Hiện nay có rất nhiều sản phẩm phân nhiễu trên thị trường và rất nhiều người với mong muốn phòng tránh đột quỵ đã truyền tai nhau loại “thuốchống đột quy”. Vậy thực khư có hay không loại thuốc thần dược này?
Thuốc chống đột quỵ – dùng 1 lần chống cả đời
Trên facebook đang rầm rộ chia sẻ nhau về bài thuốc của lương y Đỗ Thị Xuyến (84 tuổi). Bài thuốc này được chia sẻ từ một người phát tán trên face với nội dung “bài thuốc phòng chữa đột quỵ, tai biến cả đời chỉ bằng một lần duy nhất đắp thuốc bàn chân”. Cũng theo đó nguyên liệu bài thuốc rất quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày như hạnh nhân, chi tử, đào nhân và phụ liệu gồm gạo nếp, hạt tiêu so trắng, lòng trắng trứng gà… Theo hướng dẫn của người đăng bài thì các nguyên liệu, phụ liệu trên sau khi được tán nhỏ sẽ trộn thật đều với lòng trắng trứng gà, đặt lên một miếng nilon rồi đắp vào gan bàn chân người bệnh một đêm. Khi tháo ra thấy lòng bàn chân có màu xanh mực Cửu Long là kết quả tốt. Càng xanh đậm càng tốt. - Một thời gian sau (5 -7 ngày) màu xanh sẽ mờ dần đi.
Bài thuốc không chỉ có tác dụng chống đột quỵ, tai biến mà còn có những tác dụng khác rất tốt cho sức khỏe, nhất là người cao tuổi. Bài thuốc được giới thiệu đó là sử dụng cho những người từ 29, 30 tuổi trở lên, người gặp vấn đề huyết áp, tim mạch, người mắc bệnh tim mạch, tuổi tác cao. Ngoài ra những người thường xuyên sử dụng bia rượu, chất kích thích.
Tìm hiểu rõ hơn về bài thuốc này, cụ Xuyến cho hay cụ có đọc được bài viết của ông Trịnh Vinh Pha, đại tá – cựu chiến binh, giới thiệu bài thuốc đắp chân phòng ngừa đột quỵ, tai biến trên báo chí. Thấy bài thuốc chỉ có lợi, không có hại nên cụ Xuyến đã kế thừa và cải tiến bài thuốc trên rồi biếu các cụ cao tuổi ở quê nội, quê ngoại.
Sau đó “Mọi người dùng thấy rất tốt bèn khuyên tôi nên bán để họ mua về dùng và đi biếu. Qua 2 năm, tôi đã biếu 3.000 gói thuốc, trong đó có 200 người sử dụng đắp vào 2 chân và đắp 2 – 3 lần, kết quả rất tốt. Có 2 trường hợp đắp 1 lần bị nhức thêm, tôi cho đắp tiếp lần 2 thì khỏi hẳn và dễ chịu. Vì vậy, thông tin cả đời chỉ đắp 1 lần, 1 chân như trên mạng lan truyến là chưa chính xác” – cụ Xuyến chia sẻ.
Và thực khư là?
Trái với những gì trên mạng chia sẻ và lời của cụ Xuyến, BS Nguyễn Đức Thắng (Khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Y học cổ truyền) cho biết, trong Đông y không có bài thuốc tương tự như trên, chỉ có các bài thuốc có tác dụng hỗ trợ, nâng đỡ sức khỏe , góp phần kiểm soát các yếu tố nguy cơ tốt hơn, giúp bệnh nhân giảm thiểu khả năng xảy ra tai biến mạch máu não với điều kiện phải sử dụng đúng theo sự giám sát của thầy thuốc và được kiểm tra kỹ lưỡng các xét nghiệm cận lâm sang.
BS.ThS. Hoàng Khánh Toàn (Khoa Đông y, Bệnh viện Quân đội 108) cũng khẳng định, trong y học cổ truyền, không có một bài thuốc nào chỉ cần đắp lòng bàn chân một lần lại có khả năng chữa hay chống những chứng bệnh cấp tính, nguy hiểm như trúng phong.
BS Toàn cho biết thêm, ở Nhật, người ta đã bào chế các miếng dán có tẩm dược liệu thiên nhiên nhằm giúp cơ thể đào thải các chất độc qua da ở lòng bàn chân nhưng cũng phải sử dụng với liệu trình nhiều tuần, nhiều tháng mới đạt hiệu quả ở mức độ nhất định.
Từ kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm khám, chữa bệnh lâu năm, cả BS Toàn và BS Thắng đều khuyến cáo người bệnh phải thực sự tỉnh táo, khi có bệnh phải tìm đến các cơ sở khám, chữa bệnh uy tín, không nên nghe theo những bài thuốc truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học khiến bệnh tiến triển nặng và có thể dẫn đến tử vong.
Vậy đột quỵ có phòng ngừa được không?
Ai cũng có thể phòng ngừa nguy cơ đột quỵ cho bản thân mình. Hạn chế nguy cơ xảy ra nhưng không thể nói được là tuyệt đối. Để phòng chống đột quỵ, bản thân mỗi người phải tự ý thức bảo vệ sức khỏe của mình.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý: Tim mạch, huyết áp, đường huyết, cholesterol trong máu và béo phì là các bệnh lý làm tăng nguy cơ đột quỵ. Chính vì vậy cần kiểm soát tốt các bệnh lý này nếu đang mắc bệnh.
- Không sử dụng thuốc lá, rượu bia: Thuốc lá, rượu bia làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Chính vì vậy việc giảm rượu bia và ngưng hút thuốc lá làm giảm rõ rệt nguy cơ dẫn đến đột quỵ
- Chế độ sinh hoạt lành mạnh: Suy nghĩ tích cực,thoải mái giải tỏa căng thẳng stress, ngủ đủ giấc, cân bằng thời gian nghỉ ngơi và làm việc, thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội… không chỉ nâng cao sức khỏe mà đồng thời còn giảm thiểu các nguy cơ mắc bệnh như đột quỵ não.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Thực hiện chế độ ăn nhiều rau xanh hoa quả tươi; hạn chế sử dụng mỡ động vật để chế biến thức ăn, các loại thực phẩm đồ ăn nhanh; chuyển sang chế độ ăn nhạt. Thay đổi chế độ ăn uống tốt cho tim mạch và huyết áp, góp phần làm giảm nguy cơ đột quỵ.
- Luyện tập thể dục thể thao: Tăng cường vận động thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Nên chọn các loại vận động như: đi bộ, bơi lội, yoga,…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ: để có thể phát hiện sớm và được bác sĩ tư vấn điều trị đúng cách để phòng những biến chứng nguy hiểm của các bệnh.
Teonao.vn tổng hợp
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn