Ngày nay, tình trạng trí nhớ kém ngày càng phổ biến do cuộc sống bộn bề, quá tải khiến con người luôn phải suy nghĩ, trăn trở và chịu stress. Vậy trí nhớ kém là do đâu và điều trị, phòng tránh như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây:
1, Trí nhớ kém là bệnh gì?
Trí nhớ là quá trình hoạt động của não bộ để ghi nhận, lưu trữ và nhớ lại thông tin khi cần thiết. Quá trình này đòi hỏi có sự tham gia của nhiều vùng của não như thùy trán, thùy thái dương, đồi thị, hải mã… Một thông tin sẽ được ghi nhận bằng các giác quan, sau đó sẽ được mã hóa và lưu trữ ở các kho trong não. Khi cần nhớ lại, thông tin sẽ được truy suất tại các kho và chuyển đến các trung tâm phát ngôn hoặc vận động ở các vỏ não tương ứng để thực hiện thông tin của trí nhớ. Khi một trong những bộ phận nào đó của não bộ bị tổn thương, quá trình này sẽ bị gián đoạn dẫn đến chứng hay quên hay còn gọi là trí nhớ kém.
2, Nguyên nhân gây ra trí nhớ kém
Theo quy luật tự nhiên, khi tuổi tác càng cao hệ thần kinh của bộ não cũng dần suy thoái. Và một trong những biểu hiện nghiêm trọng của sự suy giảm não bộ là hiện tượng trí nhớ kém, khiến con người hay quên, đãng trí, thậm chí sa sút trí tuệ.
Bên cạnh đó với cuộc sống áp lực công việc, thường xuyên bị căng thẳng thần kinh, hay bị mất ngủ, ngủ không đủ giấc, lạm dụng thuốc gây mê, thuốc gây nghiện, thuốc ngủ, thuốc chống trầm cảm cùng với chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu chất cũng khiến các tế bào não suy giảm và bị thoái hóa nên trí nhớ kém xuất hiện nhanh hơn mặc dù tuổi tác vẫn còn trẻ.
Một số bệnh lý khác có thể gây tổn thương não và gây giảm trí nhớ như chấn thương đầu, tai biến mạch máu não, u não, viêm não siêu vi, nghiện rượu, bệnh gan, bệnh tuyến giáp… Ngoài ra với thói quen hàng ngày không phù hợp như ít vận động, thức khuya, ngủ nhiều, lười suy nghĩ khiến não bộ hoạt động kém, bị đình trệ, do vậy mà dẫn đến suy giảm trí nhớ.
3, Biểu hiện của người mắc bệnh trí nhớ kém
Một số dấu hiệu của người bị trí nhớ kém phổ biến là:
- Quên nhiều thứ như quên tên, quên lịch làm việc, quên chỗ để đồ…
- Hay hỏi lặp đi lặp lại một câu hỏi.
- Khó khăn trong việc tìm từ hoặc dùng sai từ để diễn tả.
- Không thể hoàn thành tốt những công việc được giao
- Mất tập trung, thờ ơ, thụ động với môi trường xung quanh
- Lạc đường ở những nơi quen thuộc.
- Tính cách thay đổi thất thường, hay lo âu, cáu giận, buồn bã…
Xem thêm: Trí nhớ kém: Dấu hiệu và cách điều trị
4, Cách phòng ngừa trí nhớ kém
Để điều trị trí nhớ kém, người mắc bệnh trí nhớ kém cần có chế độ ăn uống và chế độ sinh hoạt hợp lý như sau:
- Thường xuyên rèn luyện trí óc: Rèn luyện trí óc là một cách để não bộ luôn khỏe mạnh và minh mẫn hơn. Một số phương pháp rèn luyện trí nhớ tốt là: chơi nhạc cụ, chơi ô chữ, học ngoại ngữ hoặc đọc sách báo, xem ti vi để não bộ tiếp thu những kiến thức mới mẻ, thú vị hơn
- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục sẽ giúp máu và oxy lưu thông lên não tốt hơn, các cơ quan chậm lão hóa, đặc biệt là các giác quan. Nó giúp chúng ta tiếp nhận các thông tin nhanh hơn và giữ lâu hơn. Tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày còn giúp chống stress và chống các bệnh lý gây giảm trí nhớ
- Xây dựng thói quen ăn uống lành mạnh: Chế độ ăn nhiều trái cây, rau xanh, cá, trứng… Đây là thức ăn rất tốt cho não cần được chú ý trong các bữa ăn hàng ngày.
- Không uống rượu và hút thuốc lá: Người nghiện rượu lâu năm sẽ bị tổn thương não do thiếu dinh dưỡng, có nguy cơ cao bị giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, đặc biệt là bệnh teo tiểu não rất nguy hiểm khi bước vào giai đoạn trên 50 tuổi.
- Chống căng thẳng stress: Stress kéo dài có thể khiến tâm trạng trở lên lo âu và trầm cảm. Cơ thế mệt mỏi, mất tập trung, trí nhớ kém chính là hậu quả do căng thẳng gây nên. Vì vậy, hãy giữ một tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, não bộ sẽ khỏe mạnh và càng ngày càng sáng suốt hơn.
Tóm lại, trí nhớ kém hiện nay không chỉ xảy ra đối với người già mà còn là nỗi lo của giới trẻ khi hàng ngày phải đối mặt với “trăm công ngàn việc”. Tuy nhiên nếu không được chữa trị kịp thời, hơn 50% số người trí nhớ kém sẽ có nguy cơ sa sút trí tuệ 3 năm sau đó. Do đó, hãy bảo vệ não bộ trước khi quá muộn!
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn