Sa sút trí tuệ là bệnh rối loạn thần kinh dẫn đến việc suy giảm trí nhớ, mất trí ngắn hạn thường xảy ra ở người cao tuổi có thể gọi nôm na là lú lẫn ở tuổi già. Bệnh nhân khi mắc phải sa sút trí tuệ cần được chăm sóc và người chăm sóc đòi hỏi tính bền bỉ kiên nhẫn. Dưới đây là những lời khuyên bổ ích về cách chăm sóc người bệnh:
Ăn uống
Vì người bệnh sa sút trí tuệ có trí nhớ không ổn định lúc nhớ lúc quên chính vì vậy để an toàn cho người bệnh cần loại bỏ các loại gây hỏa như bật lửa, diêm và không cho bệnh nhân can dự vào việc nấu nướng để tránh người bệnh bị thương hoặc gây hỏa hoạn.
Do lúc nhớ lúc quên chính vì vậy mà người bệnh có khi vừa ăn đã kêu đói, chưa ăn kêu ăn rồi chính vì thế người chăm sóc cần nhắc nhở giờ ăn với người bệnh. Dọn từng món ăn một để tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm, không biết lựa món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau.
Việc quên cách dùng đũa thìa rất dễ có thể xảy ra với người mắc sa sút trú tuệ chính vì vậy có thể để người bệnh ăn các món bằng tay.
Chia nhỏ bữa ăn để giúp người bệnh ăn được nhiều vì có thể trong bữa ăn họ không chịu ngồi yên.
Cần cung cấp cho bệnh nhân đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt Là các acid béo; các loại vitamin B1, C; một số yếu tố vi lượng cần thiết khác như: kẽm. sắt, kali, calci…
Xem thêm: “Các dạng bệnh lý sa sút trí tuệ”
Giấc ngủ
Để người bệnh có giấc ngủ ngon có thể:
- Khuyến khích bệnh nhân tham gia nhiều sinh hoạt vào ban ngày
- Giới hạn giấc ngủ ngày
- Không nên cho bệnh nhân uống nhiều thuốc ngủ
- Tránh việc uống nhiều nước vào chiều tối để bệnh nhân có giấc ngủ dài không để họ thức dậy đi vệ sinh đêm.
Uống thuốc
Đa số người mắc sa sút trí tuệ không tự chịu uống thuốc một cách ngoan ngoãn chính vì vậy có thể:
- Nghiền nhỏ thuốc pha trộn lẫn trong thức ăn, nước trái cây
- Dỗ dành như dỗ trẻ
- Không để người bệnh tự lấy thuố uống
- Giúp người bệnh uống thuốc đúng giờ và đúng liều lượng
Ngoài ra do việc rối loạn não bộ, mà trí nhớ người bệnh không được minh mẫn để hạn chế rủi ro người bệnh uống nhầm thuốc nhầm liều lượng các loại thuốc men cần được cất giữ và khóa cẩn thận tránh tầm với và tầm mắt người bệnh.
Đồ mặc
Để tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh, nên lựa chọn các loại quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít cúc, móc rắc rối. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày.
Lựa chọn loại dép đi thuận tiện hoặc giàu không dây cột hoặc có vải dính, vì đôi khi họ quên cách cột dây giày.
Vệ sinh
Tắm rửa với người sa sút trí tuệ sẽ như một đứa con nít chính vì vậy họ hay nghịch rỡn như trẻ thơ, đôi khi vùng vằng không chịu tắm, do đó nên cần lựa ý, với trường hợp có thể làm chủ thì để họ tự tắm, tôn trọng sự riêng tư. Đối với trường hợp bệnh nặng thì cần phải có người trông chừng tắm cho họ. Bên cạnh đó nên dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm để tránh té ngã.
Đôi khi người mắc sa sút trí tuệ không làm chủ được vệ sinh cá nhân của bản thân chính vì vậy cần có sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Có thể họ cần dùng đến bô hoặc đóng bỉm.
Tránh thất lạc
Do trí nhớ họ gặp vấn đề chính vì vậy định hướng của họ sẽ không được tốt, có khi quên đường đi là chuyện bình thường chính vì vậy nên để trên người bệnh nhân mang vòng tay, vòng cổ có ghi tên họ, địa chỉ, số điện thoại liên lạc. Nên nhờ hàng xóm để ý nếu thấy bệnh nhân ra khỏi nhà.
Chuyện họ ra khỏi nhà không mang theo chìa khóa hoặc đánh mất chìa rất dễ xảy ra chính vì vậy cần lắp gắn hệ thống báo động cửa ra vào.
Tâm lý người bệnh
Người mắc bệnh nếu không được điều trị chăm sóc kịp thời bệnh sẽ ngày càng nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng tự chăm sóc cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Đây là lúc người thân vừa đau lòng, vừa khó xử. Nếu tỏ ra khó khăn với bệnh nhân thì lại càng làm họ bực tức, chống đối nhiều hơn. Nên nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bệnh với lời nói ngắn, gọn, rõ ràng.
Tạo không gian đầm ấm
Ngôi nhà chính là nơi đầm ấm nhất và dễ kích động trí nhớ nhất của người bệnh chính vì vậy nên:
- Trưng bày hình ảnh kỷ niệm xưa ở chỗ dễ thấy, nhất là những tấm hình gợi lại sự thành công trước đây của người thân, hình sinh nhật, cưới hỏi, họp bạn.
- Treo đồng hồ, lịch chữ to để nhắc nhở ngày tháng, thời gian.
- Phòng ở đầy đủ ánh sáng, ít đồ đạc, để dễ đi lại, tránh ngã té.
- Con cháu tới thăm hỏi thường nhật, nhất là trẻ thơ vì chúng mang lợi ích cho mọi tuổi.
Thể dục thể thao
- Động viên bệnh nhân tham gia các hoạt động thể dục nhằm nâng cao sức khỏe, những hoạt động có tác dụng đối với tâm lý như: chăm sóc hoa, nuôi cá, võ, đi bộ… Ngoài ra còn có thể đọc báo, nghe đài, xem vô tuyến…
- Tăng cường khả năng tập luyện của bệnh nhân, chú ý đến khả năng tự lý giải trong sinh hoạt, giúp bệnh nhân tăng cường giao lưu, tham gia các hoạt động xã hội; tập luyện khả năng tư duy, ghi nhớ, tính toán… Qua đó làm tăng khả năng tư duy và cải thiện lời nói của bệnh nhân.
Bệnh nhân sa sút trí tuệ bị mất khả năng ghi nhớ, tự chăm sóc bản thân ở các mức độ khác nhau gây khó khăn cho các hoạt động thường ngày từ sinh hoạt cá nhân đến các quan hệ xã hội. Chính vì vậy chăm sóc người bệnh đúng cách sẽ góp phần cải thiện các triệu chứng của bệnh.
Hoặc kết nối qua Zalo: 0789894105 để được tư vấn