(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
? Bị teo não có nguy hiểm không?
Teo não là căn bệnh hết sức nguy hiểm, gây suy giảm trí nhớ, giảm khả năng vận động, khả năng ngôn ngữ,… Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể mất hẳn trí nhớ, mất khả năng tự chăm sóc, cuộc sống phụ thuộc hoàn toàn vào người thân.
Cụ thể như sau:
- Trầm cảm dẫn đến hành vi đe doạ hoặc tự sát, nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh và những người xung quanh.
- Mất trí nhớ: Đây là dấu hiệu thường xuất hiện đầu tiên và trở nặng theo thời gian, không có khả năng hồi phục trở lại.
- Rối loạn ngôn ngữ: Người bệnh thường bị khó phát âm, nói không được lưu loát và khó diễn đạt được suy nghĩ của mình thành lời.
- Rối loạn vận động: Khả năng vận động suy giảm theo thời gian, cơ chân tay thường bị yếu, xuất hiện hiện tượng chuột rút. Ngay cả những công việc như tắm rửa, mặc quần áo,… cũng trở nên khó khăn.
? Tìm hiểu: Teo não là gì?
Bệnh thoái hóa não khi không được phát hiện kịp thời và có sự hỗ trợ, can thiệp để ngăn cản sự tiến triển của bệnh thường chỉ sống được khoảng từ 8 – 10 năm. Lý do là bởi chức năng não bị suy kiệt. Mặt khác, do không nắm bắt được bệnh nên không có sự điều chỉnh trong lối sống sinh hoạt thường ngày hoặc do người bệnh mắc thêm các bệnh lý khác do teo não gây ra như viêm phổi, bệnh tim mạch,…
? Bệnh teo não có di truyền không?
Bên cạnh câu hỏi thoái hóa não có nguy hiểm không thì vấn đề bệnh có di truyền hay không cũng đặc biệt nhận được nhiều sự quan tâm từ người bệnh. Dựa trên các nghiên cứu từ các chuyên gia trên thế giới, kết quả cho thấy, nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh teo não, khả năng con cái của họ mắc bệnh cao hơn so với những gia đình không có bố mẹ bị. Theo thống kê, tỷ lệ những gia đình có người mắc và di truyền sang thế hệ sau cao gần 5 – 10 lần so với các gia đình không có.
Tuy nhiên, cũng phải nhấn mạnh rằng, bệnh teo não chỉ có khả năng di truyền, nghĩa là cha mẹ mắc bệnh khiến cho con cái có nguy cơ mắc cao hơn. Điều này không khẳng định 100% gia đình nào có người mắc bệnh thì các thế hệ sau cũng sẽ phát hiện ra bệnh.
Ngoài yếu tố di truyền, còn có rất nhiều những nguyên nhân khác tác động lên hệ thần kinh, làm ảnh hưởng não bộ và dẫn đến teo não. Cụ thể có thể kể đến như tuổi tác, môi trường bị ô nhiễm, người thường xuyên bị mệt mỏi, căng thẳng, uống nhiều rượu bia,… Vì vậy, mọi người hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh bằng nhiều cách khác nhau.
? Cách phòng ngừa bệnh
Những thông tin ở trên đã cho chúng ta biết bệnh thoái hoá não hết sức nguy hiểm. Với những ảnh hưởng mà bệnh mang lại, cảnh báo mỗi cá nhân cần có sự quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe não bộ của mình để phòng ngừa bệnh có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Dưới đây là một số giải pháp được các chuyên gia khuyên áp dụng để tránh mắc bệnh teo não:
- Tầm soát, phát hiện teo não sớm cho thai nhi: Đối với các cha/mẹ mắc bệnh teo não, khi mang thai, cần thiết tiến hành các thủ tục thăm khám thai định kỳ, tầm soát và phát hiện kịp thời để có biện pháp can thiệp sớm.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Mọi người cần ăn đủ chất dinh dưỡng, các loại vitamin từ thực phẩm và hạn chế đồ ăn chứa nhiều chất béo và rượu bia, thuốc lá.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Xây dựng chế độ ngủ nghỉ phù hợp, không nên thức khuya và tránh căng thẳng, stress bằng cách chơi các trò chơi trí tuệ, kích thích khả năng tư duy của não bộ. Đồng thời, kết hợp với chế độ tập luyện thể dục thể thao lành mạnh, an toàn.
? Có thể bạn quan tâm:
- Các loại thuốc chống teo não giúp phòng ngừa bệnh
- Giải đáp: Bệnh teo não sống được bao lâu?
Trên đây là những thông tin mà chúng tôi tổng hợp nhằm giải đáp cho câu hỏi bị teo não có nguy hiểm không. Hy vọng, có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu về bệnh cũng như có những biện pháp phòng ngừa bệnh teo não hiệu quả nhất. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào cho thấy bệnh đang tồn tại, hãy đến ngay các cơ sở y tế để được các chuyên gia thăm khám, phát hiện kịp thời và có biện pháp hỗ trợ tốt nhất.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn