Bệnh thiếu máu não là căn bệnh đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Điều này gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động, chức năng của não bộ và sức khỏe tổng thể người bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến thiếu máu não và bệnh có những triệu chứng như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
- Tổng quan về bệnh thiếu máu não
- Các nguyên nhân gây thiếu máu não
- Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng của bệnh
- Cần xét nghiệm gì để biết thiếu máu não?
- Cách xử lý khi bị thiếu máu não
- Biện pháp điều trị thiếu máu não
- Thiếu máu não nên ăn gì, uống gì?
- Lưu ý tư thế ngủ tốt cho người thiếu máu não
- Cách phòng ngừa bệnh
Tổng quan về bệnh thiếu máu não
Thiếu máu não là gì? Là tình trạng lưu lượng máu lên não bị giảm, khiến cho lượng oxy và dưỡng chất không được truyền lên não kịp thời. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các tế bào thần kinh bị thiếu năng lượng, dẫn đến suy giảm chức năng.
Những năm trở lại đây, căn bệnh này đang có xu hướng bị trẻ hóa. Biểu hiện là rất nhiều người trẻ bị thiếu máu não. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý, chất lượng cuộc sống và công việc của không ít người.
Các nguyên nhân gây thiếu máu não
Về nguyên nhân hình thành bệnh thiếu máu lên não, có rất nhiều yếu tố tác động khác nhau. Điển hình có thể kể đến như:
- Các bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể: Theo thống kê, có hơn 80% người bệnh thiếu máu não có bệnh lý nền là xơ vữa động mạch. Ngoài ra, còn có các bệnh lý khác như chấn thương cột sống, các bệnh liên quan đến tim mạch, người bị tăng huyết áp.
- Các yếu tố từ lối sống: Người thường xuyên stress, căng thẳng trong công việc, cuộc sống thường dễ sinh ra các gốc tự do làm tổn thương đến mạch máu. Những người thường xuyên hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học và lười vận động cũng rất dễ bị thiếu máu não.
Việc xác định nguyên nhân gây bệnh thiếu máu não rất quan trọng. Thông qua tác nhân gây bệnh, các bác sĩ và chuyên gia sẽ lên phác đồ điều trị riêng sao cho hiệu quả tốt nhất.
Dấu hiệu nhận biết và các triệu chứng của bệnh
Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy bạn đang bị thiếu máu não. Thông thường, ở mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau tùy thuộc theo mức độ bệnh nặng hay nhẹ. Trong đó, có những triệu chứng phổ biến mà hầu hết ai cũng gặp phải như sau:
- Đau đầu: Cơn đau có thể ở một vùng hoặc toàn bộ đầu, mức độ đau đầu tăng dần theo thời gian.
- Chóng mặt, buồn nôn: Người bệnh thường rơi vào trạng thái loạng choạng khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Kèm theo đó là cảm giác hoa mắt, chóng mặt.
- Mất ngủ: Trằn trọc không ngủ được, dễ thức giữa đêm và không ngủ lại được là dấu hiệu điển hình ở người thiếu máu não.
- Ù tai, khả năng nghe kém: Người bệnh thường có cảm giác ù tai khó chịu và khả năng nghe bị suy giảm.
- Tê bì chân tay: Chân tay thường xuyên bị tê buốt, châm chích, kiến bò,…
- Suy giảm trí nhớ: Hay quên, mất khả năng tập trung và tư duy khiến cho chất lượng cuộc sống và hiệu quả công việc bị suy giảm.
Tình hình bệnh càng nặng, các triệu chứng thiếu máu não sẽ xuất hiện càng nhiều và ở mức độ nặng hơn. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ bị thiếu máu não, bệnh nhân nên đến trực tiếp các cơ sở khám chữa bệnh để được thăm khám và hỗ trợ tốt nhất.
Cần xét nghiệm gì để biết thiếu máu não?
Nếu bạn nghi ngờ mình bị thiếu máu não, khi đến các cơ sở y tế, bệnh viện sẽ được các bác sĩ cho thực hiện một trong các xét nghiệm sau:
- Chụp cộng hưởng từ sọ não (MRI) để khảo sát mạch máu não
- Chụp CT Scan sọ não
- Siêu âm Doppler xuyên sọ
- Chụp mạch số hóa xóa nền DSA
- Đo lưu huyết não
Với mỗi loại xét nghiệm sẽ được thực hiện bằng loại máy móc khác nhau và công nghệ không giống nhau, có ưu nhược điểm riêng. Tùy thuộc vào điều kiện cơ sở vật chất, bệnh nhân đến các cơ sở bệnh viện sẽ được xét nghiệm bằng hình thức khác nhau nhưng đảm bảo cho kết quả chính xác cao.
Cách xử lý khi bị thiếu máu não
Nếu trong trường hợp thiếu máu não xuất hiện, việc mọi người xung quanh nắm bắt được cách xử lý để phục hồi sức khỏe, giảm thiểu rủi ro cho người bệnh là rất cần thiết. Dưới đây là một số cách xử lý khi bị thiếu máu não nhanh, hiệu quả dựa theo mức độ và dấu hiệu thiếu máu não:
- Bệnh nhân bị choáng nhẹ, mất thăng bằng: Cho bệnh nhân nằm ở mặt phẳng thoáng, tháo bớt quần áo, để đầu thấp giúp cho máu lưu thông lên não được dễ dàng. Sau khi bệnh nhân phục hồi, có thể cho ăn cháo loãng hoặc uống sữa.
- Bệnh nhân bị lơ mơ, ngất xỉu, nôn ói: Cho người bệnh nằm ngửa, một tay vuông góc với chân. Chân đối diện co lên vắt tay cùng bên với chân sang vai bên kia rồi lật người sang một bên, lấy tay gối lên đầu, tay kia để vuông góc với thân. Sau đó, nhanh chóng đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.
Biện pháp điều trị thiếu máu não
Thực tế, cho tới nay vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào đưa ra được giải pháp điều trị triệt để bệnh thiếu máu não. Tuy nhiên, thay vào đó, có rất nhiều các biện pháp hỗ trợ điều trị, làm thuyên giảm triệu chứng bệnh cũng như ngăn chặn tiến triển bệnh theo chiều hướng xấu. Dưới đây là một số cách điều trị được nhiều người áp dụng:
- Điều trị bằng thuốc: Dựa trên tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân khởi phát, các bác sĩ sẽ kê loại thuốc phù hợp nhằm giải quyết tình trạng tắc nghẽn mạch và khôi phục lại lưu lượng máu cần thiết. Các loại thuốc điển hình được kê cho người thiếu máu não gồm thuốc chống tập kết tiểu cầu, thuốc chống đông máu,…
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung chất xơ, các nhóm vitamin nhóm B, nhóm C và sắt vô cùng cần thiết trong khẩu phần ăn của người thiếu máu não. Đồng thời, hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo, mỡ động vật, thuốc lá, rượu bia,…
- Thường xuyên tập thể dục thể thao: Với người thiếu máu não, tập luyện thể dục mỗi ngày 30 phút sẽ giúp cho lưu lượng oxy được bơm vào cơ thể nhiều hơn, tăng cường khả năng lưu thông máu lên não. Các bài tập được khuyên áp dụng với người thiếu máu não là yoga, đi bộ, đạp xe,…
Ngoài những cách trên, bệnh nhân thiếu máu não có thể tham khảo sử dụng thêm thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh thiếu máu não. Điển hình hiện nay có sản phẩm Lohha Trí Não được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên nên đặc biệt an toàn với mọi đối tượng người bệnh. Sử dụng Lohha Trí Não hỗ trợ chống suy giảm trí nhớ, tăng cường hoạt động của trí não, làm giảm các triệu chứng của bệnh như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt,… Kiên trì sử dụng trong khoảng 2 – 3 tháng, bạn có thể cảm nhận được rõ rệt hiệu quả mà sản phẩm mang lại.
Thiếu máu não nên ăn gì, uống gì?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến người bệnh thiếu máu não. Do vậy, bạn cần phải kiểm soát các thực phẩm tiêu thụ hàng ngày để giảm bớt các triệu chứng. Dưới đây là những loại thực phẩm người thiếu máu não nên và không nên ăn, uống:
- Những thực phẩm nên ăn: các loại rau lá xanh, cá béo, các loại quả mọng (cam, quýt, việt quất), hạt óc chó, ngũ cốc nguyên hạt, trứng, thịt bò, các loại rau củ, trái cây giàu vitamin và sắt (lựu, mâm xôi, nho, mận, rau cần tây, bí ngô, cà rốt,…. Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung thêm các loại sữa như sữa bò, sữa tách béo, sữa chua lên men tự nhiên.
- Những thực phẩm không nên ăn: Các loại thức ăn nhanh, thực phẩm đóng hộp, rượu bia, nước có gas là những loại nằm trong danh sách người thiếu máu não không nên ăn, uống.
Lưu ý tư thế ngủ tốt cho người thiếu máu não
Người bệnh thiếu máu não khi ngủ có thể chú ý một số tư thế sau để mang lại cảm giác thoải mái cũng như tạo điều kiện cho não và cơ thể được phục hồi tự nhiên. Nằm nghiêng là một trong những tư thế ngủ được chuyên gia khuyên người bệnh nên áp dụng. Tư thế này giúp giảm đau lưng và các vấn đề về cột sống, tăng cường sức khỏe não bộ và hạn chế ngáy ngủ.
Ngoài ra, khi ngủ, bạn cũng cần lưu ý chọn đệm và gối có độ êm vừa phải, không quá cao để giúp mang lại giấc ngủ ngon và sâu hơn. Không gian phòng ngủ nên được bày trí rộng rãi, thoáng mát.
Cách phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa thiếu máu não xuất hiện làm ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, mọi người có thể thực hiện những biện pháp sau đây:
- Cung cấp đầy đủ các chất tham gia tạo máu như sắt, vitamin C, magie, B12
- Tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Hạn chế để đầu óc căng thẳng, stress, mệt mỏi.
- Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng 1 lần để kịp thời phát hiện bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp (nếu có).
Với những thông tin về bệnh thiếu máu não nêu trên, hy vọng có thể giúp quý vị có cái nhìn tổng quan, chi tiết hơn về căn bệnh này.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn