Cơn thiếu máu não cục bộ thoáng qua có những triệu chứng giống như đột quỵ não nhưng không gây tổn thương hay có bất kỳ dấu hiệu gây phá hủy não nào. Tuy nhiên, đây cũng là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm, nếu không có biện pháp can thiệp để hạn chế sự xuất hiện của cơn thiếu máu não thoáng qua, rất nhiều di chứng có thể xảy ra.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
Mục lục
? Thiếu máu não thoáng qua là gì?
Thiếu máu não thoáng qua còn có tên gọi khác là cơn tai biến mạch máu não thoáng qua. Tình trạng này có nhiều triệu chứng giống như một cơn đột quỵ não nhưng không phá hủy não.
Cơn thiếu máu não thoáng qua xuất hiện khi động mạch não bị bít lại, tắc nghẽn và sau đó tự tái thông. Hay trong trường hợp có máu đông, các cục máu đông này sẽ ngăn chặn động mạch não gây tắc và sau đó lại di chuyển đi xa chỗ khác.

? Nguyên nhân gây bệnh và những đối tượng dễ mắc bệnh
Theo các chuyên gia, nguyên nhân trực tiếp gây nên tình trạng thiếu máu não thoáng qua là do máu đông di chuyển, tắc trong động mạch lên não. Các cục máu chặn hoàn toàn hoặc một phần của dòng chảy máu. Nếu hiện tượng này diễn ra trong thời gian dài, các cục máu đông có thể bị phá hủy hoặc di chuyển đi xa nơi khác, máu sẽ được lưu thông trở lại.
Ngoài ra, còn có nhiều yếu tố khác tác động khiến cho tình trạng thiếu máu não thoáng qua xảy ra:
- Tuổi tác: Người càng cao tuổi càng dễ gặp phải các cơn thiếu máu não thoáng qua do tuổi tác có ảnh hưởng đến độ dẻo dai của mạch máu, tim mạch và hệ tuần hoàn. Tuy nhiên, nhiều năm trở lại đây, tỷ lệ người trẻ mắc bệnh cũng đang có dấu hiệu tăng cao.
- Giới tính: Các chuyên gia cho biết, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh thiếu máu não thoáng qua nhiều hơn nỹ. Tuy nhiên, nữ giới lại có tỷ lệ tử vong do đột quỵ và các biến chứng của thiếu máu não cao hơn.
- Có tiền sử bị thiếu máu não thoáng qua: Những người đã từng bị thiếu máu não thoáng qua trước đó có nguy cơ bị tái phát trở lại cao hơn gấp 10 lần người bình thường.
- Mắc bệnh hồng cầu hình liềm: Đây là một bệnh lý di truyền, là yếu tố tác động gây ra nhiều trường hợp đột quỵ và thiếu máu não thoáng qua.
- Yếu tố di truyền: Nếu trong gia đình bạn có người từng bị thiếu máu thoáng qua hoặc đột quỵ thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng như các thành viên khác cũng cao hơn.

Thiếu máu não thoáng qua có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, có một số đối tượng dễ hình thành cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu dẫn đến thiếu máu thoáng qua hơn cả. Đó là:
- Người bị huyết áp cao
- Người thừa cân
- Người bị mỡ máu cao
- Người có tiền sử mắc bệnh tiểu đường, tim mạch,…
? Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh
Bệnh thiếu máu não thoáng qua thường có những triệu chứng khá dễ nhận biết dưới đây:
- Suy giảm thị lực: Mắt của người bệnh không nhìn rõ hoặc tối sầm. Có một số người chỉ bị một bên mắt, một số khác bị ở cả hai mắt.
- Chân tay có hiện tượng tê bì. Các bộ phận khắc như lười, cằm, mặt, chân tay cũng có thể bị tê bì hoặc mất cảm giác.
- Thường xuyên bị hoa mắt, chóng mặt và suy giảm khả năng giao tiếp.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, triệu chứng thiếu máu não thoáng qua tương đối giống với đột quỵ. Tuy nhiên, dù là dấu hiệu của bệnh gì thì khi nhận thấy điểm bất thường, bạn cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Ngoài các triệu chứng nêu trên, mọi người cũng có thể nhận biết bệnh thiếu máu não thoáng qua thông qua những dấu hiệu như:
- Mặt: Hai bên mặt không đối xứng với nhau hoặc có một bên bị xệ xuống.
- Tay: Người bệnh thường bị tê bì 1 hoặc cả hai bên tay. Cánh tay thường bị rơi xuống khi cố cử động.
- Nói: Gặp khó khăn trong việc nói như nói lắp, khó phát âm.

? Biện pháp chẩn đoán bệnh
Đối với cơn thiếu máu não thoáng qua, nếu có triệu chứng, bệnh nhân nên đến trực tiếp các cơ sở y tế để được bác sĩ khám, chẩn đoán. Để đảm bảo độ chính xác, cần thiết thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán như chụp cộng hưởng từ não, cắt lớp vi tính não, chụp số hóa hệ động mạch cảnh ngoài sọ. siêu âm hệ động mạch cảnh,…
Thông qua kết quả, các bác sĩ có thể nhận định được tình trạng bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh. Từ đó, lên phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo tối ưu và mang lại hiệu quả tốt nhất.
>> Xem thêm: Dấu hiệu nhận biết thiếu máu não nặng và hướng điều trị
? Cách điều trị thiếu máu não thoáng qua
Về cách điều trị thiếu máu não thoáng qua, hiện có nhiều phương pháp khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần có sự kết hợp hài hòa giữa dùng thuốc uống và chế độ tập luyện, ăn uống lành mạnh sẽ giúp cho hiệu quả cao hơn. Đặc biệt là tập trung vào mục đích đẩy lùi các yếu tố nguy cơ làm bệnh tiến triển nặng hơn. Cụ thể:
- SỬ dụng thuốc: Hiện có các loại thuốc như kiểm soát huyết áp, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc hạ lipid máu,… có thể sử dụng trong điều trị thiếu máu não thoáng qua. Tuy nhiên, khi dùng thuốc bắt buộc phải được bác sĩ kê đơn, không tự ý mua ngoài hiệu thuốc.
- Tập thể dục: Các bài tập thể dục nhịp nhàng giúp nâng cao khả năng lưu thông máu lên não, thúc đẩy sự dẻo dai của mạch máu, đẩy lùi tỷ lệ mắc thiếu máu não. Mỗi ngày bạn chỉ cần bỏ ra từ 15 – 30 phút tập thể dục là có thể cải thiện được sức khỏe.
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh: Bổ sung các thực phẩm tươi sống, hoa quả nhiều vitamin và khoáng chất. Đồng thời hạn chế bia rượu, các chất kích thích là cách tốt để giảm thiểu khả năng mắc thiếu máu não cũng như ngăn chặn sự tiến triển tiêu cực của bệnh.

? Nguy cơ đột quỵ sau cơn thiếu máu não thoáng qua
Cơn thiếu máu não thoáng qua TIA có nguy cơ dẫn đến đột quỵ rất cao. Thường sẽ là đột quỵ não cấp. Hiện tượng đột quỵ thường xảy ra sau vài ngày đến vài tuần đầu sau cơn thiếu máu não thoáng qua.

Chính vì lý do này mà các chuyên gia cảnh báo, bất cứ khi nào một người có nghi ngờ có cơn thiếu máu não thoáng qua cần thiết phải được theo dõi sát sao. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào cần phải có sự can thiệp kịp thời.
? Có thể bạn quan tâm:
- Tổng hợp 5 biểu hiện thiếu máu não phổ biến, dễ nhận biết nhất
- 2 bài thuốc điều trị thiếu máu não bằng đông y hiệu quả tại nhà
Cơn thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ xảy đến với bất kỳ ai. Vì vậy, mọi người nên thực hiện thăm khám sức khỏe định kỳ và tầm soát sớm đột quỵ để phát hiện bệnh kịp thời cũng như có phương án điều trị phù hợp. Hy vọng với những thông tin tổng hợp bên trên có thể giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu về căn bệnh này.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn