Đột quỵ não là bệnh lý mạch máu não nguy hiểm và phổ biến nhất hiện nay bởi nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 3 trên thế giới sau bệnh tim mạch và bệnh ung thư. Đặc trưng của bệnh đột quỵ não là hiện tượng máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não và xuất huyết não. Vậy bệnh đột quỵ não là gì? Nguyên nhân và hậu quả để lại của bệnh đột quỵ não ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
Mục lục
1, Đột quỵ não là gì?
Bệnh đột quỵ não hay còn được gọi là tai biến mạch máu não, là tình trạng bệnh lý do tổn thương mạch máu não đột ngột xảy ra do tắc nghẽn mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ nhồi máu não hoặc vỡ mạch máu não gây đột quỵ xuất huyết não. Lúc này, não bộ không được cung cấp oxy đủ để có thể hoạt động được nên một vùng não nào đó sẽ ngưng hoạt động và kéo theo không điều khiển các cơ quan khác hoạt động, có thể gây liệt nửa người, tay, chân, rối loạn ngôn ngữ, mất ý thức và có thể đi vào hôn mê… và nếu không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì vùng não sẽ chết và người bệnh có thể tử vong.
2, Nguyên nhân gây đột quỵ não?
Tùy theo từng thể đột quỵ não mà nguyên nhân khác nhau, trong đó:
- Thiếu máu cục bộ: Chiếm tỷ lệ phổ biến trong các trường hợp đột quỵ (80%). Bệnh thường gặp sau một cơn đau hoặc cục máu đông có thể hình thành trong các mạch máu của não, hoặc trong mạch máu dẫn đến não, hay trong các mạch máu ở những nơi khác của cơ thể đi đến não; những cục máu đông chặn lưu lượng máu đến các tế bào của não, dạng này chiếm tỉ lệ cao trên 80% các ca đột quỵ do thiếu máu cục bộ. Nguyên nhân chính do xơ vữa động mạch não, bệnh tim, tắc mạch do nguyên nhân khác.
- Chảy máu não: Chiếm 15% các trường hợp bị đột quỵ. Nguyên nhân do tăng huyết áp hoặc vỡ phình mạch hoặc dị dạng mạch máu não gây xuất huyết dưới màng nhện, xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, kết quả là máu thấm vào mô não, gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não, hay dị dạng mạch máu não bẩm sinh, do rối loạn đông máu hoặc bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc chống đông.
- Các nguyên nhân khác: Ngoài các nguyên nhân chính đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc đột quỵ như: yếu tố di truyền, stress căng thẳng, ăn mặn, nhiễm khuẩn, chế độ dinh dưỡng kém và thiếu luyện tập… Các nhà nghiên cứu còn phát hiện thêm 5 yếu tố khác là tiểu đường, dư thừa chất cồn, stress và trầm cảm, rối loạn tim và mỡ máu, họ nhận thấy chúng có thể giải thích cho 90% các trường hợp đột quỵ.
Xem chi tiết: Nguyên nhân gây đột quỵ não
3, Triệu chứng của đột quỵ não
Triệu chứng của đột quỵ não phổ biến là:
- Bất ngờ có cảm giác tê – mất cảm giác hoặc yếu liệt cơ mặt, tay hay chân, kèm theo cứng cổ, đặc biệt ở một bên của cơ thể.
- Đau đầu dữ dội và đột ngột mà không rõ nguyên nhân
- Thị lực mất hoặc giảm ở một hoặc cả hai mắt
- Tê cứng miệng lưỡi, người bệnh trở nên khó nói, nói ngọng, phải gắng sức mới phát âm được.
- Hoa mắt, chóng mặt, mất thăng bằng hay mất khả năng kiểm soát sự di chuyển của cơ thể.
4, Hậu quả để lại của đột quỵ não như thế nào?
Đột quỵ não không chỉ nguy hiểm đối với bản thân bệnh nhân mà còn là gánh nặng của gia đình và xã hội. Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy có trên 4 triệu người đang sống với nhiều khó khăn về sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày sau khi bị đột quỵ não. Bên cạnh đó, con cái, gia đình và các bệnh viện, tổ chức xã hội cũng khá vất vả để giải quyết, khắc phục những hậu quả của đột quỵ não gây ra.
- Yếu nhẹ nửa người hoặc liệt hoàn toàn nửa người (liệt hẳn một bên cơ thể). Giảm và mất cảm giác một bên cơ thể.
- Mất thăng bằng cơ thể đi đứng không vững
- Không diễn tả được ý nghĩ, lời nói, không hiểu chữ viết và lời nói người khác.
- Khó nuốt hoặc nuốt sặc.
- Giảm thị lực và hoặc giảm thị trường (tầm nhìn xung quanh bị hạn chế).
- Mất khả năng kiểm soát cảm xúc và thay đổi tâm trạn.
- Trí nhớ, khả năng nhận thức, đánh giá, giải quyết vấn đề bị suy giảm
- Không tự chăm sóc được bản thân, cần có người giúp đỡ, hỗ trợ.
Đa số bệnh nhân sau khi đột quỵ sức khỏe yếu, sa sút tinh thần, không tự chăm sóc cho bản thân và để lại gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nếu trường hợp đột quỵ do xuất huyết não, không được cấp cứu kịp thời, đúng cách thì nguy cơ tử vong rât cao.
Đọc tiếp: Cách điều trị đột quỵ não
5, Cách phòng chống đột quỵ não ra sao?
Dưới đây là những cách phòng chống đột quỵ mà đã được chứng minh là giảm thiểu tối đa nguy cơ bị đột quỵ
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên. Phát hiện cao áp huyết sớm và chữa cao áp huyết tốt, nhất là ở những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình cao áp huyết và bệnh tim mạch như bệnh mạch vành, rung nhĩ, bệnh van tim…
- Kiểm soát đường huyết, phòng và điều trị tiểu đường, vì khi bị bệnh tiểu đường, có thể gây xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não, gây bệnh đột quỵ não. Kiểm soát cholesterol rong máu, phòng và điều tị bệnh mỡ máu cao, bệnh đa hồng cầu vì những bệnh này có thể gây cơn thiếu máu não hay nhũn não.
- Điều trị rối loạn nhịp tim.
- Không hút thuốc lá, vì thuốc lá là nguy cơ chính dẫn đến bệnh đột quỵ não dù chỉ ở tuổi trung niên.
- Hạn chế uống rượu và không dùng các chất kích thích hoặc ma túy.
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: Không ăn nhiều mỡ, nhiều chất ngọt, tinh bột; nên ăn nhiều rau, củ, trái cây giàu các chất chống oxy hóa, chống gốc tự do giúp bảo vệ và tăng cường hoạt động của não và tim.
- Ngủ là yếu tố rất quan trọng trong quá trình tuần hoàn máu lên não, tránh các tác nhân gây mất ngủ, nên ngủ đủ giấc từ 6-8 tiếng/ngày.
- Thường xuyên vận động và tập luyện đều đặn, phù hợp với sức khỏe như đi bộ, thiền, yoga…
- Giữ tinh thần thoải mái, không âu lo, tránh căng thẳng và stress.
- Tránh sự thay đổi khí hậu và thời tiết vì chúng có tác động rất nhạy cảm, khởi phát cơn thiếu máu não nhất là khoảng thời điểm giao mùa, thay đổi đột ngột từ môi trường không khí giữa lạnh và nóng với khoảng cách quá cao cũng là yếu tố thuận lợi gây tái phát cơn thiếu máu não.
Tóm lại, bệnh đột quỵ là căn bệnh rất nguy hiểm, khó cấp cứu và chữa trị, nên khả năng hồi phục sức khỏe như ban đầu là rất khó, đa số bệnh nhân đột quỵ đều gặp phải những di chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh, tốn chi phí điều trị của gia đình và xã hội. Vì vậy việc phát hiện và điều trị kịp thời có vai trò quan trọng trong việc giúp bệnh nhân tránh những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí tử vong mà căn bệnh gây ra.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn