Đột quỵ não còn được gọi là “tai biến mạch máu não”. Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, xảy ra một cách đột ngột khi máu cung cấp đến một vùng não bị chặn lại. Khi đó, các tế bào não không được cung cấp oxy và glucose cần thiết để tồn tại bị chết đi. Nếu không được phát hiện và chữa trị sớm, tổn thương não vĩnh viễn có thể xảy ra.
Mục lục
Nguyên nhân gây ra đột quỵ não
Tùy theo từng thể đột quỵ não mà nguyên nhân khác nhau, trong đó nguyên nhân chính gây ra đột quỵ não là:
- Đột quỵ não do thiếu máu cục bộ: Có thể do huyết khối hình thành tại chỗ ngay trong lòng các mạch máu lớn nuôi não. Hoặc do huyết khối từ nơi khác trong cơ thể theo dòng máu đến não gây thuyên tắc.
- Đột quỵ não do xuất huyết não: Máu chảy từ một mạch máu bị vỡ sẽ hình thành nên một khối máu tụ gây chèn ép bên trong não (xuất huyết não) hoặc chèn ép giữa não và xương sọ (xuất huyết dưới màng nhện).
- Các nguyên nhân khác: Những nguyên nhân gây đột quỵ não hàng đầu được cho là: hút thuốc, béo phì, thiếu luyện tập, chế độ dinh dưỡng kém và huyết áp cao. Ngoài ra với những bệnh nhân có thói quen, lối sống, cũng như có các tiểu sử bệnh như tiểu đường, dư thừa chất cồn, stress và trầm cảm, rối loạn tim và mỡ máu cũng có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ não rất cao.
Đột quỵ não để lại hậu quả gì?
Các di chứng mà bệnh đột quỵ não để lại cho người bệnh là hết sức nặng nề, đặc biệt là di chứng về vận động (liệt nửa người). Ngoài ra, đột quỵ não còn có thể gây nhiều rối loạn chức năng khác kèm theo như:
- Rối loạn về ngôn ngữ: nói ngọng, nói khó, miệng méo.
- Rối loạn thị giác: mắt mờ, thị lực giảm sút mạnh
- Rối loạn cảm giác: tê bì hoặc mất cảm giác nửa người hoặc toàn thân.
- Rối loạn nhận thức: không nhận biết không gian, thời gian hay bản thân mình.
- Rối loạn cơ tròn: tiểu tiện không tự chủ.
Đa số bệnh nhân sau khi đột quỵ não sức khỏe trở lên suy yếu, sa sút tinh thần, không tự chăm sóc cho bản thân. Nhiều bệnh nhân nằm liệt giường bị lở loét các nơi bị tì đè nhiều, viêm phổi hay viêm nhiễm đường tiết niệu… Những biến chứng này có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, và để lại gánh nặng rất lớn cho gia đình cùng xã hội.
Xem thêm: Cách điều trị đột quỵ não
Dự phòng sớm giúp phòng tránh đột quỵ não
Với những người đã bị đột quỵ não lần đầu thì thường phải đối mặt với nguy cơ tái phát đột quỵ não. Theo thống kê, cứ 3 người đã từng bị đột quỵ thì có 1 người bị tái phát, kéo theo tỷ lệ tử vong và di chứng tăng cao. Chính vì vậy, theo Phó Giáo sư, bác sĩ Vũ Anh Nhị – Phó chủ tịch hội Thần kinh học Việt Nam cho biết: phòng chống đột quỵ não tiên phát là điều cần thiết nhưng phòng chống đột quỵ thứ phát xảy ra lại là yếu tố sống còn nhiều hơn bởi vì đột quỵ não lần sau luôn nặng và khó điều trị hơn lần trước. Vì vậy, điều quan trọng là chủ động phòng ngừa bệnh từ sớm bằng những phương pháp khoa học và sản phẩm hỗ trợ điều trị phù hợp:
Chế độ sinh hoạt lành mạnh:
- Thay đổi thói quen ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng
- Suy nghĩ tích cực, thoải mái, giải tỏa căng thẳng, stress
- Thường xuyên vận động như đi bộ, chạy bộ, đạp xe, bơi lội…
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ để điều trị các bệnh lý có nguy cơ gây ra đột quỵ não cao như: bệnh tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh béo phì, thừa cân…
- Đồng thời tránh mất ngủ, thiếu ngủ thường xuyên, hạn chế bia rượu, không hút thuốc lá. Và chú ý dự phòng những thời điểm dễ xảy ra đột quỵ như thời tiết nắng nóng, lạnh giá, buổi sáng và đầu đêm là những cách phòng chống đột quỵ não rất hiệu quả…
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn