Chế độ dinh dưỡng khoa học có vai trò quan trọng trong việc phòng chống đột quỵ và tai biến mạch máu não. Dưới đây là 5 nhóm thực phẩm phòng ngừa đột quỵ não đã được các nhà khoa học trên thế giới chứng minh rất hiệu quả:
Mục lục
1, Nhóm thực phẩm giàu chất chống oxy hóa
Chúng ta đều biết rằng chất chống oxy hóa có tác dụng giúp ngăn ngừa lão hóa sớm, thúc đẩy hệ miễn dịch khỏe mạnh và giúp cơ thể ngăn ngừa bệnh tật. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa thực phẩm (Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng có mối tương quan tích cực giữa việc hấp thu chất chống oxy hóa với việc phòng chống, phục hồi chức năng não, cùng các rối loạn liên quan cho các bệnh nhân sau đột quỵ, tai biến mạch máu não. Những loại trái cây và rau củ quả giàu chất chống oxy hóa là: các loại quả mọng, nho khô, cam, rau bina, bông cải xanh, ớt chuông, củ cải đường, hành, nho, dâu tây, quả việt quất, quả anh đào, mâm xôi, mận, sơ ri… Đây là các loại thực phẩm giúp ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả bởi chúng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm viêm và ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong động mạch. Bổ sung các loại thực phẩm này mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích tốt nhất cho sức khỏe của chúng ta.
Xem thêm: Tổng quan về bệnh đột quỵ não
2, Nhóm thực phẩm giàu vitamin nhóm B
Các vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, B9, B12 là những vi chất quan trọng giúp cải thiện lưu lượng máu lên não và duy trì hệ thần kinh não bộ khỏe mạnh. Chúng ngăn chặn sự sản sinh homocystein trong máu, tránh gây ra những tổn thương về động mạch, ngăn chặn sự hình thành và gây hại của các gốc tự do gây xơ vữa động mạch. Từ đó, giảm nguy cơ bị nhồi máu cơ tim, đột quỵ não và tác động mạch ngoại vi. Theo nghiên của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, những người dùng khoảng 300 mcg vitamin B9 mỗi ngày giảm được hơn 20% nguy cơ đột quỵ và 15% nguy cơ bệnh tim so với những người dùng dưới 136 mcg một ngày.
Do đó để phòng chống bệnh đột quỵ não, trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Những thực phẩm có nhiều vitamin B1 là thịt và gan của bò, lợn, lòng đỏ trứng, rau tươi như rau dền cơm, diếp, xà lách, giá đậu xanh, tỏi… các loại đậu như đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu trắng, lạc, vừng… Vitamin B12 phổ biến trong các thực ăn có nguồn gốc động vật như thịt heo, cừu, bò, gia cầm, đặc biệt là bộ phận nội tạng như gan, tim, thận… Ngoài ra, B12 còn có trong trứng, sữa, sò ốc và một số hải sản như cua, cá hồi, tôm… Còn vitamin B9 thường có nhiều trong các thực phẩm như rau lá xanh, cà chua, các loại đậu, gạo, mỳ, và các sản phẩm từ hạt như bánh mì, ngũ cốc ăn sáng.
3, Nhóm thực phẩm giàu kali
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học gần đây cho thấy kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì chức năng não bộ hoạt động. Nếu hàm lượng kali trong cơ thể cao sẽ cho phép oxy đến não nhiều hơn, kích thích hoạt động thần kinh, tăng khả năng nhận thức. Ngoài ra kali còn đóng vai trò như một chất giãn mạch, làm cho các mạch máu thư giãn, cho phép máu lưu thông, ít bị tắc mạch và khó có khả năng gây ra một cơn đột quỵ, tai biến. Ngoài ra kali rất hữu ích trong việc điều chỉnh huyết áp, cân bằng nồng độ natri, giảm nguy cơ bệnh tim và tăng huyết áp. Một chế độ dinh dưỡng giàu kali sẽ giúp giảm nguy cơ đột quỵ 20%. Do đó trong các bữa ăn hàng ngày chúng ta có thể bổ sung thêm một số thực phẩm giàu kali như chuối, khoai tây, cà chua, măng tây… góp phần tăng cường trí nhớ, khả năng học tập, và thậm chí ngăn chăn một số bệnh liên quan đến động kinh.
4, Nhóm thực phẩm giàu magie
Magiê là một trong những khoáng chất rất quan trọng với cơ thể. Nó có tác dụng duy trì nhịp tim, ổn định chức năng thần kinh và tăng cường hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Đặc biệt, magiê được biết đến là chất có khả năng loại bỏ cục máu đông như sau các chấn thương, làm giãn mạch máu, giúp giảm thiểu và xóa dư thừa tích tụ, các mảng bám động mạch, giữ cho tim và hệ tuần hoàn khỏe mạnh. Nếu cơ thể thiếu hụt magiê có thể dẫn đến co thắt cơ, bệnh tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, rối loạn lo âu, đau nửa đầu, loãng xương, và nhồi máu não. Vì vậy, chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm chứa magiê như ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, rau xanh, đậu…giúp phòng ngừa đột quỵ, tai biến mạch máu não rất hiệu quả.
5, Nhóm thực phẩm giàu omega-3
Axit béo omega-3 là những chất béo cần thiết cho cơ thể. Theo các nghiên cứu công bố trên Tạp chí thế giới về Thần kinh học phát triển (2007), việc hấp thu omega-3 sẽ giúp ngăn chặn quá trình lão hóa của não bộ. Các chất béo bão hòa trong thực phầm chế biến gây chứng xơ vữa động mạch, làm cản trở lưu thông máu trong cơ thể. Trong khi đó chất béo omega 3 từ cá đặc biệt là cá ngừ, cá thu, cá hồi giúp cải thiện lưu lượng máu trong cơ thể, làm thành mạch máu vững chắc, ít có khả năng tạo cục máu đông. Do đó chún ta nên ăn nhiều các loại cá béo có chứa omega-3 gồm: cá ngừ Califoni, cá thu, cá mòi, các hồi… Việc bổ sung cá vào khẩu phần ăn 1-4 lần mỗi tuần có thể giảm nguy cơ đột quỵ 27%. Ngoài cá béo, các nguồn thực phẩm khác có chứa omega-3 như: quả óc chó, dầu hạt cải và hạt lanh… cũng là những thực phẩm giàu omega3 và đem lại dinh dưỡng tối ưu nhất cho cơ thể.
Xem thêm: Bài thuốc chống đột quỵ não hiệu quả
Trên đây là 5 nhóm thực phẩm ngăn chặn và phục hồi sau đột quỵ, tai biến mạch máu não tốt nhất. Bởi đột quỵ não là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể dẫn đến tàn tật và tử vong nên việc tuân thủ một chế độ dinh dưỡng khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe con người. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn đọc những thông tin hữu ích để có thể chăm sóc, bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe bản thân và gia đình của mình.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn