Giảm trí nhớ mất tập trung là căn bệnh gì?
Giảm trí nhớ là hiện tượng kém dần của trí nhớ và nhận thức do sự thoái hóa không ngừng của não bộ. Nhưng giảm trí nhớ mất tập trung là gì? Đâu là nguyên nhân gây ra giảm trí nhớ mất tập trung? Chúng ta cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé:
Mục lục
1, Giảm trí nhớ mất tập trung là gì?
Mất tập trung là một trong những dấu hiệu của suy giảm trí nhớ. Biểu hiện của chứng mất tập trung phổ biến là: khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin mới, trí nhớ suy giảm, rối loạn hoạt động hàng ngày và mất dần khả năng ghi nhớ trong công việc.
2, Nguyên nhân gây ra giảm trí nhớ mất tập trung
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến giảm trí nhớ mất tập trung. Trong đó, các nguyên nhân dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh giảm trí nhớ mất tập trung:
- Gốc tự do là nguyên nhân hàng đầu làm cho não hoạt động kém và gây rối loạn cho các mạch máu não. Gốc tự do tấn công làm tổn thương các tế bào thần kinh, gây rối loạn và thiếu hụt các chất dẫn truyền thần kinh, làm suy yếu chức năng của não. Mặt khác, mạch máu bị gốc tự do tấn công, làm hẹp lòng mạch, cản máu vận chuyển oxy và dưỡng chất lên đến não. Khi não bị thiếu máu, các hoạt động của não cũng sẽ bị suy giảm, dẫn đến tình trạng đãng trí, hay quên, lú lẫn…
- Nhịp sống gấp gáp, môi trường ô nhiễm và cường độ làm việc nhiều áp lực là cho người trẻ hiện nay dễ rơi vào tình trạng stress, mất ngủ, trầm cảm… Đó là những yếu tố dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ mất tập trung ngày càng nhiều.
- Suy nhược thần kinh: Mất tập trung cũng là một trong những triệu chứng của suy nhược thần kinh. Nguyên nhân của suy nhược thần kinh có thể do mất ngủ, thiếu chất dinh dưỡng, áp lực… quá nhiều có thể khiến cơ thể không thể làm việc hoặc học hành hiệu quả được.
- Các yếu tố khác như tuổi tác, di truyền, rối loạn tuyến giáp, thay đổi hoocmon, lạm dụng rượu và thuốc hoặc mắc phải các bệnh lý khác của não như: các khối u, các khối dị dạng mạch não … cũng ít nhiều tác động đến chứng mất tập trung.
Đọc tiếp: Giảm trí nhớ ở người trẻ tuổi
3, Giảm trí nhớ mất tập trung gây ra hậu quả gì?
Giảm trí nhớ mất tập trung thường gặp ở những người hoạt động trí óc nhiều. Nhiều nhân viên văn phòng thường xuyên than phiền với các bác sĩ về khả năng tập trung, đôi lúc cảm thấy đầu óc trống rỗng, lơ mơ và tư duy kém sáng tạo đi. Họ gặp khó khăn trong công việc mà trước đó vẫn làm bình thường, căng thẳng trong suy nghĩ, thời gian hoàn thành công việc chậm chạp hơn cũng như hiệu quả giảm sút rõ rệt. Bởi khi stress hoặc căng thẳng, tâm trí sẽ bị phân tán do những kích thích quá mức cần thiết dẫn đến khả năng ghi nhớ bị chèn ép, lâu dần sẽ hủy hoại cơ thể về nhiều mặt, đặc biệt là việc tác động đến não bộ khiến trí não ngày càng suy giảm và mất tập trung hơn. Stress, mệt mỏi thường xuyên xảy ra có tác hại cực kỳ nghiêm trọng đến sức khỏe và làm giảm chất lượng cuộc sống của con người. Nếu không được giải quyết được vấn đề này thì chúng ta sẽ kiệt quệ cả tinh thần lẫn thể xác, mất tập trung chú ý, mất tự tin, mất động cơ làm việc, học tập dẫn đến cảm giác thất vọng, trầm cảm, thậm chí tử vong sớm… Bên cạnh đó các chuyên gia còn cảnh báo, ngoài tác động xấu tới sức khỏe, công việc và cuộc sống, giảm trí nhớ mất tập trung còn khiến con người có nguy cơ cao mắc các bệnh sa sút trí tuệ như bệnh teo não, Alzheimer, Parkinson khi về già. Do vậy, cần theo dõi các biểu hiện ban đầu của bệnh giảm trí nhớ mất tập trung để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
4, Làm gì để khắc phục giảm trí nhớ mất tập trung?
Giảm trí nhớ mất tập trung như là một “sát thủ” âm thầm tấn công vì hầu hết người bệnh đều không thể hiện triệu chứng rõ ràng mà chỉ ảnh hưởng nhiều đến năng suất và hiệu quả làm việc, lâu dần dẫn đến các bệnh như Alzheimer, sa sút trí tuệ… Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp nhằm ngăn chặn và điều trị giảm trí nhớ mất tập trung kịp thời như sau:
- Chế độ ăn uống hợp lý giàu chất dinh dưỡng, ăn nhiều rau xanh, nhiều sắt, canxi, vitamin,… Đây là những thực phẩm rất tốt cho sức khỏe, nhất là não bộ, không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn giúp tinh thần luôn sảng khoái, thoải mái và yêu đời.
- Không uống rượu, hútthuốc lá, hạn chế stress, căng thẳng, thức đêm và thường xuyên vận động như chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, làm vườn… Việc tập thể dục thường xuyên này không chỉ giúp lưu thông máu và oxy lên não còn ngăn chặn được các bệnh vô cùng nguy hiểm như đột quỵ não, tai biến mạch máu não sau này.
- Não bộ rất cần được hoạt động đều đặn, kể cả đối với người trẻ hay người cao tuổi. Thường xuyên luyện khả năng ghi nhớ của não bằng các trò chơi trí tuệ như cờ tướng, sudoku hoặc đăng ký học ngoại ngữ, tham gia các hoạt động cộng đồng, biến công việc thành sở thích và nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý cũng như cân bằng cuộc sống để bảo vệ tốt sức khỏe nhé.
- Hiện nay, để khắc phục và điều trị bệnh giảm trí nhớ mất tập trung hiệu quả và nhanh nhất, người bệnh thường áp dụng phương pháp sử dụng các sản phẩm được bào chế từ dược thảo với nguồn gốc thiên nhiên. Những sản phẩm này thường có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn não, bảo vệ thần kinh và giúp phục hồi trí nhớ tốt.
Tóm lại, giảm trí nhớ mất tập trung sẽ rất có hại cho não bộ và sức khỏe nếu chúng ta không quan tâm và cố tình kéo dài tình trạng bệnh. Do đó khi thấy các biểu hiện giảm trí nhớ mất tập trung chúng ta nên đến các chuyên khoa thần kinh để bác sĩ trực tiếp khám, chụp phim và làm các xét nghiệm để tìm nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn diễn tiến xấu của căn bệnh gây ra.
Bài viêt liên quan
- Top 12 thực phẩm bổ não tăng cường trí nhớ bạn nên ăn
- Tổng hợp 6 cách tăng cường trí nhớ đơn giản, dễ thực hiện
- Cảnh báo: Có nên uống thuốc bổ não tăng cường trí nhớ?
- Suy giảm trí nhớ sau sinh – Nguyên nhân và cách khắc phục
- Cách khắc phục, điều trị suy giảm trí nhớ
- Những nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ và cách phòng tránh
- Suy giảm trí nhớ nên uống thuốc gì để cải thiện và điều trị