Suy giảm trí nhớ là tình trạng não bộ bị suy giảm chức năng hoặc quá trình vận chuyển thông tin về vỏ não bị ngưng trệ, dẫn đến các triệu chứng như hay quên, mất tập trung,… Nặng hơn có thể dẫn đến sa sút trí tuệ, Alzheimer.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
I – Bệnh suy giảm trí nhớ là gì?
Suy giảm trí nhớ là tình trạng các chức năng của não bộ bị suy giảm. Điều này kéo theo quá trình vận chuyển những thông tin và khả năng lưu trữ trí nhớ bị gián đoạn tại vỏ não.
Bên cạnh tên gọi suy giảm trí nhớ, căn bệnh này còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác nhau như suy giảm nhận thức, chứng suy giảm trí nhớ,… Bệnh này gặp ở hầu hết các đối tượng về giới tính và độ tuổi. Ở mỗi người, sẽ có những biểu hiện điển hình riêng.
I.1 – Suy giảm trí nhớ ở người già
Người cao tuổi là đối tượng thường gặp chính của hội suy giảm trí nhớ. Độ tuổi phổ biến nằm trong khoảng từ 65 tuổi trở lên.
Sở dĩ đây là đối tượng chính, dễ mắc bệnh là bởi tuổi tác cao dẫn đến sự lão hóa và suy giảm các chức năng của cơ quan não bộ. Khi các tế bào thần kinh bị lão hóa, tình trạng rối loạn phản xạ ghi nhớ sẽ xuất hiện.
Ngoài ra, người cao tuổi cũng dễ gặp các bệnh lý về não hơn và đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho ký ức của đối tượng này dễ bị lãng quên bởi những ảnh hưởng nhất định.
I.2 – Suy giảm trí nhớ ở người trẻ
Người trẻ hiện đang có xu hướng bị trí nhớ giảm sút ngày càng nhiều. Đây là điều đáng báo động cho thế hệ trẻ hiện nay. Những nguyên nhân chủ yếu khiến người trẻ mắc phải căn bệnh này thường là:
- Do tác động của các gốc tự do xuất hiện trong quá trình chuyển hóa.
- Bị áp lực, căng thẳng, stress: thường là do công việc hoặc học tập quá tải dẫn đến áp lực.
- Rối loạn giấc ngủ: Mất ngủ, ngủ không đủ giấc
- Thiếu dinh dưỡng: Sắt và nhóm vitamin B đặc biệt quan trọng đối với não bộ, nếu để thiếu hai nhóm này có thể dẫn đến hiện tượng trí nhớ giảm sút.
I.3 – Suy giảm trí nhớ sau sinh
Phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau sinh rất dễ bị giảm trí nhớ. Nếu không can thiệp kịp thời, dưới áp lực chăm con ở giai đoạn đầu, đối tượng này rất dễ bị trầm cảm sau sinh. Nguyên nhân suy giảm trí nhớ sau khi sinh thường là:
- Do mất cân bằng hormone Estrogen
- Trầm cảm
- Áp lực khi phải nhận nhiều trách nhiệm chăm con, chăm gia đình
- Thiếu hụt dinh dưỡng
- Thiếu ngủ
I.4 – Suy giảm trí nhớ sau phẫu thuật
Đây là tình trạng khá nhiều người mắc phải, thường là do stress khi phải thực hiện phẫu thuật hoặc do bệnh về não trước đó khiến cho bệnh nhân phải phẫu thuật.
II – Dấu hiệu suy giảm trí nhớ phổ biến nhất
Nếu bạn đang gặp một trong những triệu chứng dưới đây, rất có thể cơ thể đang cảnh báo mắc chứng suy giảm trí nhớ:
- Hay gặp tình trạng nói trước quên sau, quên vị trí để đồ đạc, quên các sự kiện gần chỉ vừa mới diễn ra.
- Khó khăn trong việc ghi nhớ và tiếp nhận các thông tin, sự kiện mới.
- Hay mất tập trung, lơ đãng trong công việc, học tập.
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, stress
- Rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt và không kiểm soát được hành vi.
- Khả năng phán đoán và ra quyết định.
III – Nguyên nhân suy giảm trí nhớ là do đâu?
Về nguyên nhân suy giảm trí nhớ, như bên trên cũng đã có đề cập đến ở từng đối tượng. Tuy nhiên, nhìn chung vẫn có những nguyên nhân điển hình dẫn đến bệnh như sau:
- Thoái hóa thần kinh: Sau tuổi 25, mỗi ngày có đến khoảng 3.000 tế bào thần kinh chết đi mà không có khả năng hồi sinh hoặc tự sinh sản thêm. Do đó, nguy cơ bị suy giảm trí nhớ tăng cao khi tuổi tác tăng.
- Căng thẳng, áp lực: Đây là nguyên nhân khiến cho các gốc tự do sản sinh, tấn công vào các tế bào thần kinh và làm thoái hóa não bộ.
- Mất ngủ: Thời gian ngủ là khi não hoạt động để đào thải độc tố, phục hồi chức năng của cơ thể và thực hiện nhiệm vụ lưu trữ thông tin của ngày hôm đó tại vỏ não.
- Chế độ dinh dưỡng: Ăn uống không khoa học, sử dụng nhiều đồ dầu mỡ, đồ ăn nhanh và thiếu chất có thể làm giảm khả năng ghi nhớ thông tin.
Việc xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm trí nhớ là rất cần thiết. Qua đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ dễ dàng đưa ra được giải pháp khắc phục phù hợp nhất.
IV – Cách khắc phục suy giảm trí nhớ
Suy giảm trí nhớ hiện chưa có cách nào có thể trị được tận gốc căn nguyên. Tuy nhiên, thay vào đó mọi người vẫn hoàn toàn có thể khắc phục được các triệu chứng, ngăn chặn sự tiến triển của bệnh. Dưới đây là một số cách bạn có thể tham khảo và áp dụng:
- Cải thiện lối sống, giải tỏa căng thẳng: Công việc, học tập và sinh hoạt thường ngày bạn nên sắp xếp sao cho phù hợp và thỏa đáng nhất để có thể loại bỏ được các áp lực, giữ tinh thần thoải mái, lạc quan. Đồng thời, cần dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn như đi chơi, đi du lịch hoặc làm những công việc mà bản thân cảm thấy thích thú, thoải mái.
- Rèn luyện tư duy: Duy trì các hoạt động cần đến sự tư duy của não và ghi nhớ như đọc sách, tham gia các trò chơi giải ô chữ, xếp hình,… có khả năng rất tốt trong việc tăng cường chức năng ghi nhớ và duy trì sự năng động của não.
- Vận động điều độ: Tham gia các môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, chạy bộ, tập yoga,… giúp cho lượng oxy lên não cao hơn, đẩy mạnh máu lưu thông lên não. Đây là cách để tăng cường trí nhớ rất tốt.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học: Ăn đủ chất và đa dạng chất là rất cần thiết cho não bộ. Bạn cần nạp đủ lượng protein, khoáng chất và các loại vitamin, sắt,…
V – Suy giảm trí nhớ uống thuốc gì?
Dưới đây là một số nhóm thuốc thường được sử dụng cho bệnh nhân bị giảm trí nhớ:
- Nhóm thuốc điều trị suy thoái thần kinh: Cho tác dụng làm gia tăng dẫn truyền thần kinh.
- Nhóm thuốc giãn mạch ngoại biên và hoạt hóa não
- Nhóm thuốc bổ thần kinh giúp cân bằng lượng oxy huyết đến não, tăng cường khả năng tiêu thụ glucose ở não.
- Vitamin D, A,, E giúp làm chậm quá trình tiến triển của bệnh.
Những loại thuốc trên không có khả năng cắt đứt tình trạng suy giảm trí nhớ mà chỉ có thể làm giảm phần nào các triệu chứng của bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo, tuyệt đối người bệnh không tự ý đi mua thuốc và sử dụng mà cần phải được chỉ định và kê đơn bởi bác sĩ có chuyên môn. Bởi nếu dùng không đúng thuốc, đúng cách, không những không giúp cải thiện bệnh mà còn có thể gây ra những hệ quả khôn lường đối với sức khỏe.
Nếu không, bạn có thể tìm hiểu và sử dụng các loại thực phẩm chức năng giúp tăng cường hoạt động trí não. Điển hình có thể kể đến Lohha Trí Não, đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe được chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, vô cùng an toàn và lành tính, phù hợp với mọi đối tượng sử dụng nên không cần thiết phải nhận chỉ định từ bác sĩ.
Bệnh suy giảm trí nhớ nhìn chung là căn bệnh nguy hiểm và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm đối với sức khỏe. Nếu bạn đang có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy mắc bệnh, cần tiến hành thăm khám ngay để được bác sĩ hướng dẫn cách khắc phục, phòng ngừa hiệu quả.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn