Năm 2006, trên toàn thế giới có 26,6 triệu người mắc bệnh teo não, mất trí nhớ. Dự đoán đến năm 2050 tỷ lệ người mắc teo não sẽ rất cao (1/85 người). Vậy bệnh teo não để lại hậu quả như thế nào và tại sao cần chữa bệnh teo não, chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thăm khám để phát hiện bệnh teo não kịp thời
1, Bệnh teo não là gì?
Bệnh teo não gây ra sự suy giảm từ từ về trí nhớ ngắn hạn, dài hạn, khả năng suy nghĩ, tư duy và các kỹ năng sống, vận động thông thường. Bệnh thường xuất hiện ở những người lớn tuổi (≥ 65 tuổi), nhất là những bệnh nhân đã trải qua tai biến mạch máu não hoặc phẫu thuật chấn thương sọ não, nhưng cũng có những trường hợp nguyên phát xảy ra từ sớm ở những người trẻ tuổi. Các yếu tố nguy cơ bệnh teo não, mất trí nhớ bao gồm: tuổi, tiền sử gia đình, Hội chứng Down, chấn thương sọ não, sau tai biến mạch máu não hoặc các phẫu thuật não bộ.
2, Bệnh teo não để lại hậu quả gì?
Bệnh nhân mắc bệnh teo não thường trải qua hai giai đoạn chính sau:
Giai đoạn đầu:
Trong giai đoạn đầu triệu chứng phổ biến nhất là không có khả năng nhớ được việc vừa xảy ra. Nếu nghi ngờ bệnh teo não cần đánh giá hành vi, tác phong và kiểm tra nhận thức kết hợp với chụp cắt lớp não. Khi bệnh tiến triển, người bệnh nhầm lẫn, quên nhiều, gặp khó khăn trong sinh hoạt thường ngày. Dần dần thờ ơ các hoạt động xã hội, gia đình, thay đổi tâm trạng; mất ngôn ngữ; mất trí nhớ dài hạn; suy giảm các giác quan; tiến triển bệnh mất các chức năng sống, cuối cùng tử vong. Bệnh nhân chỉ có thể sống thêm khoảng 7 năm, một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 3%) người bệnh có thể sống thêm 14 năm kể từ khi phát bệnh.
Giai đoạn nặng:
Bệnh nhân mất tất cả các khả năng tự chăm sóc cho bản thân. Họ ăn uống khó khăn, không kiềm chế hoặc không thể kiểm soát bước đi và thường đi lang thang khỏi nhà. Mất các khả năng kiểm soát này làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như:
- Viêm phổi: Khó nuốt thức ăn và các dịch uống làm bệnh nhân dễ hít các chất này vào phổi, gây ra viêm phổi hít.
- Nhiễm trùng:Bệnh nhân thường đi tiểu không tự chủ nên phải đặt thông tiểu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường niệu, nếu không được điều trị sẽ càng nặng hơn, có thể đe dọa mạng sống bệnh nhân. Các điểm tỳ, nhất là vùng lưng, xương, 2 bên hông dễ bị lở loét do bị liệt toàn thân…
- Té ngã và các biến chứng:Người bệnh thường bị mất định hướng và dễ dàng bị vấp ngã, làm tăng nguy cơ gãy xương. Hơn nữa, té ngã thường làm chấn thương đầu nặng, như xuất huyết nội sọ, bệnh nhân phải chịu phẫu thuật nằm viện dài ngày, càng làm tăng nguy cơ huyết khối trong não, tim, phổi, loét da do tư thế,…tất cả đều đe dọa mạng sống người bệnh.
Xem thêm: Bệnh teo não có nguy hiểm không?
3, Tại sao phải chữa bệnh teo não?
Bệnh teo não có chữa được không?. Câu trả lời là chưa. Trên thế giới đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về bệnh teo não kể cả các công trình về sửa đổi gene trong hệ thống di truyền. Nhưng cho đến nay trên thế giới vẫn chưa thể chữa hết bệnh teo não. Mọi điều trị chỉ mang tính hỗ trợ cho bệnh nhân.
Ngày nay khoa học công nghệ ngày càng phát triển, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều loại thảo dược hứa hẹn trong điều trị bệnh teo não tiêu biểu là: Thạch tùng thân gập. Hoạt chất chính của thạch tùng thân gập là Huperzine A, là một Alcaloid có thể dễ dàng xuyên qua hàng rào máu não, tác động trực tiếp lên các tế bào thần kinh não bộ. Chất này được các nhà khoa học Trung Quốc cô lập lần đầu tiên vào năm 1948. Với tác dụng chính được biết đến là khả năng ức chế men Acetylcholinesterase (AchE) – tác nhân chính làm suy giảm trầm trọng Ach. 58% bệnh nhân được điều trị bằng Huperzine A có cải thiện rõ rệt về trí nhớ, nhận thức và hành vi.
Tóm lại, bệnh teo não dẫn đến phá hủy tế bào thần kinh và tổn hại mô trên toàn bộ não. Qua thời gian, não teo đi đột ngột, ảnh hưởng đến gần như toàn bộ tất cả các chức năng của nó. Nếu không điều trị sớm và kịp thời, bệnh tiến triển nhanh và gây ra những hậu quả vô cùng nặng nề không chỉ cho bản thân người bệnh mà còn là gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn