Nếu có phương pháp điều trị và biện pháp chăm sóc sức khỏe hiệu quả, bệnh giảm trí nhớ có thể được ngăn chặn và cải thiện. Cũng tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh mà vấn đề suy giảm trí nhớ có khả năng phục hồi cao hơn. Chúng ta có thể chia ra các trường hợp giảm trí nhớ khả năng chữa trị cao hơn, và nhóm các trường hợp còn vấn đề chữa trị là một điều rất khó khăn và phức tạp:
Nhóm bệnh giảm trí nhớ có thể khắc phục
Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ lành tính như stress, thiếu vitamin nhóm B, thiếu ngủ… có thể được khắc phục nếu chúng ta biết cách chữa trị kịp thời. Với những nguyên nhân này, thông thường để điều trị suy giảm trí nhớ, việc đầu tiên là cần làm loại bỏ những thói quen xấu ảnh hưởng đến não bộ cũng như là hạn chế ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ, uống rượu bia, thuốc lá, cà phê, cân bằng thời gian học tập, làm việc, thư giãn và ngủ nghỉ hợp lý, tránh để căng thẳng, stress. Chú ý ăn nhiều rau xanh, đậu nành, cá, trứng… đây là những thực phẩm tăng cường trí nhớ và rất có lợi cho não. Đồng thời, để làm giảm tình trạng suy giảm trí nhớ, cần sắp xếp công việc hợp lý, tập thể dục đều đặn, duy trì hoạt động của bộ não tốt nhất với các hoạt động vui chơi bổ ích cho não, tăng cường quan sát, rèn luyện khả năng trí nhớ và quan trọng là cần tránh rơi vào hiện tượng trầm cảm.
Một số trường hợp bệnh nhân lạm dụng thuốc như thuốc an thần, thuốc trầm cảm… dẫn đến giảm trí nhớ. Vì vậy để hạn chế những mặt trái không mong muốn do bệnh suy giảm trí nhớ gây ra, khi dùng bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thực phẩm dưỡng sinh, thuốc bổ chúng ta cũng nên hỏi ý kiến của bác sĩ và đọc nhãn mác thật cẩn thận, kỹ càng. Nên chú ý đến những phản ứng phụ không mong muốn. Sau khi chúng ta dùng thuốc nếu có những phát sinh bất thường thì cần có phương án can thiệp nhanh chóng, nhất là nhóm cao niên, có sức khỏe hệ miễn dịch yếu để xử lý kịp thời.
Nhóm bệnh giảm trí nhớ rất khó khắc phục
Đối với người già, bệnh giảm trí nhớ là căn bệnh khá phổ biến bởi do theo quy luật của tuổi tác thì càng về già não bộ con người càng bị lão hóa và làm suy giảm hệ tuần hoàn não cũng như biểu hiện suy giảm trí nhớ tăng. Cùng với đó là các chức năng khác của cơ thể như hệ tiêu hóa, hệ xương… bị suy giảm ảnh hưởng không nhỏ đến việc phục hồi não bộ. Chúng ta có thể khẳng định não bộ không thể phục hồi toàn vẹn như tuổi 20 bằng các liệu pháp y tế. Với những trường hợp suy giảm trí nhớ ở giai đoạn đầu, chúng ta có thể đưa ra biện pháp điều trị suy giảm trí nhớ, đồng thời ngăn chặn hoặc làm chậm quá trình giảm trí nhớ. Tuy nhiên, đã trở thành một bệnh lý thì não bộ rất khó có thể trở lại như bình thường. Trong đó nặng nề nhất là bệnh Alzheimer vì nó sẽ từng bước đưa bệnh nhân vào giai đoạn sa sút bất hồi phục. Bệnh nhân dần mất hẳn trí nhớ, không còn nhận ra người thân, mất khả năng giao tiếp và không có khả năng tự chăm sóc bản thân. Dần dần, cơ thể mất đi một số chức năng về hô hấp, tuần hoàn và cuối cùng sẽ dẫn đến cái chết. Đặc biệt trong các trường hợp bệnh nhân mắc các bệnh như chấn thương sọ não, tiểu đường, viêm não… thì nguy cơ giảm trí nhớ cao hơn rất nhiều lần so với những người không có bệnh lý khác đi kèm.
Có thể thấy, bệnh giảm trí nhớ không phải là căn bệnh đơn giản và dễ chữa trị. Bệnh nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những hẫu quả vô cùng xấu cho sức khỏe con người. Vì vậy, chúng ta hãy phòng tránh bệnh giảm trí nhớ ngay từ bây giờ bằng những thói quen tốt cho não bộ.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn