sẽ giúp tạo ra những kết nối mới giữa các tế bào thần kinh khác nhau trong não bộ và giúp trí nhớ bạn sẽ được cải thiện hơn.
Bài tập nhận thức thị giác
Bạn có thể rèn luyện trí nhớ bằng việc phân tích các thông tin về mặt thị giác ngay trong môi trường sống của bạn. Ví dụ bạn vào một căn phòng tìm 5 đồ vật và cố gắng ghi nhớ vị trí của chúng, sau đó đi ra khỏi phòng bạn nhớ lại 5 vật đã chọn và vị trí chính xác của chúng, điều này rất đơn giản phải không nào, hãy tăng khoảng thời gian lên nào, 2h sau bạn có nhớ ra chúng không, tiếp theo là 12h, 24h bạn vẫn nhớ chính xác tên đồ vật và vị trí của nó, thì trí nhớ của bạn đang được rèn luyện ngày càng tốt hơn rồi đấy.
Bằng cách nhận thức thị giác này hãy luôn ghi nhớ lại mọi điều bạn có thể thấy được trước mặt và hai bên nằm trong tầm nhìn của bạn, hãy luôn bắt mình nhớ lại và ghi ra nhiều lần, cách này sẽ giúp bạn phải sử dụng trí nhớ và rèn luyện cho não mình khả năng tập trung vào những điều ở bên xung quanh bạn.
Tập đọc ngược
Hãy bắt đầu tăng cường trí nhớ bằng bài tập đọc từ chủ nhật rồi đến thứ 7, thứ 6 theo thứ tự ngược trong tuần. Sau khi đọc tới đọc lui vài lần, bạn tiếp tục đọc các thứ tự trong tuần theo thứ tự bảng chữ cái như thứ ba, chủ nhận..
Tương tự như trên, hãy đọc 12 tháng trong năm trong thứ tự bảng chữ cái. Nếu vượt qua thử thách trên, hãy đọc tên 12 tháng trong năm bằng tiếng Anh theo thứ tự bảng chữ cái.
Nếu 2 trường hợp này không làm khó được bạn, thì hãy đọc ngược lại thứ tự trong bảng chữ cái. Trí não của bạn sẽ càng ưu việt hơn, chức năng não bộ cũng được tăng cường hơn.
Lặp đi lặp lại
Việc lặp đi lặp lại một vấn đề nhiều lần là cách tốt nhất và dễ nhất để bạn ghi nhớ. Một việc khi được nhắc đi nhắc lại liên tục và trong thời gian dài sẽ giúp não của bạn ghi nhớ một cách chính xác nhất. Nhưng hãy nhớ, cùng với sự lặp đi lặp lại đó là bạn phải hiểu được nội dung của vấn đề là gì. Đừng chỉ lặp đi, lặp lại như một cái máy, nhớ từng câu, từng chữ nhưng lại không biết vấn đề nói về việc gì. Làm như vậy chỉ càng khiến cho não bộ của bạn trở nên lười biếng mà thôi.
Sử dụng bản đồ tư duy
Bản đồ tư duy là một công cụ tổ chức tư duy. Đây là phương pháp tốt nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não. Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và đầy sáng tạo theo đúng nghĩa của nó, “ sắp xếp” ý nghĩ của bạn. Dùng sơ đồ tư duy không những giúp bạn có thể ghi nhớ tốt hơn mà còn giúp bạn sáng tạo hơn, có một cái nhìn tổng thể về một vấn đề nào đó.
Xem thêm: “Phương pháp cải thiện trí nhớ hiệu quả”
7 bài tập Yoga giúp trí nhớ tốt
1. Bài tập Paschimottanasana
- Nằm trên sàn nhà
- Từ từ ngồi thẳng dậy giơ hai tay thẳng cao qua đầu.
- Gập người về phía trước và cố gắng hai tay chạm tới chân. Để giữ tư thế lâu hơn bạn có thể dùng tay nắm chặt chân lại.
- Thư giãn, hít thở đều rồi cuối cùng trở về vị trí ban đầu.
2. Bài tập Padmasana
- Ngồi trên thảm tập bắt chéo hai chân vào nhau.
- Kéo hai chân của bạn gác cao lên đùi.
- Hai tay đặt lên đùi sao cho thoải mái nhất, tư thế này tương tự như tư thế thiền.
- Nhắm mắt, hít thở đều và sâu trong vài phút.
3. Bài tập Padahastasana
- Đứng thẳng trên thảm tập.
- Giơ hai tay thẳng cao qua đầu.
- Gập người xuống 90 độ.
- Tiếp tục gập người sâu xuống sao cho tay chạm sàn.
- Cuối cùng bạn dùng tay nhét xuống hai lòng bàn chân để chịu lại.
Tư thế này có thể tương đối khó với những ai mới tập lần đầu. Đừng lo lắng và nản lòng nhé, bạn cứ gập người hết sức có thể, từ từ sẽ thành công.
4. Bài tập Vriksasana
- Đứng thẳng trên sàn.
- Hai tay giờ cao qua đầu và chắp lại (tay bạn có thể chắp cao qua đầu hoặc chắp trước ngực).
- Chân phải co lên và lòng bàn chân cố gắng chạm vào đùi trái.
- Đứng vững, hít thở đều.
- Thực hiện tương tự cho chân còn lại.
5. Bài tập Sukhasana
- Tư thế này tương tự như tư thế thiền bên trên.
- Ngồi trên thảm tập, hai chân xếp bằng vào nhau.
- Hai tay đặt thư giãn trên đầu gối.
- Giữ tư thế này, nhắm mắt và hít thở sâu. Cô gắng giữ người thẳng và thư giãn.
6. Bài tập Vajrasana
- Quỳ trên thảm tập với mu bàn chân chạm đất.
- Hạ người ngồi lên chân.
- Hai tay đặt lên đùi.
- Giữ thẳng cột sống.
- Nhắm mắt, thư giãn và hít thở đều.
7. Bài tập Supta Virasana
- Tư thế bắt đầu tương tự như Vajrasana ở trên.
- Ngã người ra sau và cố gắng chạm đất.
- Giữ hai tay trên sàn một cách thoải mái.
- Nhắm mắt lại, thư giãn và hít thở sâu.
Các bài tập vận động khác
Ttập thể dục sẽ làm tăng lượng oxy lên não, trong đó duy trì các tế bào não khỏe mạnh. Điều tốt nhất bạn có thể làm để tăng bộ nhớ của bạn là duy trì 1 trọng lượng khỏe mạnh và tập thể dục ít nhất 150 phút mỗi tuần.
Tập aerobic
Tập aerobic có thể làm tăng hipprocampus, do đó cải thiện trí nhớ không gian. Việc tập aerobic có thể bao gồm đi bộ, đạp xe, chạy, yoga, bơi lội.
Tập thể dục Aerobic giúp cơ thể sản xuất đủ oxy để trái tim hoạt động tốt. Việc duy trì thói quen tập thể dục aerobic trong cuộc sống nên được thực hiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để bắt đầu bài tập này. Những người trong độ tuổi từ 55-88 đã được chứng minh có thể làm giảm khả năng mất trí nhớ bằng cách tập aerobic.
Hãy thực hiện một số hoạt động tập thể dục aerobic mỗi tuần hoặc đi bộ trên những con đường khác nhau. Việc phá vỡ các khuôn mẫu quen thuộc giúp phát triển trí não và cho phép nó tạo ra những điều mới cần ghi nhớ. Bạn có thể tăng trí nhớ của mình thông qua việc hình thành những ký ức mới.
Chơi bóng
Chơi tung hứng hoặc chơi bóng với bạn bè và gia đình. Các hành động ném bóng và tập trung vào việc đánh bắt nó giúp cải thiện sự phối hợp của tay-mắt. Hãy thử kết hợp vận động kết hợp tay và mắt bằng cách chơi các môn thể thao như bóng chày, bóng đá, bóng rổ, tennis, cầu lông.
Việc sử dụng bàn tay để chơi bắt bóng sẽ giúp gia tăng việc sử dụng các tế bào thần kinh. Nó giúp tăng cường sức mạnh của não bộ và sẽ có tác động tích cực lâu dài đến chức năng của não.
Đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng
Các nhà khoa học tin rằng đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng có thể giúp hệ thống tiền đình điều khiển cơ thể cân bằng tốt hơn.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn