Bệnh Alzheimer là căn bệnh thường gặp ở đối tượng người cao tuổi, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về thần kinh. Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị, chăm sóc người bệnh là những vấn đề được nhiều người quan tâm hàng đầu hiện nay. Hiểu được điều này, chuyên trang chúng tôi đã tìm hiểu và tổng hợp chi tiết những thông tin liên quan đến bệnh Alzheimer trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Mục lục
- I – Chứng bệnh Alzheimer là gì?
- II – Bệnh Alzheimer có di truyền không?
- III – Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
- IV – Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
- V – Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao
- VI – Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng bệnh Alzheimer
- VII – Các vấn đề chẩn đoán và tiên lượng
- VIII – Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
- IX – Điều trị bệnh Alzheimer
- X – Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer
I – Chứng bệnh Alzheimer là gì?
Alzheimer là gì? Bệnh Alzheimer là hội chứng suy giảm trí nhớ. Căn bệnh này là biểu hiện của việc các tế bào thần kinh bị lão hóa, nhiều phần não bị teo đi và làm mất đi khả năng lưu giữ ký ức.
Nếu như trước đây, Alzheimer được ví như là căn bệnh tuổi già do chỉ xuất hiện ở đối tượng người cao tuổi (trên 65 tuổi). Thì nhiều năm trở lại đây, đối tượng bệnh đang có xu hướng bị trẻ hóa, độ tuổi đang được mở rộng hơn.
I.1 – Bệnh Alzheimer ở người già
Đây là đối tượng chính mắc bệnh Alzheimer. Thông thường, khi bệnh phát hiện ở độ tuổi này thì bệnh đã ở trong giai đoạn tương đối nặng. Thường người bệnh chỉ sống được khoảng 8 – 10 năm sau khi phát hiện.
I.2 – Bệnh Alzheimer ở người trẻ tuổi
Ở người trẻ tuổi, hội chứng Alzheimer thường không có nhiều biểu hiện rõ ràng và chỉ xác định được khi thăm khám và có biện pháp can thiệp để tìm ra nguyên nhân. Tuổi thọ ở người trẻ mắc bệnh này thường cao hơn do bệnh chưa có nhiều tiến triển nặng.
I.3 – Các giai đoạn của bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer được chia thành các giai đoạn cụ thể:
- Chưa có sự bất thường về hành vi bên ngoài.
- Biểu hiện nhẹ nhưng rất khó nắm bắt được và chưa gây ra những ảnh hưởng về cuộc sống cũng như công việc.
- Suy giảm nhận thức nhẹ: Các biểu hiện như hay quên, khó khăn trong việc lập kế hoạch,… là biểu hiện của bệnh Alzheimer.
- Suy giảm nhận thức khá nghiêm trọng: Người bệnh bắt đầu cảm thấy bối rối về chứng mất trí nhớ của mình bởi có dấu hiệu chuyển nặng hơn.
- Suy giảm chức năng ghi nhớ nghiêm trọng: Đây là giai đoạn cuối của bệnh Alzheimer, người bệnh gặp khó khăn trong giao tiếp, nhận thức chung. Thậm chí, ở nhiều người khi không có biện pháp can thiệp khiến cho bệnh diễn biến nhanh chóng còn có thể bị mất trí nhớ hoàn toàn hoặc bại liệt do những biến chứng của bệnh gây ra.
II – Bệnh Alzheimer có di truyền không?
Hiện nay, chưa có bất kỳ kết luận chính xác nào đối với câu hỏi bệnh Alzheimer có di truyền không. Tuy nhiên, theo nhiều nghiên cứu, những gia đình có bố/mẹ/anh/chị mắc bệnh Alzheimer thì nguy cơ con/cháu mắc bệnh cũng cao hơn.
Tuy nhiên, di truyền không phải là yếu tố duy nhất khiến một cá nhân nào đó mắc bệnh Alzheimer. Những yếu tố bên ngoài như tai nạn gây chấn thương, lối sống không lành mạnh, tuổi tác và giới tính,… cũng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
III – Bệnh Alzheimer sống được bao lâu?
Người mắc bệnh Alzheimer sống được bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện bệnh cũng như cách mọi người phòng, chống bệnh. Tuy nhiên, vì đây là căn bệnh chưa có giải pháp điều trị tận gốc nên thông thường, người bệnh có thể sống được khoảng 8 – 10 năm sau khi phát hiện bệnh. Một số trường hợp sử dụng biện pháp hỗ trợ tốt, sống điều độ có thể kéo dài tuổi thọ lên đến 15 – 20 năm.
IV – Nguyên nhân gây bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer khởi phát bởi một số nguyên nhân dưới đây:
- Xuất phát từ sự tích tụ của một loại protein ở trong não khiến các tế bào não chết dần.
- Quá trình lão hóa của tuổi tác khiến cho các myelin giảm khả năng truyền dẫn thần kinh, làm chết các tế bào thần kinh.
- Các chất oxy hóa trong cơ thể bị rối loạn quá trình sản xuất và hoạt động.
V – Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh cao
Người cao tuổi trên 65 tuổi, người có người thân có tiền sử mắc bệnh Alzheimer là những đối tượng có nguy cơ mắc Alzheimer cao hơn cả. Do đó, nếu bạn nằm trong nhóm này, cần thiết phải theo dõi tình trạng sức khỏe và tiến hành thăm khám ngay khi nhận thấy có biểu hiện bất thường.
Ngoài ra, những đối tượng dưới đây cũng có nhiều nguy cơ mắc alzheimer:
- Người mắc bệnh tiểu đường.
- Người thường xuyên mệt mỏi, căng thẳng, stress
- Người có lượng cholesterol cao
- Người bị trầm cảm hoặc có vấn đề về tâm thần.
VI – Dấu hiệu nhận biết, triệu chứng bệnh Alzheimer
Các triệu chứng thường gặp ở người mắc bệnh Alzheimer gồm:
- Sa sút trí nhớ và khả năng nhận thức.
- Khó khăn trong quá trình giao tiếp: biểu đạt ngôn ngữ, khó đọc và viết.
- Thay đổi hành vi, tâm trạng và tính cách.
- ….
VII – Các vấn đề chẩn đoán và tiên lượng
Về việc chẩn đoán bệnh Alzheimer cũng tương tự như các bệnh khác. Cụ thể, các bác sĩ sẽ tiến hành chụp chiếu não, cắt lớp MRI để phát hiện sự bất thường ở não của người bệnh. Theo đánh giá, việc chẩn đoán và tiên lượng bệnh Alzheimer hiện nay chính xác khoảng 85%.
VIII – Cách phòng ngừa bệnh Alzheimer
Để phòng ngừa bệnh Alzheimer, mọi người có thể áp dụng một số cách sau đây:
- Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội như tình nguyện, gặp gỡ bạn bè, hàng xóm, đi ra ngoài nhiều hơn.
- Cải thiện chế độ ăn uống: Giảm đường, tránh các loại dầu hydro hóa và tăng cường tiêu thụ omega 3, vitamin B12 và axit folic.
- Hạn chế căng thẳng, stress.
IX – Điều trị bệnh Alzheimer
Để điều trị bệnh Alzheimer, trước hết người bệnh cần nắm được những thông tin dưới đây:
IX.1 – Bệnh Alzheimer có chữa được không?
Thực tế, các chuyên gia trên thế giới đã tiến hành rất nhiều nghiên cứu về cách điều trị bệnh Alzheimer. TUy nhiên, cho tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa tìm ra được bất kỳ giải pháp trị bệnh tận gốc nào.
IX.2 – Cách điều trị bệnh Alzheimer
Mặc dù không chưa được tận gốc nhưng người bệnh Alzheimer hoàn toàn có thể kéo dài tuổi thọ của mình bằng cách tìm hiểu và sử dụng các loại thực phẩm chức năng và kết hợp xây dựng chế độ sống lành mạnh. Đây là giải pháp giúp ức chế sự lão hóa của não bộ, ngăn ngừa tình trạng sa sút trí tuệ rất tốt.
Nếu bạn đọc quan tâm về cách điều trị bệnh Alzheimer có thể tìm hiểu và sử dụng thực phẩm chăm sóc sức khỏe Lohha Trí Não. Đây là sản phẩm được nghiên cứu và hoàn thiện từ 100% thảo dược tự nhiên. Trong đó, thành phần chính là cây Thông đất và Thành Ngạnh, cho tác dụng tăng cường hoạt động của trí não. Đồng thời, làm giảm tình trạng các tế bào thần kinh bị lão hóa và ngăn ngừa, cải thiện các hội chứng teo não, sa sút trí tuệ.
X – Cách chăm sóc người bệnh Alzheimer
Nếu bạn đang có người thân mắc bệnh Alzheimer và cần phải chăm sóc họ, hãy tìm hiểu thông tin về cách chăm sóc bệnh nhân Alzheimer dưới đây:
- Tìm hiểu về bệnh
- Lên kế hoạch cho các cuộc hẹn với bác sĩ để nắm được tình hình bệnh cũng như học hỏi thêm về kiến thức bệnh lý.
- Ưu tiên việc để người bệnh được tự lập làm những công việc thường ngày khi họ vẫn còn có thể làm.
- Quản lý hành vi ăn uống của người bệnh.
- Chăm sóc bản thân tránh ốm đau, bệnh tật để duy trì được việc chăm sóc người bệnh Alzheimer một cách tốt nhất.
- ….
Nói chung, việc chăm sóc người bệnh Alzheimer là vô cùng khó khăn và mở ra nhiều thách thức đối với người chăm sóc. Sự kiên trì và cẩn thận là những yếu tố hàng đầu mà bạn cần có để có thể làm tốt công việc này.
Như vậy, trong bài viết dưới đây chúng tôi đã đưa ra đầy đủ và chi tiết những thông tin liên quan đến bệnh Alzheimer. Căn bệnh này đang ngày càng bị trẻ hóa và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nên mọi người tuyệt đối không được chủ quan.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn