Sa sút trí tuệ là một chứng bệnh thường gặp và có ảnh hưởng không tốt thậm chí là trầm trọng ở người lớn tuổi, đó là sự suy giảm chức năng trí tuệ và nhận thức dẫn đến giảm khả năng hoạt động sống của người bệnh. Sa sút trí tuệ do mạch máu là sự suy giảm trong chức năng nhận thức do các vấn đề ở mạch máu não gây ra. Số lượng người mắc bệnh ngày càng có nguy cơ tăng theo tuổi. Vậy sa sút trí tuệ do mạch máu là căn bệnh như thế nào? Nó có nguy hiểm hay không? Mời các bạn hãy cùng chúng tôi cùng tìm hiểu về căn bệnh này qua bài viết dưới đây.
Sa sút trí tuệ mạch máu thường xuất hiện ở người lớn tuổi
Mục lục
Sa sút trí tuệ do mạch máu là gì?
Sa sút trí tuệ do mạch máu là sự suy giảm trong chức năng nhận thức do các vấn đề gây ra bởi các mạch máu nuôi dưỡng não. Các mạch máu này trong một số trường hợp sẽ bị chặn và gây nên một cơn đột quỵ. Tuy nhiên không phải tất cả các đột quỵ đều gây nên sa sút trí tuệ mạch máu mà còn phải tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của đột quỵ, nơi xảy ra đột quỵ, phần não bị ảnh hưởng. Ngoài ra sa sút trí tuệ mạch máu cũng có thể xảy ra do mạch máu trong não bị hẹp dẫn đến giảm lưu lượng máu truyền đến các phần của não bộ.
Sa sút trí tuệ mạch máu chiếm từ 1 đến 4 phần trăm ở những người trên 65 tuổi và ngày càng có nguy cơ tăng cao hơn. Phương pháp điều trị sa sút trí tuệ không có sẵn nên phòng chống bệnh là rất quan trọng.
Nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máu
Một số nguyên nhân có thể gây nên sa sút trí tuệ mạch máu:
Thứ nhất sa sút trí tuệ mạch máu não có thể do tắc nghẽn các mạch máu trong não: Tắc nghẽn hoàn toàn các động mạch trong não thường gây ra đột quỵ hay còn gọi là nhồi máu, tuy nhiên cũng có một số tắc nghẽn không tạo ra triệu chứng đột quỵ. Nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu gia tăng do số lượng nhồi máu não gia tăng theo thời gian. Một số các sa sút trí tuệ mạch máu còn được gọi là nhồi máu mất trí nhớ. Ngoài ra các bệnh về tim như nhịp tim bất thường, rung nhĩ… cũng làm tăng nguy cơ nhồi máu não.
Tắc mạch máu não là một trong những nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máu
Thứ hai các mạch máu não bị thu hẹp cũng là nguyên nhân gây nên sa sút trí tuệ mạch máu. Nhiều khi sa sút trí tuệ mạch máu xảy ra không có sự tắc nghẽn động mạch, nó có thể do mạch máu bị thu hẹp dẫn đến lượng oxy và dinh dưỡng cung cấp cho não không đủ.
Thứ ba là do huyết áp thấp nhiều
Thứ tư sa sút trí tuệ mạch máu có thể bị gây ra do xuất huyết não dẫn đến thiệt hại não.
Ngoài ra do các mạch máu bị tổn hại từ các rối loạn như lupus ban đỏ, viêm động mạch thái dương
Triệu chứng sa sút trí tuệ mạch máu
Các triệu chứng của sa sút trí tuệ mạch máu thường bắt đầu rất đột ngột và có thể sẽ xấu đi sau một loạt các cơn đột quỵ hoặc thiếu máu não tạm thời. Trong một số trường hợp bệnh phát triển dần dần và dễ bị nhầm lẫn với bệnh Alzheimer vì hai rối loạn này thường xảy ra với nhau. Tùy vào phần não bộ bị ảnh hưởng mà triệu chứng sa sút trí tuệ mạch máu có thể khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện mà người bệnh có thể gặp phải:
- Gặp vấn đề với bộ nhớ, lẫn lộn, mất trí nhớ
- Khó lập kế hoạch trước, suy giảm khả năng tổ chức, suy nghĩ, hành động
- Gặp khó khăn về trình bày, chi tiết tuần tự, tập trung chú ý kém
- Khó ngủ, trầm cảm
- Đi tiểu nhiều, tiểu không kiểm soát
- Dáng đi không vững
Nguy cơ dẫn đến sa sút trí tuệ mạch máu
Có nhiều nguy cơ dẫn đến căn bệnh này, dưới đây là các nguy cơ phổ biến:
- Nguy cơ tuổi tác: Đây là nguy cơ lớn nhất, rối loạn này thường xuất hiện sau tuổi 65, những người tuổi 80 đến 90 sẽ bị nặng hơn những người tuổi 70.
- Do lịch sử đột quỵ: Các tổn thương não do đột quỵ sẽ làm tăng nguy cơ mất trí nhớ mạch máu
- Tăng huyết áp: Huyết áp tăng gây áp lực lên các mạch máu, ảnh hưởng không tốt đến hoạt động của các mạch máu não dễ gây sa sút trí tuệ
- Xơ vữa động mạch: Khi các mảng bám tích tụ trong động mạch gây nên tình trạng xơ vữa dẫn đến các mạch máu bị thu hẹp bao gồm cả các mạch máu não, điều này sẽ làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu.
- Tiểu đường: Khi bị tiểu đường, nồng độ glucose trong máu cao sẽ ảnh hưởng không tốt tới hoạt động của các mạch máu làm tăng nguy cơ đột quỵ và sa sút trí tuệ.
- Hàm lượng Cholesterol cao: Cholesterol tăng cao có thể tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu và một số nguy cơ bệnh khác như Alzheimer…
- Hút thuốc: Các chất độc trong khói thuốc làm tăng nguy cơ xơ cứng động mạch đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu.
Hút thuốc làm tăng nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu
Phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu
Vì sa sút trí tuệ mạch máu không có sẵn phương pháp chữa trị cụ thể nên phòng bệnh vẫn là quan trọng. Dựa vào từng nguy cơ gây bệnh mà ta có các phương pháp phòng chống bệnh như sau:
- Luôn giữ cho áp lực máu khỏe mạnh: Giữ huyết áp ở mức bình thường, ổn định giúp ngăn ngừa sa sút trí tuệ mạch máu.
- Ngăn ngừa, kiểm soát bệnh tiểu đường: Để tránh bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn uống và tập thể dục hợp lý, nâng cao sức khỏe, hạn chế nguy có sa sút trí tuệ mạch máu. Nếu đã mắc tiểu đường thì nên kiểm soát lượng đường trong máu đến mức hợp lý để giảm tối đa tổn thương cho mạch máu.
- Giữ mức cholesterol bình thường bằng chế độ ăn uống hoặc thuốc để giảm nguy cơ sa sút trí tuệ mạch máu não
- Không hút thuốc: Các loại thuốc lá đều có ảnh hưởng không tốt đến tim mạch nên bỏ thuốc chính là một phương pháp phòng chống sa sút trí tuệ mạch máu hiệu quả.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn