Chắc hẳn chúng ta không còn xa lạ gì với căn bệnh sa sút trí tuệ, đặc biệt là căn bệnh sa sút trí tuệ mạch máu chủ yếu xuất hiện ở người lớn tuổi. Bệnh xuất hiện kèm theo các triệu chứng mất trí nhớ, lẫn lộn, khó tập trung, trầm cảm… gây ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe và tâm lý của người bị bệnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh này và chúng ta phải làm gì để đối phó với chứng bệnh sa sút trí tuệ mạch máu. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin về căn bệnh này.
Sa sút trí tuệ mạch máu gây nhiều rắc rối và khó khăn cho người mắc
Mục lục
Biểu hiện của sa sút trí tuệ mạch máu
Các biểu hiện của bệnh sa sút trí tuệ là khác nhau tùy thuộc vào phần não bị tổn thương nhưng thường là các biểu hiện
- Mất trí nhớ, lú lẫn và lúng túng
- Gặp các vấn đề về ngôn ngữ, suy giảm khả năng tổ chức
- Đi tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu không tự chủ
- Đi không vững, dễ ngã
- Tính cách và tâm trạng thay đổi thất thường
Các biểu hiện này thường bắt đầu đột ngột và thường có hiện tượng xấu đi sau các cơn đột quỵ hoặc thiếu máu não tạm thời. Chứng sa sút trí tuệ mạch máu và bệnh Alzheimer thường xảy ra cùng nhau nên chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa hai căn bệnh này.
Một số yếu tố nguy cơ gây sa sút trí tuệ mạch máu
Có nhiều yếu tố nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu, dưới đây là một số yêu tố phổ biến:
Yếu tố lớn tuổi: Tuổi tác là nguy cơ lớn nhất va không có gì thay đổi được. Sa sút trí tuệ mạch máu thường hiếm gặp trước tuổi 65 nhưng lại gặp nhiều ở tuổi 70 và số lượng tăng hơn ở tuổi 80 và 90.
Yếu tố lịch sử đột quỵ: Nếu đã có lịch sử bị đột quỵ thì nguy cơ bị sa sút trí tuệ mạch máu sẽ cao hơn bình thường
Yếu tố xơ vữa động mạch: Khi các mảng bám tích tụ trong động mạch gây nên tình trạng xơ vữa đồng thời làm hẹp các mạch máu dẫn đến tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu.
Yếu tố huyết áp: Huyết áp tăng gây áp lực lên các mạch máu bao gồm cả mạch máu não dẫn đến nguy cơ sa sút trí tuệ
Yếu tố bệnh tiểu đường: Mắc bệnh tiểu đường thì nồng độ glucose trong máu sẽ cao ảnh hưởng xấu tới các mạch máu trong cơ thể, tăng nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ mạch máu.
Yếu tố khói thuốc: Hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch, một trong những yếu tố nguy hiểm dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu.
Yếu tố cholesterol: Hàm lượng cholesterol xấu tăng cao làm hẹp động mạch là nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu
Hàm lượng cholesterol xấu tăng cao cũng là yếu tố gây sa sút trí tuệ mạch máu
Làm gì để đối phó, hỗ trợ chứng bệnh sa sút trí tuệ mạch máu
Người mắc bệnh sa sút trí tuệ mạch máu sẽ gặp rất nhiều rắc rối và khó khăn với cuộc sống và môi trường bên ngoài vì vậy người chăm sóc cần cho người bệnh làm quen với môi trường xung quanh đồng thời đoán trước được những việc mà người bệnh định làm như vậy vừa hữu ích cho người bệnh vừa dễ dàng hơn cho người chăm sóc. Ngoài ra một số thứ sau có thể trợ giúp người bệnh:
- Giúp người bệnh định hướng giờ giấc và ngày tháng thì có thể dùng đến lịch và đồng hồ
- Người nhà luôn để ý và biết những công việc mà người bệnh đang làm
- Để tivi hoặc radio trong phòng nhằm kích thích khả năng nghe, nhìn của người bệnh
- Cho người bệnh tham gia các hoạt động như đi bộ, thể dục… cùng sự hỗ trợ của người thân
Để chăm sóc người mắc chứng sa sút trí tuệ mạch máu đòi hỏi người chăm sóc cần có sức khỏe tốt, có hiểu biết về chứng bệnh…vì công việc này rất vất và dễ gây ra nhiều căng thẳng, lo lắng.
Hạn chế sa sút trí tuệ mạch máu
Để hạn chế mắc chứng sa sút trí tuệ mạch máu chúng ta cần thay đổi các yếu tố là nguy cơ gây bệnh
Thứ nhất là luôn giữ cho áp lực máu khỏe mạnh: Huyết áp bình thường, khỏe mạnh sẽ hạn chế tổn thương cho các mạch máu dẫn đến giảm đột quỵ, hạn chế sa sút trí tuệ mạch máu
Từ bỏ thuốc lá là phương pháp hữu hiệu ngăn ngừa sa sút trí tuệ mạch máu
Thứ hai là không hút thuốc lá: bỏ thuốc lá là phương pháp hạn chế nguy cơ xơ vữa động mạch, một trong những nguy cơ gây nên chứng sa sút trí tuệ
Thứ ba là ngăn ngừa hoặc kiểm soát bệnh tiểu đường: Có chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp để tránh mắc tiểu đường. Nếu đã mắc tiểu đường thì cần lưu ý kiểm soát lượng đường trong máu, hạn chế tối đa tổn thương mạch máu.
Thứ tư là luôn giữ hàm lượng cholesterol trong máu bình thường bằng việc ăn uống lành mạnh, có thể dùng thuốc để hạ cholesterol.
Ngoài ra ăn uống sinh hoạt lành mạnh, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, giữ cho cơ thể khỏe mạnh là phương pháp chế hạn tối ưu mọi bệnh tật trong đó có cả sa sút trí tuệ mạch máu.
Trên đây là một số thông tin về căn bệnh sa sút trí tuệ mạch máu, hi vọng các thông tin này giúp mọi người có cái nhìn sâu sắc hơn về căn bệnh đồng thời có những cách đối phó và phương pháp hạn chế bệnh phù hợp.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn