Sa sút trí tuệ là căn bệnh nguy hiểm, thường gặp ở người cao tuổi. Triệu chứng sa sút trí tuệ không được thể hiện một cách rõ rệt nên thường phát hiện khi bệnh đã trở nặng. Nhận thấy điều này, trong bài viết hôm nay, chuyên trang chúng tôi sẽ chỉ ra những triệu chứng cụ thể nhất của bệnh này. Mời bạn đọc tham khảo.
(Bài viết được tham khảo ý kiến của bác sỹ Nguyễn Hồng Hải – Nguyên Phó Giám đốc Bệnh Viện Y Học Cổ Truyền Hòa Bình)
I – Các triệu chứng sa sút trí tuệ phổ biến
Các triệu chứng sa sút trí tuệ phổ biến và dễ nhận biết nhất là:
-
- Suy giảm trí nhớ: Đây là triệu chứng đặc trưng và thường xuất hiện sớm ở người bệnh sa sút trí tuệ. Theo tiến trình của bệnh, mức độ suy giảm của trí nhớ sẽ tăng dần theo thời gian. Nhiều trường hợp quên cả những sự kiện mới xảy ra, thậm chí là tên, tuổi, đường về nhà…
- Rối loạn định hướng: Khả năng định hướng của người bệnh sa sút trí tuệ bị ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng. Người mắc bệnh có thể mất định hướng về không gian, địa lý…
- Rối loạn ngôn ngữ: Đây cũng là một trong những triệu chứng sa sút trí tuệ nhiều người gặp phải. Người bệnh gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp, nói lặp từ, nói lắp, phát âm không rõ ràng.
- Vong tri: Khả năng nhận biết, gọi tên đồ vật, đối tượng bị hạn chế.
- Vong hành: Hay còn gọi là rối loạn hành động, mất chức năng vận động.
- Hội chứng capgras trong sa sút trí tuệ: Người bệnh gần như mất hoàn toàn nhận thức về bản thân mình và mọi người xung quanh. Luôn có tư tưởng có ai đó giả dạng, thay thế người thân, không nhận ra mình trong gương.
II – Các triệu chứng theo giai đoạn
Triệu chứng sa sút trí tuệ ở mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những biểu hiện khác nhau. Cụ thể:
- Giai đoạn đầu: Ở giai đoạn này người bệnh thường hay bị quên, không xác định được ngày tháng và mất cân bằng, cảm thấy lạc lõng ở những nơi quen thuộc. Nhiều người thường bỏ qua triệu chứng ở giai đoạn này bởi nó không được thể hiện rõ rệt. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho nhiều người mất đi cơ hội điều trị và phục hồi bệnh do không được phát hiện sớm.
- Giai đoạn giữa: Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bắt đầu rõ ràng hơn. Người bệnh sẽ có biểu hiện khó khăn trong việc nhớ các sự kiện gần hoặc tên mọi người xung quanh và cảm thấy lạc lõng. Đôi khi gặp khó khăn trong giao tiếp, cần được người khác hỗ trợ. Một số trường hợp hay đi lang thang và không thể tự chăm sóc bản thân.
- Giai đoạn cuối: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh sa sút trí tuệ. Lúc này, người bệnh gần như mất đi hoàn toàn trí nhớ và phải sống phụ thuộc vào gia đình bởi khả năng hoạt động bị suy giảm. Ngay cả việc nhận biết thời gian, địa điểm, người thân cũng trở nên khó khăn. Đặc biệt, rất dễ bị kích động và gây hấn với mọi người xung quanh.
III – Các biến chứng của bệnh sa sút trí tuệ
Nếu không kịp thời phát hiện triệu chứng sa sút trí tuệ và không có biện pháp can thiệp, bệnh hoàn toàn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe người bệnh. Điển hình có thể kể đến một số biến chứng như:
- Thiếu hụt dinh dưỡng: Người mắc bệnh thường lười ăn và bỏ bữa do ăn không ngon miệng nên dễ dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Đây là một trong những nguyên nhân khiến cho tuổi thọ người bệnh bị suy giảm đáng kể.
- Mắc bệnh viêm phổi: Trong quá trình ăn nhai, người bệnh khó nuốt nên thức ăn dễ bị nghẹn lại và mắc vào phổi. Từ đó dẫn đến hiện tượng bị tắc thở và viêm phổi.
- Mất khả năng chăm sóc bản thân: Sa sút trí tuệ khiến người bệnh quên cả những thói quen sinh hoạt như tắm rửa, chải tóc, đánh răng, đi vệ sinh,… Lúc này, cần thiết phải có sự hỗ trợ và chăm sóc từ người thân.
- Tử vong: Giai đoạn cuối của bệnh có thể khiến người bệnh bị nhiễm trùng dẫn đến hôn mê, tử vong.
Trên đây là những triệu chứng sa sút trí tuệ mà chúng tôi tổng hợp và muốn gửi tới quý vị bạn đọc. Nếu bạn có bất kỳ biểu hiện nào cho thấy bị sa sút trí tuệ, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế thăm khám để có biện pháp can thiệp kịp thời, phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn