Nắng nóng kéo dài cả nước khiến số ca đột quỵ tăng cao các bệnh viện bắt đầu dấu hiệu quá tải, bộ y tế đã đưa ra lời cảnh báo. Với đà nắng nóng còn tiếp tục, đột qụy đã trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người đặc biệt là người lớn tuổi, trẻ nhỏ và người làm việc ngoài trời.
Mục lục
Nóng nắng và đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh gây tử vong đứng thứ 2 sau tim mạch. Đây là căn bệnh không còn lạ lẫm gì ở Việt Nam và hiện đang có xu hướng trẻ hóa người mắc bệnh. Có đến 80% người mắc đột quỵ là do tắc mạc máu não bởi cục máu đông gây ra và 20% còn lại là do xuất huyết não.
Với tình hình nắng nóng khắp cả nước lên tới 40 độ C, sự mất nước thông qua việc đổ mồ hôi của cơ thể khiến các mạch máu có khuynh hướng trở nên lồi lõm, độ kết dính trong máu tăng cao dễ dẫn đến khả năng xuất hiện các cục máu đông – nguyên nhân chủ yếu gây ra tử vong vì đột quỵ. Đặc biệt đáng lưu ý, nguy cơ tử vong do nhồi máu não của người cao tuổi ở mức nhiệt độ 32°C trở lên tăng cao hơn nhiều so với mức nhiệt độ 27-29°C chưa cần nói đến tình trạng nóng nắng kéo dài như hiện nay.
Đột quỵ do nắng nóng là tình trạng thân nhiệt trung tâm cao trên 40 độ C, da nóng, khô kèm theo các rối loạn về thần kinh trung ương như run cơ, co giật và thậm chí có thể hôn mê.
Đối tượng dễ đột quỵ khi nắng nóng
Nắng nóng kéo dài nguy cơ đột quỵ tăng cao, ai cũng có thể bị đột quỵ song các đối tượng dưới đây nguy cơ đột quỵ xảy ra cao hơn cả đó là:
- Người làm việc kéo dài trong môi trường có nhiệt độ cao như ở ngoài trời nắng nóng hoặc phải làm việc trong các lò gốm sứ, lò rèn, lò luyện kim… trong điều kiện độ ẩm không khí cao, không thông thoáng.
- Người làm việc liên tục với cường độ cao dưới trời nóng ẩm như các vận động viên chạy việt dã, đua xe đạp hoặc nông dân lao động chân tay trên những cánh đồng, đây được gọi là đột quỵ nắng nóng do gắng sức.
- Người già trên 60 tuổi, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ duới 4 tuổi
- Người mắc các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, tiểu đường
- Người hút thuốc lá nhưng lại ít uống nước
- Người tiếp xúc đột ngột với môi trường nắng nóng, thiếu các trang bị bảo hộ ngăn ngừa nắng nóng.
Dấu hiệu cảnh báo tiền đột quỵ
Các dấu hiệu sau đều cảnh báo nguy cơ xảy ra đột quỵ:
- Đau đầu, chóng mặt, choáng váng.
- Không có mồ hôi, mặc dù cơ thể rất nóng
- Da đỏ, nóng và khô
- Chuột rút, tê chân tay người
- Buồn nôn và nôn
- Nhịp tim nhanh, kèm theo thở nông
- Thay đổi hành vi như rối loạn, mất phương hướng
- Phát cơn động kinh
- Ngất xỉu.
Xử lý khi gặp người đột quỵ do nắng nóng
Khi bắt gặp người có các triệu chứng đột quỵ do nắng, ngay lập tức hãy gọi cấp cứu 115, nếu gần bệnh viện hãy chuyển người bệnh đến bệnh viện ngay lập tức. Trong lúc chờ đợi xe cấp cứu hãy đưa bệnh nhân vào nơi râm mát cởi bỏ bớt quần áo. Nếu có điều kiện hãy:
- Dùng quạt để làm mát, áp khăn ướt lên người nạn nhân.
- Có thể chườm nước đá ở các vùng bẹn, nách vì đây là những khu vực có nhiều mạch máu gần với da, khi làm mát chúng có thể giúp giảm nhiệt độ của cơ thể.
- Cho nạn nhân vào bồn tắm xả nước mát vào.
Cách phòng đột quỵ khi trời nắng nóng
Để phòng chống đột quỵ khi nắng nóng kéo dài hãy lưu ý những điều sau:
- Người cao tuổi, trẻ nhỏ nên hạn chế ra ngoài trời đặc biệt là trong các giờ nắng cao điểm: 8h sáng – 5h chiều
- Người ngồi trong điều hòa nên khống chế nhiệt độ khoảng 27 độ C và không nên để chênh lệch giữ trong phòng điều hòa và ngoài phòng quá cao.
- Không nên đột ngột từ phòng điều hòa ra ngoài nắng ngay mà phải có thời gian vài phút để thích ứng với nhiệt độ ngoài trời
- Uống đủ nước, không khát cũng phải uống đủ nước. Có thể thay nước lọc bằng nước ép trái cây rau củ quả. Lượng nước cần bổ sung từ 1,5- 2lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Nếu phải tập luyện nên uống 1 cốc nước trước khi tập và cứ sau 20 phút vận đông mạnh nên bổ sung nước 1 lần.
- Đi ra ngoài trời cần mặc quần áo nhẹ rộng màu sáng dài tay, đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang kính đầy đủ. Bôi kem chống nắng trước 30 phút.
- Hạn chế ra ngoài khi nắng nóng.
- Không sử dụng rượu bia hoặc cà phê bởi các chất cồn và caffein sẽ làm bạn bị mất nước nhiều hơn, làm bạn dễ bị đột quỵ do nắng nóng hơn.
- Kiểm soát lượng nước tiểu của bạn khi thời tiết nắng nóng. Nếu nước tiểu bỗng nhiên sẫm màu hơn bình thường, chứng tỏ bạn đang bị thiếu nước. Hãy bổ sung ngay nước cho cơ thể.
- Không hút thuốc lá
- Cải thiện môi trường làm việc: thông gió, thông khí đảm bảo; không làm việc hoặc có những hoạt động gắng sức khi cơ thể mệt mỏi.
- Đảm bảo ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng tăng cường rau xanh và hoa quả tươi.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn