Làm thế nào để bộ não luôn khỏe mạnh là mong ước của nhiều người. Tuy nhiên, hiện nay có rất nhiều người lại không biết những nguyên nhân dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ do đó không có cách chăm sóc và bảo vệ não bộ một cách khoa học nhất.
Dưới đây là nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ, trong đó có 2 nguyên nhân chính dẫn đến suy giảm trí nhớ cụ thể là:
Nguyên nhân khách quan
-
Mắc các bệnh lý làm suy giảm trí nhớ:
Khi mắc các bệnh như tai biến mạch máu não, đột quỵ não, viêm não, các bệnh lý về gan, tuyến giáp, khối u ở các vùng của não bộ hay chấn thương sọ não… có thể để lại những di chứng rất nguy hiểm cho con người, nhẹ thì hay quên, đãng trí, suy giảm trí nhớ, nặng hơn có thể dẫn đến mất trí nhớ, sa sút trí tuệ và người bệnh không có khả năng nhận thức, chăm sóc bản thân mình. Đồng thời việc sử dụng một số loại thuốc như: gây mê, thuốc chống trầm cảm, thuốc ngủ, thuốc gây nghiện lâu ngày cũng có thể gây suy giảm trí nhớ.
-
Trầm cảm gây suy giảm trí nhớ:
Bệnh trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh suy giảm trí nhớ. Bản chất của bệnh trầm cảm là khiến người bệnh thờ ơ với môi trường xung quanh, mức độ tập trung bị ảnh hưởng, giảm khả năng lưu trữ thông tin mới. Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân trầm cảm còn bị ám ảnh bởi những ký ức buồn trong quá khứ từ đó gây khó khăn trong việc lưu trữ ký ức trong ngắn hạn và đương nhiên việc suy giảm trí nhớ là điều tất yếu.
Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bệnh suy giảm trí nhớ chính là do chế độ sinh hoạt không khoa học khiến bộ não bị tổn hại nghiêm trọng. Có thể kể đến những thói quen có hại thường hay gặp dưới đây:
-
Thức khuya, thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên:
Giấc ngủ rất quan trọng vì nó có tác dụng chăm sóc, tái tạo giúp não bộ được phục hồi và hoạt động trơn tru hơn. Nếu thức khuya, thay vì được nghỉ ngơi, não bộ lại phải hoạt động. Đây là hậu quả tất yếu của việc suy giảm hoạt động của não bộ. Thực tế đã chứng minh, tỉ lệ suy giảm trí nhớ ở những người có thói quen thức đêm thường cao gấp 5 lần so với những người bình thường khác. Ít ngủ sẽ là “kẻ thù” số 1 gây nên tình trạng hay quên, suy giảm trí nhớ, mệt mỏi, chóng mặt kéo dài và không đủ minh mẫn để giải quyết công việc. Vì vậy, ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ là điều kiện đầu tiên giúp não bộ khỏe mạnh và ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ.
-
Uống rượu bia:
Nghiện rượu chính là tác nhân gây nên những tổn thương rất khó có thể phục hồi ở não bộ. Việc uống rượu thường xuyên không chỉ làm cho trí óc thường xuyên thiếu minh mẫn mà còn là tác nhân góp phần gây ra các bệnh về gan, thận. Bình thường, bộ não con người sẽ giảm trí nhớ một tỷ lệ rất nhỏ trong 10 năm. Nhưng khi bắt đầu sử dụng rượu bia thường xuyên, thức uống này sẽ gây cản trở các hoạt động của một số tế bào thần kinh quan trọng trong não bộ. Trong thời gian ngắn có thể gây mất trí nhớ dài hạn. Không chỉ vậy, nó cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn tế bào thần kinh và nguy cơ mắc bệnh teo tiểu não vô cùng nguy hiểm là điều không xa vời.
-
Hút thuốc:
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những người nghiện thuốc nặng có vấn đề về trí nhớ nhiều hơn những người không hút thuốc. Bởi thuốc lá có thể làm suy giảm trí nhớ vì làm giảm lượng ô-xy lưu thông lên não. Lâu dần, chúng sẽ làm co hẹp các mạch máu, khiến não bộ kém nhạy bén và chức năng ghi nhớ suy giảm. Không chỉ vậy, nó còn là nguyên nhân chính gây ra các bệnh tai biến mạch máu não, các bệnh về gan.
-
Căng thẳng, stress kéo dài:
Thường xuyên căng thẳng không chỉ khiến cơ thể mệt mỏi, thiếu tập trunng, ít hứng thú với công việc và cuộc sống mà còn là ngọn nguồn gây ra nhiều bệnh tật khác. Trong đó suy giảm trí nhớ là một trong những hậu quả do stress kéo dài để lại. Điều đáng mừng là bệnh suy giảm trí nhớ do stress có thể giảm dần đi khi cơ thể lấy lại được sự cân bằng, bình thản trong tâm hồn. Do vậy, để hạn chế suy giảm trí nhớ, điều cần thiết là loại bỏ căng thẳng thần kinh, stress bằng cách giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, tạo nhiều niềm vui trong công việc và cuộc sống.
-
Thiếu chất dinh dưỡng:
Bộ não con người chỉ hoạt động hiệu quả khi cơ thể được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Khi thiếu máu, thiếu sắt sẽ dẫn đến các triệu chứng phổ biến như hoa mắt, chóng mặt, xanh xao cùng với áp lực công việc cao gây ra tình trạng suy giảm trí nhớ. Ngoài ra, thiếu vitamin B1 và B12 cũng là nguyên nhân chính khiến trí nhớ bị ảnh hưởng khá nhiều. Sự thiếu hụt vitamin B1 và B12 cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến trí nhớ. Bởi vitamin B1 đảm bảo cho hệ thần kinh hoạt động bình thường, giúp duy trì việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh có tác động đến tâm trạng, trí nhớ, sự chuyển động và suy nghĩ của con người. Khi chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin B1 có thể gây ra hội chứng Wernike-Korsakoff – một loại rối loạn thần kinh dẫn đến mất trí nhớ ngắn hạn, thậm chí dài hạn. Vì vậy trong bữa ăn hàng ngày hãy chú ý đến những thực phẩm như cá, súp lơ, rau chân vịt, cà chua, cải xanh, trứng… sẽ giúp tăng khả năng tập trung và điều trị suy giảm trí nhớ kịp thời.
-
Tuổi tác:
Càng về già, nguy cơ mắc bệnh suy giảm trí nhớ càng cao. Nguyên nhân là do quá trình teo não và loạn dưỡng trong các tế bào thần kinh ngày càng gia tăng. Sự suy yếu của chức năng thần kinh do tuổi tác khiến cho các mạch máu bị lão hóa. Hay còn gọi là hiện tượng xơ hóa mạch nuôi dưỡng não khiến cản trở sự lưu thông máu lên não, điều này khiến việc vận chuyển “dinh dưỡng” nuôi não bị cản trở gây ra bệnh suy giảm trí nhớ. Đồng thời, sự co bóp của tim cũng không mạnh như trước khiến cho lưu lượng máu đến nuôi não giảm, oxy đến não cũng kém hơn trước. Đây là nguyên nhân chính của sự suy yếu chức năng hệ thần kinh nói chung và hoạt động nhận thức của người già nói riêng.
Tóm lại, còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ, nhưng dù đó là nguyên nhân khách quan hay chủ quan thì chúng đều có ảnh hưởng rất xấu đến não bộ. Vì vậy ngay từ bây giờ chúng ta hãy từ bỏ những thói quen xấu như thức khuya, uống rượu, hút thuốc… cũng như ngăn chặn những nguyên nhân gây bệnh suy giảm trí nhớ để cơ thể luôn luôn khỏe mạnh nhé!
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn